Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Trường THCS Đạ Long

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Bước đầu làm quen với thể loại tùy bút thời kỳ trung đại

 - Cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tùy bút trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

- Thấy được đặc điểm nghệ thuật độc đáo của truyện

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức: - Sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại

- Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh

- Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại

 - Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê – Trịnh

3. Thái độ: Giáo dục HS có cách nhìn đúng đắn với thói xa hoa, sự nhũng nhiễu của quan lại, vua chúa thời phong kiến

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 5 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :5 Ngày soạn: 14/09/2013 Tiết PPCT: 21 Ngày dạy: 16/09/2013 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM Văn bản: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Vũ Trung tùy bút - Phạm Đình Hổ ) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Bước đầu làm quen với thể loại tùy bút thời kỳ trung đại - Cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tùy bút trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Thấy được đặc điểm nghệ thuật độc đáo của truyện B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tùy bút thời kì trung đại ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản tùy bút thời trung đại - Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê – Trịnh 3. Thái độ: Giáo dục HS có cách nhìn đúng đắn với thói xa hoa, sự nhũng nhiễu của quan lại, vua chúa thời phong kiến C.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp tái hiện, đọc hiểu, giải thích - minh họa, giảng bình, thảo luận nhóm.. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1 :…………………………………………………….. 9A2: ……………………………………………………. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Em hãy liệt kê những chi tiết nói về đức tính tốt đẹp của Vũ Nương? Sau khi đọc xong tác phẩm em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây? 3. Bài mới: Vào TK XVI-XVII, các tập đoàn phong kiến Lê - Mạc - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, tình hình đất nước rối ren. Ở Đàng ngoài các thế hệ nhà Trịnh lần lượt lên ngôi chúa (1545-1786). Vào năm 1767, Thịnh Vương Trịnh Sâm lên ngôi, ban đầu vốn là con người “cứng rắn, thông minh, quyết đoán, sáng suốt trí tuệ hơn người ». Nhưng khi đã dẹp yên các phe phái chống đối lập lại kỉ cương thì dần sinh kiêu căng, chỉ ăn chơi xa hoa, say mê cung phi Đặng Thị Huệ phế con trưởng (Trịnh Tông-là con của Qúi phi Dương Ngọc Hoàn ) lập con thứ, gây nhiều biến động...Vậy chốn phủ chúa với hiện thực cuộc sống diễn ra như thế nào, bài học hôm nay sẽ giúp các em rõ hơn? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG (10’) GV: Dựa vào chú thích, HS trình bày những hiểu biết của mình về về tác giả Phạm Đình Hổ? HS nhìn chú thích và trả lời, GV: Còn gọi là ông Chiêu Hổ với những giai thoại hoạ thơ cùng Hồ Xuân Hương, từng là sinh đồ Quốc Tử giám, 2 tác phẩm có giá trị là “Vũ trung tuỳ bút”,“Tang thương ngũ lục” Ông sống trong thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên có tư tưởng muốn ẩn cư và sáng tác văn chương, khảo cứu nhiều lĩnh vực. - Thơ văn của ông chủ yếu kí thác tâm sự bất đắc chí của một nho sinh không gặp thời. GV: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ” thuộc