A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời,con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
- Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều. Từ đó thấy được truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Những tư liệu về lời bình cho tác phẩm truyện Kiều, văn bản truyện Kiều. Tranh minh họa hình ảnh Thuý Kiều.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra kết quả sưu tầm truyện Kiều.
- Gọi một vài HS đọc thuộc một vài đoạn thơ Kiều.
III. Bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11326 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 6 - Bài 6 - Tiết 26 “Truyện kiều” của Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Bài 6
Tiết 26 “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
***********
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời,con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
- Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều. Từ đó thấy được truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc.
B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Những tư liệu về lời bình cho tác phẩm truyện Kiều, văn bản truyện Kiều. Tranh minh họa hình ảnh Thuý Kiều.
2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV
C.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra kết quả sưu tầm truyện Kiều.
- Gọi một vài HS đọc thuộc một vài đoạn thơ Kiều.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
* Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
- GV yêu cầu HS đọc phần I SGK/77,78.
- Câu 1: SGK/80.
- Thời đại xã hội mà Nguyễn Du sống là khoảng thời gian nào? Có đặc điểm gì có ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông hay không?
* Thời đại xã hội mà Nguyễn Du sống là vào cuối thế kỷ XVIII đầu thé kỷ XIX hết sức sôi động, bão táp: chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng; bão táp khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, đỉnh cao là diệt Nguyễn, diệt Trịnh, diệt Xiêm, đại phá quân Thanh nhưng rồi lại nhanh chóng thất bại. Nguyễn Aùnh đánh bại nhà Tây Sơn, thiết lật vương triều phong kiến cuối cùng. Thời đại xã hội như thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời, sự nghiệp và tâm hồn, tính cách Nguyễn Du.
- Tên tự, biệt hiệu, vị trí, quê quán, gia đình Nguyễn Du có điều gì đáng lưu ý?
* Tên tự: Tố Như, hiệu Thanh Hiên, là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới. Quê Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Gia đình quí tộc có truyền thống văn học: cha là tiến sĩ Nguyễn Nghiễm, tể tướng của chúa Trịnh, anh là Nguyễn Khản, nổi tiếng hào hoa; mẹ Trần Thị Tần- người Kinh Bắc. Đã có tuyên ngôn:
Bao giờ ngàn Hống hết cây,
Sông Rum(Lam)hết nước, họ này hết quan.
- Về cuộc đời và con người nhà thơ, có những điều gì cần lưu ý?
* a. Cuộc đời:
- Giai đoạn ấu thơ và thanh niên: mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Sống và học tập ở Thăng Long trong gia đính quan lại quí tộc phong gấm rủ là, trướng rủ màn che,hào hoa phong nhã; học giỏi nhưng đi thi chỉ đỗ tam trường.
- Những năm lưu lạc sống cuộc đời gió bụi ở quê vợ Thái Bình(1786-1796), ở Hà Tĩnh từ1796-1802khi kiêu binh nổi loạn, mơu chống Tây Sơn(vì lòng trung thành với nhà Lê) không thành. Giai đoạn này Nguyễn Du có điều kiện nếm trải và gần gũi với đời sống của nhân dân.
- Giai đoạn làm quan với nhà Nguyễn: được triều Nguyễn tin dùng, thăng từ cai bạ Quảng Bình lên Tham tri bộâ Lễ rồi Chánh sứ tuế cống Thanh triều(1813-1814), nhưng Nguyễn Du vẫn cảm thấy bất đắc dĩ, gò bó:
Bó thân về với triều đình,
Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu.
*b Con người:
- Tính tình trầm lặng, ít nói. Năm 1820, Nguyễn Du nhận lệnh đi sứ Trung Quốc lần thứ hai, chưa kịp đi thì bị bệnh mất ở Huế. Khi ốm nặng, vẫàn không chịu uống thuốc, khi người nhà sờ chân, thấy lạnh, nói với ông, ông chỉ bảo: được! Được! …… rồi qua đời.
-Hiểu biết sâu rộng cuộc sống con người, có tấm lòng nhân ái: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
- Những tác phẩm chính của Nguyễn Du? Chữ Hán? Chữ Nôm?
* Sự nghiệp:
- Chữ Hán có các tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm.
- Chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, Thác lời trai phường nón, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu.
* Hoạt động 2: Giới thiệu Truyện Kiều.
- GV yêu cầu HS đọc phần II SGK/78,79,80.
- Câu 2: SGK/80.
- GV giới thiệu: Trong tất cả các tác phẩm của Nguyễn Du, Truyện Kiều là kiệt tác số1, nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa xác định được chính xác thời điểm tác giả viết Truyện Kiều, cũng chưa tìm thấy bản thảo của chính tác giả. Bản in Truyện Kiều cổ nhất là bản từ thời Tự Đức(1875). Từ đó đến nay, Truyện Kiều đã được in lại nhiều lần, đã được phiên âm quốc ngữ, dịch ra tiếng Pháp, phát hành rộng rãi ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.
- Nguyễn Du có hoàn toàn sáng tạo ra Truyện Kiều? Ông dựa vào tác phẩm nào, của ai, ở đâu? Vậy Truyện Kiều có phải là tác phẩm phiên dịch hay không? Giá trị của nó ở đâu?
