Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Tiết 37 đến tiết 40

I/ Mức độ cần đạt:

 Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ.

II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

1/ Kiến thức:

 Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.

2/ Kĩ năng:

 Giải nghĩa của từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.

3/ Thái độ:

 Luôn trau dồi vốn từ trong lúc sử dụng chúng.

III/ Các kĩ năng cơ bản được giáo dục:

1/Giao tiếp: tầm quan trọng của việc trau dối vốn từ.

2/ Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.

IV/ Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực được vận dụng: thực hành, động no.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2578 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8 - Tiết 37 đến tiết 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 37 –TUẦN 8 TIẾNG VIỆT: TRAU DỒI VỐN TỪ Ngày soạn: Ngày dạy: I/ Mức độ cần đạt: Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ. II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1/ Kiến thức: Những định hướng chính để trau dồi vốn từ. 2/ Kĩ năng: Giải nghĩa của từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh. 3/ Thái độ: Luôn trau dồi vốn từ trong lúc sử dụng chúng. III/ Các kĩ năng cơ bản được giáo dục: 1/Giao tiếp: tầm quan trọng của việc trau dối vốn từ. 2/ Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp. IV/ Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực được vận dụng: thực hành, động não. V/ Hướng dẫn thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 1/ Ổn định: ( 1phút ) 2/ Kiểm tra: ( 5 phút ) Kiểm tra vở soạn 5 hs. 3/ Bài mới: ( 30 phút ) Hoạt động 1: Tìm hiểu chung ( 14 phút ) GV gọi HS đọc ý kiến của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. - Qua ý kiến trên, cố Thủ tướng PVĐ muốn bàn vấn đề gì về tiếng Việt? - Bằng thực tế đã học, hãy chứng minh ý kiến trên? GV gợi ý HS liên hệ một số hiện tượng ngôn ngữ như: từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa trong tiếng Việt để CM ý kiến trên. GV treo bảng con có các câu văn mục 2.I ( SGK/100), HS xác định lỗi và giải thích nguyên nhân mắc lỗi. GV phân tích nguyên nhân mắc lỗi. - Muốn khắc phục lỗi này phải làm ntn? Gọi HS đọc ghi nhớ. GV gọi 1 HS đọc ý kiến của Tô Hoài. - Qua đoạn văn, Tô Hoài muốn bàn về vấn đề gì?Nguyễn Du đã trau dồi vốn từ ntn? - Ý kiến của Tô Hoài khác ý kiến PVĐ ntn? Từ đó hãy cho biết thêm cách rèn luyện vốn từ? GV khác sâu kiến thức. Hoạt động 2: Luyện tập ( 16 phút ) GV nhận xét. 4/ Củng cố: ( 5 phút ) - Có mấy cách trau dồi vốn từ? a/ Hai cách, b/ Ba cách, c/ Bốn cách, d/ Một cách. - Để trau dồi vốn từ chúng ta phải làm ntn? Hoạt động 3: HD tự học 5/ Dặn dò: ( 4 phút ) -Làm BT 4,5,6 ở nhà. - Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga. HS báo cáo sĩ số. 5HSlên bảng. HS đọc HS trả lời HS thảo luận 4 phút, trình bày kết quả. HS thảo luận 3 phút, trình bày kết quả. HS đọc ghi nhớ. HS: Cách Nguyễn Du trau dồi vốn từ->Học lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. HS trình bày kết luận. HS thảo luận nhóm giải quyết BT 1,2,3. Đại diện nhóm trình bày kết quả lên bảng. Lớp đánh giá. -Trả lời. - Ghi. A/ Tìm hiểu chung : I/ Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ: 1/ Tìm hiểu ví dụ; Ví dụ 1: Tìm hiểu ý kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng: - Tiếng Việt có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của con người. -Từng cá nhân phải trau dồi vốn từ. Ví dụ 2: Xác định lỗi trong các câu văn mục 2.I ( SGK/100). a-Thừa từ đẹp b-Dự đoán-> phỏng đoán,ước đoán . c-Đẩy mạnh-> mở rộng. => Không hiểu nghĩa từ. 2/ Kết luận: Ghi nhớ: ( sgk/ 100) II/ Rèn luyện để làm tăng vốn từ: 1/ Ví dụ: Tìm hiểu ý kiến của Tô Hoài. Đọc bài văn bàn về quá trình trau dồi vốn từ của Nguyễn Du. 2/Kết luận: Để trau dồi vốn từ cần: - Hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ trong những văn cảnh cụ thể. - Biết và dùng từ cho đúng nghĩa, phù hợp với ngũ cảnh. - Tích lũy thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân. B/ Luyện tập: Bài tập 1: Hậu quả: (b) Đoạt:( a) Tinh tú:( c ) Bài tập 2: Tuyệt: a- dứt, không còn gì: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực. . . b- cực kỳ, nhất: tuyệt đỉnh, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần. . . - Đồng: v.v. . . C/ Hướng dẫn tự học: Tự mở rộng vốn từ của bản thân bằng cách tìm hiểu và sử dụng được một số từ Hán Việt thông dụng. TIẾT 38, 39 – TUẦN 8 VĂN BẢN: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA ( TRÍCH TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN ) Nguyễn Đình Chiểu I/ Mức độ cần đạt: - Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng VH dân tộc. - Nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm. II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1/ Kiến thức: - Nắm được những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc thông qua tác phẩm Truyện Lục vân Tiên. - Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm. - Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của 2 nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. 2/ Kĩ năng: - Đọc-hiểu một đoạn trích truyện thơ. - Nhận diện và hiểu được tác dụng của từ ngữ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích. - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích. tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc họa tính cách nhân vật của truyện . 3/ Thái độ: Qua đoạn trích hiểu thêm đạo lí sống truyền thống của người Việt Nam. III/ Hướng dẫn thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 1/ Ổn định: ( 1 phút ) 2/ Kiểm tra: ( Câu hỏi củng cố tiết 36 ) ( 5 phút ) 3/ Bài mới: ( 30 phút ) Hoạt động 1: Tìm hiểu chung ( 15 phút ) - Nêu những nét lớn về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả? GV cho HS biết thêm về hoàn cảnh lịch sử giai đoạn TK XIX, quá trình bị mù của Nguyễn Đình Chiểu; LS khai phá và văn hóa Nam Kỳ. - Nêu quá trình ra đời và đặc điểm của truyện LVT? - Kể tóm tắt TP, qua VB tóm tắt em có nhận xét gì về kết cấu của truyện? - Nêu vị trí và kết cấu của đoạn trích? - Nêu nghĩa yếu tố hồng, phi. Tìm từ ghép Hán Việt có yếu tố đó. Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản ( 15 phút ) - Đọc đoạn đầu ( LVT đánh cướp ), liệt kê những từ chỉ hành động của LVT. Qua đó nhận xét tính cách của nhân vật? GV: Trước đó, LVT đã được dân làng cảnh báo về sự hung hãn của lũ cướp thế mà tay không tấc sắt, LVT vẫn quyết định đương đầu với giặc. Theo em đó là vì động cơ gì? GV: LVT được so sánh với Triệu Tử ( Triệu Vân ), 1 danh tướng thời Tam quốc-> mượn điển cố để làm ngời thêm con người anh hùng. - LVT đã nói với KNN những gì? Qua đó, em biết thêm gì về tính cách của nhân vật này? GV kết hợp phân tích: + Quan niệm Phong kiến “ Nam nữ thụ thụ bất thân”: LVT hấp thụ văn hóa PK-> con người lễ nghĩa, xử sự mực thước. + “ Thi ân bất cầu báo”: con người bao dung. + LVT mong muốn được đem tài đức ra giúp đời, cứu người-> Đây cũng là chí hướng của tác giả => LVT là mẫu người lý tưởng theo quan niệm của tác giả. HS báo cáo sĩ số. HS lên bảng trả lời HS đọc chú thích SGK/112 HS trả lời HS đọc chú thích 1. HS trả lời HS thảo luận, trình bày kết quả: + Kết cấu cốt truyện giống mô hình truyện cổ tích. HS đọc đoạn trích, trả lời Kết cấu: 2 phần. HS trả lời: - Hồng: đỏ ( hồng cầu, hồng thập tự. . . ) - Phi: trái với, không phải là ( phi pháp, phi nghĩa. . . HS thảo luận 3 phút, trình bày kết quả. HS: dũng cảm, vì nghĩa quên mình. HS thảo luận, trình bày. A/ Tìm hiểu chung: I/ Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu ( 1822-1888). - Sinh tại làng Tân Thới, tỉnh Gia Định. - Ông sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX. 2/ Tác phẩm: “ Truyện Lục Vân Tiên” ra đời khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, thể