thể loại nào? Thế nào là “Vũ trung tùy bút”? HS trả lời, GV nhận xét GV: Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào? HS trả lời, GV nhận xét ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (25’) GV : Hướng dẫn HS đọc (Giọng đọc bình thản, chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo) Nhận xét giọng đọc của học sinh. GV: Dựa vào phần chú thích, giải thích ngắn gọn các từ khó (GV-HS:Cùng giải thích) GV: Nhận xét về bố cục của văn bản? HS : Trình bày ý kiến. GV nhận xét * HS đọc đoạn 1 GV Những cuộc đi chơi của Trịnh Sâm được tác giả miêu tả như thế nào? Chú ý nhứng thú chơi…, thủ đoạn Nhận xét gì về ngôi kể? HS: thảo luận trả lời ? GV chốt ý * HS : Đọc đoạn 2 GV: Dựa thế chúa, bọn hoạn quan thái giám đã làm gì? Thủ đoạn của chúng được gọi Ntn? GV :Vì sao chúng có thể làm được như vậy? GV: Những hành động của chúng làm người dân như thế nào? HS Tìm hiểu trả lời GV:Chi tiết cuối đoạn tác giả nêu ra nhằm mục đích gì? (Mẹ tác giả tự tay chặt cây?) GV: Em có nhận xét như thế nào về cách miêu tả của tác giả? So với đoạn trên có gì khác? GV: Thái độ của tác giả được biểu hiện ra sao? Cách kể tả của tác giả như thế nào ? GV chốt ý GV: Em hiểu câu: “Kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” hàm ý gì? Lịch sử đã chứng minh lời đoán này như thế nào? (GV gợi ý: câu văn đó có phải là lời dự đoán của tác giả khôn ? Lời dự đoán đó Ntn ?) GV: Qua câu chuyện em có thể khái quát nguyên nhân khiến chính quyền Lê-Trịnh suy tàn và sụp đổ không thể cứu vãn là gì? GV: Đặc sắc nghệ thuật của bài văn là ở điểm nào? GV: Từ đó có thể khái quát chủ đề tư tưởng và nghệ thuật của văn bản? GV: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thể loại tuỳ bút, với truyện? HS tìm hiểu trả lời, GV nhận xét và kẻ bảng so sánh HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (5’) GV gợi và hướng dẫn HS hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản: kẻ thức giả, triệu bất tường,… I.GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: Phạm Đình Hổ (1768 - 1839). 2.Tác phẩm: a. Xuất xứ: trích trong “Vũ trung tùy bút” – là một trong những áng văn xuôi giàu chất hiện thực b. Thể loại: tùy bút - Vũ trung tùy bút (tùy bút viết trong những ngày mưa), viết đầu thời Nguyễn. Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống như nghi lễ, phong tục, tập quán, những sự việc xảy ra trong đời sống, những nghiên cứu về địa lí, lịch sử, xã hội… c.Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1.Đọc – Tìm hiểu từ khó: 2.Tìm hiểu văn bản: a.Bố cục: 2 phần: - Đoạn 1: Từ đầu-> “triệu bất tường...(Cuộc sống xa hoa hưởng lạc của Trịnh Sâm) - Đoạn 2 :Còn lại (Lũ hoạn quan mượn gió bẻ măng) b.Phân tích: b1. Cuộc sống hưởng thụ của Trịnh Sâm : - Thú chơi đèn đuốc, bày đặt nghi lễ, xây dựng đền đài, đi chơi liên miên, huy động người phục dịch, bày nhiều trò lố lăng tốn kém,… -> Cuộc sống của xa hoa của nhà chúa - Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh….Vua thu lấy sản vật quý từ khắp kinh thành đem về tô điểm nơi phủ chúa ỷ thế để cướp đoạt những của quý trong thiên hạ. => Tác giả lựa chọn ngôi kể với sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc, con người b2.Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại: - Ra ngoài doạ dẫm, dò xét tìm đồ quí hiếm để chiếm đoạt cướp đi hoặc tống tiền nhân dân,… + Thủ đoạn: mượn gió bẻ măng, bịa đặt, vu khống.. + Hành động: dọa dẫm, cướp, tống tiền,… =>Miêu tả sinh động: Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại được lộ rõ. Mọi phiền hà, thống khổ đều trút lên đầu người dân. b3. Thái độ của tác giả: - Thể hiện qua giọng điệu, từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại ( Mẹ tác giả tự chặt cây sợ tai vạ ập đến, kẻ thức giả, triệu bất tường..) - Câu văn thể hiện thái độ dự đoán của tác giả trước cảnh xa hoa, dâm đãng của bọn vua chúa => Ngôn ngữ khách quan, tăng tính chân thực, thái độ bất bình của tác giả 3. Tổng kết: a Nghệ thuật: - Lựa chọn ngôi kể phù hợp, sự việc tiêu biểu. - Miêu tả sinh động. - Sử dụng ngôn ngữ khách quan. b. Nội dung: Cuộc sống xa hoa của chúa trịnh và thói nhũng nhiễu của bọn quan lại. * Ý nghĩa văn bản: Hiện thực lịch sử và thái độ của “ kẻ thức giả” trước những vấn đề của đời sống xã hội 4.Luyện tập: Tuỳ bút Truyện -Cốt truyện đơn giản, mờ nhạt,…. - Kết cấu lỏng lẻo tuỳ cảm xúc người viết. - Giàu cảm xúc, chủ quan. - Chi tiết sự việc chân thực,… - Thuộc loại tự sự, văn xuôi có chi tiết, sự việc, nhân vật, - Phải có cốt truyện, phức tạp, lắt léo. - Kết cấu chặt chẽ, có dụng ý nghệ thuật. - Tính cảm xúc, chủ quan được thể hiện kín đáo. - Chi tiết sự việc được hư cấu. III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Tìm đọc một số tư liệu về tác phẩmVũ trung tùy bút. Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản - Học và nắm nội dung, thể loại tùy bút.. - Chuẩn bị: “Hoàng Lê nhất thống chí” E. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................. ******************************* Tuần :5 Ngày soạn: 214/09/2013 Tiết PPCT: 22-23 Ngày dạy: 16/09/2013 Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ Hồi thứ mười bốn (trích) - Ngô Gia Văn Phái A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyêt chương hồi - Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc QuangTrung - Nguyễn Huệ - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi - Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: QuangTrung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi 2. Kỹ năng: - Quan sát các sự việc được kể trên bản đồ - Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những văn bản liên quan 3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về truyền thống ngoại xâm kiên cường của cha ông C.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp tái hiện, giải thích - minh họa, giảng bình, thảo luận nhóm.. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 9A1 :…………………………………………………….. 9A2: ……………………………………………………. 2. Kiểm tra bài cũ: Nguyễn Dữ gửi gắm tư tưởng gì khi viết “ Chuyện người con gái Nam Xương”? 3. Bài mới: Cuối TK 18 - đầu TK 19 lịch sử nước ta có nhiều biến động. Khởi đầu là sự sa đoạ thối nát của các tập đoàn phong kiến, các ông vua thời Lê - Mạc bất lực, vua Lê Hiển Tông chắp tay rũ áo, phủ chúa Trịnh Sâm ăn chơi xa hoa hoang dâm vô độ gây nên loạn, sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến xảy ra...Cuộc nổi dậy của phong trào Tây Sơn là một tất yếu trong lịch sử. Đứng đầu là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ, đã đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi. Chúng ta cùng đi vào bài học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG GV: Dựa vào chú thích (*), hãy giới thiệu về tác giả của văn bản ? GV: Khái quát tình hình lịch sử nước ta vào thời điểm này như sau: Nửa cuối XVIII, nửa đầu XIX, xã hội Việt Nam có nhiều biến động lịch sử: sự khủng hoảng của chế độ phong kiến, mưu đồ của kẻ xâm lược năm 1788 quân Thanh mượn cớ sang giúp nhà Lê xâm lược nước ta. Nguyễn Huệ ra Bắc