* Truyện Kiều(còn có tên là Đoạn trường tân thanh: tiếng kêu đau đớn đứt ruột) là một truyện thơ viết bằng chữ Nôm theo thểû thơ lục bát. Toàn truyện dài3254 câu. Cốt truyện không phải của Nguyễn Du mà ông mượn từ tiểu thuyết chương hồi văn xuôi chữ Hán: Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân-một nhà văn Trung Quốc sống ở thời nhà Thanh. Câu chuyện cuộc đời Thuý Kiều xảy ra vào thế kỷ XVI, đời nhà Minh.
* Nhưng Truyện Kiều không phải là một tác phẩm dịch mà là sáng tạo của Nguyễn Du. Bằng thiên tài nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo sâu xa, nhà thơ Việt Nam đã thay máu đổi hồn, làm cho một tác phẩm trung bình trở thành một kiệt tác vĩ đại.
- GV gọi ba HS dựa vào ba phần tóm tắt tác phẩm trong SGK để tóm tắt lai ý chính?
* Gặp gỡ và đính ước:
+ Thân thế và tài sắc chi em Thuý Kiều.
+ Cảnh chơi hội đạp thanh và gặp gỡ Kim Trọng.
+ Kiều-Kim chủ động đinhd ơức và thề nguyền.
+ Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú.
* Gia biến và lưu lạc:
+ Gia đình Kiều mắc oan, Kiều bán mình chuộc cha và em.
+ Kiều theo Mã Giám Sinh đến Lâm Tri, biết bị lừa rút dao định tự tử.
+ Kiều ở lầu Ngưng Bích, mắc lừa Sở Khanh, buộc phải làm kỹû nư tiếp khách.
+ Kiều được Thúc sinh cứu ra khỏi lầu xanh, nhưng lại bị Hoạn Thư hành hạ.
+ Kiều tu ở Quan Âm các trong vườn nhà Hoạn Thư rồi bỏ trốn đến nương nhờ am Chiêu Aån của vãi Giác Duyên.
+ Kiều lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà ở Châu Thai.
+ Kiều được Từ Hải cứu, lấy làm vợ.
+ Từ Hải nổi dậy chống lại triều đình,5 năm thành công lớn, trở thành đại vương, giúp Kiều báo ân báo oán,nhưng lại mắc lừa Hồ Tôn Hiến và bị giết.
+ Kiều bị làm nhục, nhảy xuống sônh Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu và nương nhờ cửa Phật lần thứ hai.
* Đoàn tụ:
+ Kim Trọng trở lại Bắc Kinh, biết tin dữ, vô cùng đau đớn, theo lời dặn, chàng kết hôn với Thuý Vân nhưng vẫn khôn nguôi thương nhớ Thuý Kiều.
+ Chàng quyết tâm cất công tìm Kiều. Tình cờ gặp vãi Giác Duyên nên Kim Kiều mới lại được gặp nhau.
+ Chiều ý mọi người trong gia đình, Kiều nối lại duyên xưa với Kim Trọng, nhưng cả hai cùng quyết định đổi tình vợ chồng thành tình bè bạn(duyên cầm sắc thành tình cầm kỳ).
- Nêu giá trị Truyện Kiều?( GV có thể diễn giảng)
* Nội dung:
+ Giá trị hiện thực cao:
@ Bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người.
@ Số phận bất hạnh của người phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong xã hội phong kiến.
+ Giá trị nhân đạo sâu sắc:
@ Lên án chế độ phong kiến vô nhân đạo.
@ Cảm thương trước số phận bi kịch của con người.
@ Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và ước mơ, khát vọng chân chính của con người.
* Nghệ thuật:
+ Kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên tất cả các phương diện ngôn ngữ và thể loại:
@ Về ngôn ngữ: Tiếng Việt văn học trở nên giàu và đẹp với khả năng miêu tả, biểu cảm vô cùng phong phú.
@ Về thể loại: Thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao điêu luyện, nhuần nhuyễn. Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình, tả hành động nhân vật, đặc biệt là miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật đã đạt được những thành công vượt bật.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Hãy nêu khái quát về Nguyễn Du và truyện Kiều?
* HS dựa vào phần ghi nhớ trả lời.
Nội dung ghi
I. Tác giả Nguyễn Du:
- Thời đại.
- Quê quán.
- Cuộc đời
- Tính tình.
- Sự nghiệp văn học.
II. Tác phẩm Truyện Kiều:
1. Nguồn gốc:
2. Cốt truyện:
3. Tóm tắt tác phẩm:
a. Phần1: Gặp gỡ và đính ước.
b. Phần 2: Gia biến và lưu lạc.
c. Phần 3: Đoàn tụ.
4. Giá trị của tác phẩm:
a. Giá trị nội dung.
- Giá trị hiện thực.
- Giá trị nhân đạo.
b. Giá trị nghệ thuật.
- Ngôn ngữ.
- Thể loại.
III. Tổng kết:
- Nguyễn Du là thiên tài văn học,danh nhân văn hoá,nhà nhân đạo chủ nghĩa,có đóng gópto lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam.
-Truyện Kiều là kiệt tác văn học,kết tinh giá trị hiện thực,giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.
.
IV. Củng cố :
- Tóm tắt lại Truyện Kiều.
- Nêu giá trị về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
V. Hướng dẫn học bài
1. Học thuộc bài.
2. Chuẩn bị bài Chị em Thuý Kiều.
- Đọc đoạn trích, đọc phần chú thích để tìm hiểu từ khó.
- Tìm vị trí đoạn trích, đại ý, bố cục đoạn trích.
- Trả lời sáu câu hỏi đọc hiểu văn bánGK/83.
- Học thuộc lòng trước đoạn thơ.
VI. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAHY26.DOC