hiện rõ lí tưởng đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm qua tác phẩm. 3/ Vị trí đoạn trích: Thuộc phần đầu của truyện. B/ Đọc-hiểu văn bản: I/ Nội dung: 1/ Nhân vật Lục Vân Tiên: - Hành động: “ bẻ cây”; “ xông vô”; “ tả đột hữu xông”. . . - Lời nói: +“ ngồi đó chớ ra”; +“ làm ơn há dễ. . . trả ơn”; + “ Nhớ câu kiến nghĩa. . . . . . . cũng phi anh hùng”. -> Đạo lí nhân nghĩa ở hình tượng Lục Vân Tiên được thể hiện qua hành động dũng cảm đánh cướp cứu người, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu khi cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh lại bọn cướp. TIẾT 39 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA ( TT ) ( TRÍCH TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: Đọc-hiểu VB ( 36 phút ) - Thái độ của KNN khi được LVT cứu giúp ntn? Được thể hiện qua những chi tiết nào? Qua đó, hãy nêu tính cách của nhân vật này? GV: KNN là con nhà gia thế nhưng hoàn toàn khác với Hoạn Thư của Truyện Kiều. Vì cái nghĩa của LVT, KNN đã tự nguyện suốt đời gắn bó với chàng, đây quả là 1 con người tình sâu nghĩa nặng. - Thử so sánh cách khắc họa tính cách nhân vật của Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu? Em có nhận xét gì về cách dùng ngôn ngữ của tác giả? GV nêudẫn chứng: + Từ địa phương: chòm, thiệt, khoan khoan, hay. . . + Ngôn ngữ bình dân: “con cái nhà ai”; “ liền cười”; “ tôi thiệt người ngay”. . . - Qua xây dựng hình tượng 2 nhân vật, tác giả muốn gửi gắm điều gì? 4/ Củng cố: ( 5 phút ) GV treo bảng phụ có ghi yêu cầu ( Phần phụ lục ) Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học: 5/ Dặn dò: ( 4 phút ) - Học thuộc lòng đoạn thơ, nắm những nội dung vừa phân tích. - Soạn bài: Miêu tả trong văn tự sự. HS thảo luận 5 phút, trình bày kết quả. HS thảo luận, trình bày: + Nguyễn Du: miêu tả ngoại hình lẫn nội tâm bằng nhiều biện pháp; dùng nhiều từ Hán Việt. +Nguyễn Đình Chiểu: miêu tả qua hành động, lời nói=> Cách xây dựng nhân vật của cổ tích; dùng nhiều ngôn ngữ bình dân, địa phương. HS đọc ghi nhớ sgk. HS lên bảng trả lời 2/ Nhân vật Kiều Nguyệt Nga: - Lời nói: “ thưa rằng”; “ gẫm câu báo đức thù công”. . . - Xưng hô: “ quân tử”; “tiện thiếp”; “chút tôi”. . . -> Đạo lí nhân nghĩa còn được thể hiện qua lời nói của cô gái thùy mị, nết na, KNN một lòng tri ân người đã cứu mình. II/ Nghệ thuật: - Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua hành động, cử chỉ, lời nói. - Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc nam Bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện. III/ Ý nghĩa: Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của 2 nhân vật LVT, KNN và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả. C/ Hướng dẫn tự học: - Phân tích nhân vật LVT, KNN thông qua lời nói, hành động. - Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng ở phần chú thích. * Phụ lục: Câu hỏi củng cố bài 1/ Qua đoạn trích, LVT là một người như thế nào? a/ Một thư sinh yếu đuối, b/ Một anh hùng “ Đầu đội trời chân đạp đất” c/ Một thiếu niên dũng cảm, khiêm tốn, bao dung, d/ Một con người có tài, tự kiêu, ham mê quyền lực. 2/Qua đoạn trích, KNNø một người như thế nào? a/ Một tiểu thư kiêu ngạo b/Ỷ quyền thế, xem thường kẻ dưới c/ Một cô gái lẳng lơ d/ Đoan trang, l ễ phép. 3/ Ai là tác giả của “Truyện Lục Vân Tiên”? a/ Nguyễn Dữ b/ Nguyễn Du c/ Phạm Đình Hổ d/ Nguyễn Đình Chiểu 4/ Truyện Lục Vân Tiên thuộc thể loại: a/ Truyện ngắn, b/ Tiểu thuyết, c/ truyện thơ, d/ Thơ 5/Kết cấu đoạn trích gồm mấy phần? a/ Một phần b/ Hai phần c/ Ba phần d/ Bốn phần TIẾT 40 – TUẦN 8 TẬP LÀM VĂN: MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ Ngày soạn: Ngày dạy: I/ Mức độ cần đạt: - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong một VBTS. - Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong một VBTS để đọc-hiểu VB. II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1/ Kiến thức: - Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong TPTS. - Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện 2/ Kĩ năng: - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong VBTS. - Rèn luyện kỹ năng kể chuyện kết hợp với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự. 3/ Thái độ: Có ý thức đưa yếu tố miêu tả nội tâm vào bài tự sự. III/ Hướng dẫn thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 1/ Ổn định: ( 1 phút ) 2/ Kiểm tra: Đọc một đoạn thơ em thích trong đoạn trích “ LVTCKNN”.Lục Vân Tiên được khắc họa là người như thế nào? Đọc đoạn thơ viết về kiều Nguyệt nga. Qua đoạn trích em cảm nhận như thế nào về kiều Nguyệt Nga? GV gọi 2 HS lên bảng để KT 3/ Bài mới: ( 30 phút ) Hoạt động 1:Tìm hiểu chung ï ( 15 phút ) GV nêu các yêu cầu của BT1 (SGK/117). - Nêu các câu thơ tả cảnh trong đoạn trích? - Khi học bài này, chúng ta đã phân tích nội dung bài này như: + Đoạn 1: Thân phận bị giam hãm, lẽ loi, bơ vơ của Kiều. + Đoạn 2: Nỗi nhớ, nỗi lo sợ của Kiều. Từ đó nêu tác dụng của đoạn tả cảnh này? - So sánh Thúy Kiều và Vũ Nương ( Chuyện người con gái Nam Xương ) và cho biết điểm khác nhau trong miêu tả 2 nhân vật này? + Vũ Nương: Không thấy được những băn khoăn, trăn trở, dằn vặt, ước muốn. . + Thúy Kiều: Nỗi buồn, thương nhớ, lo lắng, băn khoăn. . . - Từ đó cho biết tác dụng của miêu tả nội tâm trong việc khắc họa tính cách nhân vật? GV gọi HS đọc đoạn văn mục 2.I/sgk. - Tác giả đã dùng cách gì để miêu tả nội tâm nhân vật? - Từ phân tích các VD, cho biết thế nào là miêu tả nội tâm nhân vật? Tác dụng của miêu tả nội tâm trong xây dựng nhân vật? Các cách miêu tả nội tâm nhân vật? Hoạt động 2: Luyện tập ( 15 phút ) GV lưu ý HS đoạn thơ tả nội tâm Kiều và lựa chọn ngôi kể. Yêu cầu HS miêu tả trực tiếp ( độc thoại ). 4/ Củng cố: ( 5 phút ) -Thế nào là miêu tả nội tâm? Tác dụng của miêu tả nội tâm trong xây dựng nhân vật? -Nêu các cách thường dùng để miêu tả nội tâm nhân vật? Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học: 5/ Dặn dò: ( 4 phút ) -Tiếp tục luyện tập ở nhà. -Soạn bài “ Lục Vân Tiên gặp nạn”: + Đọc kĩ văn bản, các chú thích sgk: chú ý tiểu sử của tác giả;đọc và nắm phần tóm tắt tác phẩm. + Soạn các câu hỏi phần đọc-hiểu. HS báo cáo sĩ số. 2HS trả lời theo yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 phút. Trình bày kết quả: HS: Nhân vật được toàn vẹn, có sức sống, sinh động, gần gũi với người đọc. . HS đọc HS trả lời GV gọi HS đọc ghi nhớ. HS chuẩn bị BT1 3 phút. HS sử dụng cả miêu tả trực tiếp ( Kiều ) và gián tiếp ( Hoạn Thư ). HS trả lời. HS ghi vào vở. A/ Tìm hiểu chung:Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong VB tự sự: 1/ Tìm hiểu ví dụ: Ví dụ 1: Tìm hiểu đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”. - Những câu thơ tả cảnh: + “ Trước lầu Ngưng Bích. . . . . . . . . . . . .. . . . bụi hồng dặm kia”. + “ Buồn trông cửa bể. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . biết là về đâu”. => Mượn cảnh để làm bộc lộ nội tâm nhân vật-> tả gián tiếp. - Những câu thơ tả tâm trạng-> tả trực tiếp. Ví dụ 2: Xét đoạn văn: “ Mặt lão đột nhiên co. . . . . . . . . . như con nít”. => Miêu tả tâm trạng qua nét mặt, cử chỉ. 2/ Kết luận: - Nội tâm là suy nghĩ, tâm trạng, thái độ, tình cảm sâu kín của nhân vật. Miêu tả nội tâm trong VBTS là tái hiện lại những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. - Những cách thức khác nhau để miêu tả nội tâm nhân vật: + Diễn tả trực tiếp những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. + Diễn tả gián tiếp thông qua miêu tả ngoại hình của nhân vật. B/ Luyện tập: 1/ Thuật bằng văn xuôi đoạn “ Mã Giám Sinh mua Kiều”. 2/ Đóng vai Kiều để kể lại việc báo ân báo oán. 3/ Ghi lại tâm trạng bản thân sau khi làm lỗi với bạn. C/ Hướng dẫn tự học: Chọn phân tích một đoạn văn TS có sử dụng các yếu tố miêu tả tâm trạng nhân vật đã học.

File đính kèm:

  • docGACKT8.doc