lần 3 đánh tan và lên ngôi hoàng đế. GV: Nêu xuất xứ, thể loại của đoạn trích? HS trả lời, GV nhận xét GV: (Toàn truyện gồm 17 hồi, đầu hồi là 2 câu thơ bảy tiếng, mỗi câu tóm tắt mộ sự kiện chủ yếu sẽ kể trong hồi, kết hồi thường là 2 câu thơ và câu: Muốn biết việc sau thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN GV : Hướng dẫn HS đọc (Giọng đọc 2 câu thơ mở đầu, lời nói của quần thần, vua..) Nhận xét giọng đọc của học sinh. GV: Dựa vào phần chú thích, giải thích ngắn gọn các từ khó (GV-HS:Cùng giải thích) GV: Em hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung đoạn trích? GV: Nhận xét về bố cục của văn bản? HS : Trình bày ý kiến. GV nhận xét HẾT TIẾT 24 CHUYỂN TIÊT 25: *HS: Đọc đoạn 1 (Từ đầu->“Năm Mậu Thân”) GV: Khi nhận được tin cấp báo của Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết, giặc đã tràn sang thì Nguyễn Huệ đã có phản ứng gì? Sau đó ông đã làm gì? Điều đó cho thấy ông là người như thế nào ? HS thảo luận nhóm 5 phút - 4 nhóm Các nhóm nhận xét. GV chốt ý *HS: Đọc đoạn 2 (Tiếp…“kéo vào thành”) GV: Cuộc hành quân thần tốc diễn như thế nào? Qua đó ta thấy ông là người như thế nào? HS Tìm kiếm trả lời GV: Qua những lời phủ dụ của vua Quang Trung trong buổi duyệt binh lớn ở Nghệ An với bọn Sở, Lân, Ngô Thì Nhậm và cuộc trò chuyện với cống sĩ La Sơn chứng tỏ nhà vua còn có phẩm chất gì? Gv: Lời hịch ngắn gọn: Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phạt. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng tri hữu chủ. GV: Lời phủ dụ với các quan tướng cận thần chứng tỏ ông là người lãnh đạo ra sao? (Từ đấu đến cuối Nguyễn Huệ luôn tỏ ra là con người có hành động mạnh mẽ, nhanh nhẹn, quả quyết, xông xáo và có chủ đích rõ ràng, nhưng không phải là xốc nổi và độc đoán, mà có tính toán trước sau, có tham khảo ý kiến những cộng sự, những người giúp việc) GV: Tìm những chi tiết chứng tỏ tài dùng binh và chỉ huy của vua Quang Trung trong trận chiến năm Kỉ Dậu? HS : suy nghĩ trả lời. GV chốt GV: Hình ảnh vua Quang Trung trong chiến trận được miêu tả như thế nào? (Vua Quang Trung là một tổng chỉ huy thực thụ: Định ra kế hoạch, cách tiến đánh từng trận cụ thể, tổ chức hành quân bất chấp nguy hiểm) * HS : Đọc đoạn 2 GV: Hình ảnh Tôn Sĩ Nghị được miêu tả như thế nào? GV: Số phận triều đình bán nước (vua Lê ) như thế nào? HS : tìm kiếm chi tiết và trả lời GV: Em có nhận xét như thế nào về lời kể, tả của tác giả ở đoạn văn này? GV: Taị sao tác giả vốn trung thành với nhà Lê, không mấy cảm tình với Tây Sơn thậm chí xem Tây Sơn như giặc mà tác giả vẫn viết về Quang Trung và những chiến công của đoàn quân áo vải một cách cảm tình đầy hào hứng? (GV: Đó là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến trực tiếp, là những người trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng, nên các ông không thể không tôn trọng lịch sử.Mặt khác, các ông cũng thấy rõ sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của vua, chúa thời Lê - Trịnh) GV: Từ đó có thể khái quát chủ đề tư tưởng và nghệ thuật của văn bản? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi và hướng dẫn HS hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản: - Đốc xuất đại binh: Chỉ huy, cổ vũ đoàn quân lớn. - Chính vị hiệu: làm cho cương vị rõ ràng - Thụ phong: nhận sắc ………. I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: Ngô Gia Văn Phái gồm những tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì – dòng họ nổi tiếng về văn học lúc bấy giờ - ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai (nay thuộc Hà Nội) - Có hai tác giả chính: Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du 2.Tác phẩm: a. Xuất xứ: trích trong hồi thứ 14/17 hồi “Hoàng Lê nhất thống chí”: ghi chép về sự việc thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh - Đoạn trích là hồi thứ 14/17 hồi b. Thể loại: tiểu thuyết chương hồi, viết bằng chữ Hán. Là cuốn tiểu thuyết lịch sử có quy mô lớn, phản ánh những biến động lịch sử nước nhà từ cuối XVIII -> những năm đầu XIX II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1.Đọc – Tìm hiểu từ khó: *Tóm tắt: Quân Thanh kéo vào chiếm nước ta một cách dễ dàng, được tin cấp báo. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh đánh giặc (mùa xuân 1789). Cuộc tiến quân thần tốc và những thắng lợi vẻ vang. Sự thất bại thảm hại của bọn xâm lược và lũ bán nước Lê Chiêu Thống. 2.Tìm hiểu văn bản: a.Bố cục: 3 phần: + P1: Quân Thanh kéo vào Thăng Long -> Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và cầm quân dẹp giặc. + P2: Tiếp…“kéo vào thành” -> Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung. + P3: Còn lại -> Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống. b.Phân tích: b1.Hình ảnh vua Quang Trung - Nguyễn Huệ: * Khi nghe tin quân Thanh đến Thăng Long: - Bắc Bình Vương giận lắm, họp các tướng sĩ, định cầm quân đi ngay, mọi người khuyên - Ngày 20,22,24/11, Nguyễn Huệ cho lập đàn tế cáo trời đất và lên ngôi hoàng đế, xuất quân ra Bắc (ngày 25 /12 năm Mậu Thân – 1788) -> Hành động nhanh nhẹn, mạnh mẽ, quả quyết * Cuộc hành quân thần tốc: - Tiến quân ra Bắc, gặp Nguyễn Thiếp - Hành quân thần tốc với phương tiện thô sơ (hai người khiên một người – vừa đi vừa chạy), tuyển mộ binh lính, duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ: + Lời dụ ở trấn Nghệ An: Ngắn gọn, hào hùng, kích động tinh thần tướng sĩ quyết tâm đánh giặc. + Lời phủ dụ với quan tướng thân cận: Ông là người lãnh đạo độ lượng, công minh. ->Ông là người có tính toán trước sau, có tham khảo ý kiến cộng sự, thông minh, biết thu phục lòng người *Diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh - Cho quân ăn tết trước, tiến đánh làm địch không kịp trở tay - Dùng kế nghi binh (reo hò của tướng sĩ..), sử dụng tấm ván chắn bằng tẩm nước….tiến thẳng vào chiếm Ngọc Hồi – Đống Đa => Hình ảnh thật oai phong lẫm liệt. Ông là nhà chỉ huy quân sự cực kỳ sắc xảo - nhà chính trị có cách nhìn nhạy bén, tự tin. b2.Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước: * Tổng đốc Tôn Sỹ Nghị: - Tôn Sĩ Nghị: mưu cầu lợi riêng, bất tài, kiêu căng, chủ quan. - Bị đánh bất ngờ: hốt hoảng, sợ mất mật, không kịp mặc áo giáp, đóng yên ngựa, vội vã bỏ chạy… - Bọn giặc xâm lược kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch, hoảng loạn xéo lên nhau mà chết -> Thảm bại nhục nhã, đớn hèn, xấu hổ. * Hình ảnh vua quan Lê Chiêu Thống: - Cầu cạnh Tôn Sĩ Nghị - chung số phận thảm hại Tháo thân bỏ chạy và bỏ xác nơi xứ người. - Chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đầu hàng, bù nhìn, đê hèn. -> Đoạn văn tả chân thực. Giọng văn có phần ngậm ngùi, thương cảm của bề tôi cũ. