Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Bài 7 - Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự

 A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS:

 - Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vậtvà con người trong văn bản tự sự.

 - Rèn luyện kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.

B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi ; bảng phụ có văn bản SGK.

 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.

 C. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng đoạn trích thơ”Kiều ở lầu Ngưng Bích” và đoạn tríchMã Giám Sinh mua Kiều”.

 - Nêu đại ý mỗi đoạn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10410 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 7 - Bài 7 - Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Bài 7 Tiết 32 MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ ******** A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vậtvà con người trong văn bản tự sự. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản. B. Chuẩn bị: 1 Giáo viên: Hệ thống câu hỏi ; bảng phụ có văn bản SGK. 2 Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng đoạn trích thơ”Kiều ở lầu Ngưng Bích” và đoạn trích’Mã Giám Sinh mua Kiều”. - Nêu đại ý mỗi đoạn. III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS * Hoạt động1: Hướng dẫn xác định vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự - GV yêu cầu HS đọc đoạn trích SGK/91 và trả lời câu hỏi. - Đoạn trích kể về trận đánh nào? * Đoạn trích kể về trận đánh đồn Ngọc Hồi của vua Quang Trung. - Trong trận đánh đó, nhân vật vua Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào? * Việc làm của vua Quang Trung: + Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi. + Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa. + Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh. + Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại. - Nếu chỉ kể lại các sự việc như vậy thì câu chuyện có sinh động không? * Nếu chỉ kể như trên thì câu chuyện thật khô khan, kém hấp dẫn. Nói cách khác, kể như trên mới trả lời được câu hỏi”việc gì đã xảy ra?” chứ chưa trả lời được câu hỏi”việc đó xảy ra như thế nào?” - Cho biết tại sao đoạn trích lại sinh động, hấp dẫn như vậy? * Đoạn trích nguyên văn tác phẩm sinh động, hấp dẫn vì có các yếu tố miêu tả làm rõ câu hỏi”như thế nào?”: + Nhân có gió bấc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra,khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lác trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình. + Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. + Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại. - Nếu kể lại nội dung đoạn trích trên như các sự việc trong SGK của một bạn HS thì nhân vật Quang Trung có nổi bật không? * Nếu kể lại theo các sự việc thì không làm nổi bật nhân vật vua Quang Trung. Trận đánh không được tái hiện một cách sinh động vì đơn giản là chỉ kể lại các sự kiện. - Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự? * HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời. Nội dung ghi I. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự: Tìm hiểu đoạn trích SGK/91. - Đoạn trích kể về trận đánh đồn Ngọc Hồi. - Các sự việc diễn ra theo trình tự để làm nổi bật hình ảnh vua Quang Trung. - Các yếu tố miêu tả làm cho đoạn văn sinh động,hấp dẫn. II. Ghi nhớ: Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn,gợi cảm, sinh động. * Hoạt động2: Luyện tập. 1. Bài tập 1: Tìm yếu tố tả người tả cảnh trong hai đoạn trích. a. Đoạn Chị em Thuý Kiều: - Tả người: + Thuý Vân: Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. + Thuý Kiều: Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn: Làn thu thuỷ nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Cách tả ấy làm nổi bật được vẻ đẹp khác nhau của mỗi nhân vật. Đó là vẻ đẹp phúc hậu của Thuý Vân và vẻ đẹp mặn mà của Thuý Kiều. b. Đoạn Cảnh ngày xuân: - Tả cảnh: Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ………………………………………………………… Tà tà bóng ngã về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về Bước lần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Các yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn và giàu chất thơ; nó góp phần làm cho người đọc thấy được cái hay, cái đẹp của cảnh vật. 2. Bài tập 2: Viết đoạn văn. Ngày tháng thắm thoát như thoi đưa, mới xuân về mà đã sang tiết tháng ba. Nhân ngày thanh minh đẹp trời, chị em Kiều cùng nhau đi tảo mộ, hoà vào dòng người nhộn nhịp ngựa xe ngược xuôi nô nức. Đến buổi chiều, mặt trời đã xế đằng tây, chị em Thuý Kiều cùng nhau ra về. Họ lững thững đi dọc theo dòng suối nhỏ chảy uốn lượn quanh co, phía cuối dòng suối có một chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Phong cảnh nơi đây trong buổi chiều tà thật là thanh tĩnh và thoang thoảng buồn. 3. Bài tập 3: Viết đoạn văn. Thuý Vân là người phụ nữ có vẻ đẹp phúc hậu nên cái gì trên khuôn mặt nàng cũng tròn trịa, viên mãn: gương mặt đầy đặn như vầng trăng, lông mày nở nang cân đói như đôi râu ngài, lời nói đoan trang, nụ cười đẹp như hoa như ngọc, mái tóc mượt như mây, nước da trắng ngần như tuyết. Vẻ đẹp của Thuý Vân sánh với những thứ đẹp đẽ của thiên nhiên như trăng, hoa, tuýet, ngọc. Thuý Kiều là người phụ nữ có vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn”sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”. Đó là vẻ đẹp có phần trội hơn Thuý Vân, vẻ mặn mà của nhan sắc kết hợp với sự sắc sảo thông minh, Nguyễn Du chú ý tập trung gợi ta vẻ đẹp của đôi mắt Thuý Kiều so sánh với làn nước mùa thu trong sáng, long lanh; vẻ đẹp của đôi lông mày như nét núi yểu điệu mùa xuân; và nhấn mạnh đó là một vẻ đẹp khiến những loài cây, loài hoa đẹp cũng phải tị nạnh, hờn ghen, một vẻ đẹp khiến nghiêng nước nghiêng thành. IV. Củng cố: - Đọc lại phần ghi nhớ. V. Dặn dò: 1. Học thuộc bài. 2. Chuẩn bị bài Trau dồi vốn từ. - Trả lời các câu hỏi mục I,II SGK/99,100,101. - Xem trước phần luyện tập. VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAHY32.DOC
Giáo án liên quan