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: - Trình tự kể theo diễn biến các sự kiệnl lịch sử - Ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động - Giọng điệu trần thuật. b.Nội dung: - Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ và diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu. - Sự đớn hèn, nhục nhã của vua quan Lê Chiêu Thống. c. Ý nghĩa văn bản: Ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc và hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu - 1789 III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Nắm diễn biến các sự kiện lịch sử trong đoạn trích - Cảm nhận và phân tích một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích - Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản - Học và nắm nội dung(hình ảnh Quang Trung, bọn giặc, vua Lê Chiêu Thống..), thể loại tiểu thuyết chương hồi.... - Chuẩn bị: “Sự phát triển từ vựng” E. RÚT KINH NGHIỆM: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ******************************* Tuần :5 Ngày soạn: 14/09/2013 Tiết PPCT: 24 Ngày dạy: 16/09/2013 Tiếng Việt: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ. - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ. 2. Kỹ năng: - Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ trong văn bản. - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ. 3. Thái độ : Giáo dục HS ý thức dùng từ cho đúng nghĩa. C.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, minh họa – giải thích, diễn giảng. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1 : …………………………………………… 9A2 : …………………………………………... 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Thế nào là lời dẫn trực tiếp? Lời dẫn gián tiếp? Cho ví dụ minh hoạ? - Chuyển câu sau đây thành lời dẫn trực tiếp - Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Công cha như núi …..cưu mang. 3.Bài mới: Hầu hết các từ ngữ khi mới hình thành chỉ có một nghĩa.Qua quá trình phát triển vạn vật sinh sôi nên từ một từ có thể biểu hiện nhiều hiện tượng sự việc khác nhau.Khi nghĩa mới hình thành mà nghĩa cũ không mất đi thì kết cấu nghĩa của từ ngữ trở nên phong phú hơn, phức tạp hơn. Vậy sự phát triển nghĩa của từ có những cách nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG (10’) * HS đọc BT 1/ SGK (1)- Giải nghĩa từ “Kinh tế”: + Từ “kinh tế” với nghĩa cũ là gì? + Từ “kinh tế” ngày nay dùng với nghĩa gì ? HS :Tìm hiểu trả lời GV: phân tích, chốt ý * HS đọc BT 2/ SGK GV: “Chị em sắm…xuân”: Từ “Xuân”nghĩa là gì? GV: “Ngày xuân … dài”: Từ “Xuân” nghĩa là gì? GV: Hiện tượng chuyển nghĩa này được tiến hành theo phương thức nào? (ẩn dụ). GV: Từ “Giờ kim ..trao tay”: Từ “Tay” có nghĩa là gì? GV: “Cùng …tay luôn …”: Từ “Tay” nghĩa là gì? GV: Hiện tượng này chuyển nghĩa này theo phương thức nào? (Hoán dụ). HS thảo luận trả lời. GV chốt ý, rút ra kết luận LUYỆN TẬP (25’) - Học sinh đọc bài tập số 1? - Nêu yêu cầu? -Học sinh trả lời à Giáo viên hướng dẫn? - Đọc yêu cầu của bài tập 2 + Giải nghĩa cách dùng từ “Trà” giống? Khác? - Giải thích nghĩa chuyển từ, nghĩa gốc “Đồng hồ”? - Đọc yêu cầu của bài tập3 ? à Chứng minh đó là những từ nhiều nghĩa? - Đọc yêu cầu của đề bài 4,5 ? - Học sinh trả lời, giáo viên giải thích và hướng dẫn cho học sinh? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (5’) GV gợi ý: Chân: bộ phận cơ thể (nghĩa gốc), có chân trong đội bóng, …. -> Chuyển theo phương thức hoán dụ - Xác: thân thể ( xác chết) - nghĩa gốc Xác nhận, xác thực……(nghĩa chuyển). -> Chuyển theo phương thức hoán dụ - Xa (khoảng cách, không gần), xa lộ, xa xỉ … I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ. 1.Bài tập 1: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế - Kinh tế: kinh bang tế thế -> Hoài bão cứu nước của những người yêu nước (Ngày xưa ) -> Nghĩa rộng: - Kinh tế: là tổng thể những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất (ngày nay) -> Nghĩa hẹp =>Từ vựng không ngừng được bổ sung và phát triển. 2.Bài tập 2: - Xuân 1 = Mùa xuân -> Nghĩa gốc - Xuân 2 = Tuổi trẻ -> Nghĩa chuyển -> Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. - Tay 1 = Bộ phận cơ thể người -> nghĩa gốc - Tay 2 = Kẻ buôn người -> nghĩa hoán đổi -> Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ . => Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng - Có hai phương thức chủ yếu để biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ là: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. II. LUYỆN TẬP 1-Bài 1: (Trang 56). a) Nghĩa gốc: Bộ phận cơ thể. b) Hoán dụ: Có một vị trí trong đội tuyển c) Ẩn dụ: Vị trí tiếp xúc với đất d) Ẩn dụ: Vị trí tiếp xúc đất 2-Bài 2: (Trang 57). - Giống: đã chế biến dùng để pha nước uống. - Khác: Dùng để chữa bệnh. 3-Bài 3: (Trang 57). - Đồng hồ diện: Dùng để đếm số đơn vị điện đã tiêu thụ để tính tiền, đồng hồ nước, đồng hồ xăng… 4-Bài 4: (Trang 57). - Hội chứng: Kính thưa; chiến tranh; phong bì; bằng dởm. - Ngân hàng: nhà nước Việt Nam, máu, đề thi … - Sốt: sốt cao phải đi viện, cơn sốt giá, vào mùa hè mà tủ lạnh - đồ điện đã sốt - Vua: nhà vua, vua toán, vua chiến trường… 5-Bài 5: (Trang 57). * Không phải là một hiện tượng nghĩa gốc phát triển thành nhiều nghĩa vì: - Mặt trời (1) nghĩa gốc à Chỉ sự vật, một hành tinh - Mặt trời (2) à Ẩn dụ nghệ thuật, được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Đọc một số mục từ trong từ điển và xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ đó. Chỉ ra trình tự trình bày nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ đó trong từ điển - Học bài, nắm được các phương thức phát triển nghĩa của từ vựng, lấy ví dụ và phân tích - Chuẩn bị “ Sự phát triển của từ vựng” (tt) E. RÚT KINH NGHIỆM: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ******************************* Tuần :5 Ngày soạn: 17/09/2013 Tiết PPCT: 25 Ngày dạy: 19/09/2013 Tiếng Việt: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (tt) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được thêm hai cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Việc tạo từ ngữ mới - Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài 2. Kỹ năng: - Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài - Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp 3. Thái độ : - Giáo dục HS ý thức dùng từ cho đúng nghĩa. C.PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, minh họa – giải thích, diễn giảng, thảo luận nhóm.. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1 : …………………………………………………. 9A2 : …………………………………………………. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Một trong các cách phát triển của từ vựng trong Tiếng Việt là gì? Câu 2: Có mấy phuơng thức chủ yếu để biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng? 3. Bài mới: Sự phát triển của từ vựng diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành từ nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc, ngoài ra còn có cách khác là phát triển số lượng các từ ngữ bằng 2 cách mà chúng ta sẽ học sau HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG (10’) - HS đọc VD 1? (GV ghi lại trên bảng) + Tạo têm từ ngữ mới có nghĩa dựa trên các từ đã cho? - HS tự ghép thành các từ có nghĩa Giải thích nghĩa của những từ đó ? - GV + HS cùng giải thích =>Có 4 từ ghép có nghĩa *GV: Hướng dẫn thêm cách tạo từ ngữ mới: Trong TV có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình:

File đính kèm:

  • docNgu van 9 tuan 5.doc
Giáo án liên quan