A. Mức độ cần đạt
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ ngữ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận đuợc vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.
3. Thái độ
- Trân trọng, tự hào về nền văn học nước nhà.
- Có tinh thần nghĩa hiệp giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn, ghét cái xấu, cái ác trong xã hội.
C. Phương pháp
Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình
D Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1., 9A5.)
2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích. Nhận xét về giá trị nghệ thuật trong đoạn trích? Nêu ý nghĩa văn bản.
3. Bài mới: Cùng với Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm thơ giàu giá trị trong nền văn học trung đại nước nhà. Truyện đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy. Đồng thời cũng thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời Để có thể tìm hiểu kĩ hơn nội dung văn bản chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 9 Tuần 8 Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 08 Ngày soạn: 30/09/2013
Tiết: 36 - 37 Ngày dạy: 03/10/2013
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích truyện “Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu)
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ ngữ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận đuợc vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích.
3. Thái độ
- Trân trọng, tự hào về nền văn học nước nhà.
- Có tinh thần nghĩa hiệp giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn, ghét cái xấu, cái ác trong xã hội.
C. Phương pháp
Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình…
D Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................)
2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích. Nhận xét về giá trị nghệ thuật trong đoạn trích? Nêu ý nghĩa văn bản.
3. Bài mới: Cùng với Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm thơ giàu giá trị trong nền văn học trung đại nước nhà. Truyện đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy. Đồng thời cũng thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời… Để có thể tìm hiểu kĩ hơn nội dung văn bản chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu? Ngoài SGK, em có biết thêm gì không?
Hs căn cứ chú thích Sgk trả lời. Gv chốt lại vài ý chính, ghi bảng.
* Cuộc đời gặp nhiều trắc trở gian truân:
- Năm 11 tuổi phải xa cha mẹ, ra Huế ăn học, 18 tuổi về lại Gia Định, 21 tuổi thi đỗ tú tài.
- Chưa kịp dự thi thì mẹ mất, ông phải bỏ thi về Gia Định chịu tang mẹ, bị ốm và bị mù mắt. Gia đình hứa gả con gái thấy thế liền bội hôn. Lúc đó ông mới 27 tuổi.
- Tuy vậy, ông không đầu hàng số phận mà vẫn ngẩng cao đầu để sống, sống có ích cho đến cuối đời: Ông bốc thuốc chữa bệnh, làm nghề dạy học và làm thơ. Dù ở cương vị nào ông cũng làm hết sức mình và là tấm gương sáng cho đời.
* Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm: Dù bị mù lòa, gia cảnh thanh bạch nhưng khi thực dân Pháp mua chuộc ông kiên quyết khước từ. Khi Pháp đánh chiếm Nam Bộ, ông vẫn kiên quyết giữ vững lập trường kháng chiến, làm quân sư cho các lãnh tụ nghĩa quân. Đồng thời, ông sáng tác thơ ca khích lệ cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ. Đến cuối đời vẫn giữ được “một tấm lòng son”.
Có thể nói cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng chói về nghị lực sống để cống hiến cho đời, về lòng yêu nước và tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ông là một thầy thuốc không tiếc sức mình để cứu nhân độ thế, ông là một thầy giáo danh tiếng khắp các tỉnh Nam bộ, ông là một nhà thơ để lại cho đời bao trang thơ bất hủ.
“Truyện Lục Vân Tiên” được viết trong thời gian nào? Được viết theo thể thơ nào?
Gv: Là truyện thơ Nôm mang tính chất là một truyện để kể nên khi đi vào nhân dân nó biến thành những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như “kể thơ”, “nói thơ”, “hát” Vân Tiên…
“Truyện Lục Vân Tiên” được viết ra nhằm mục đích trực tiếp là gì? -> Truyền dạy đạo lý làm người:
Hỡi ai lặng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước lành dè thân sau.
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.
Đạo lý làm người ở Truyện Lục Vân Tiên được nhắc tới đó là những điểm nào?
Em hãy tóm tắt tác phẩm một cách ngắn gọn nhất?
Nêu vị trí của đoạn thơ trích?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn cách đọc. Gv đọc mẫu. Hs đọc lại
Đoạn trích này có thể chia bố cục làm mấy phần?
P1: Từ đầu đến “Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”: Lục Vân Tiên đánh cướp.
P2: Còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp.
Văn bản được biểu đạt theo phương thức nào?
Hết tiết 36 chuyển tiết 37
* Hướng dẫn phân tích:
Thảo luận: Hình ảnh LVT đánh cướp được miêu tả trong những câu thơ nào? Cách miêu tả như thế gợi cho em nhớ đến hình ảnh những nhân vật nào trong truyện cổ Trung Hoa và truyện dân gian? Qua đó ta thấy LVT có những phẩm chất gì?
-> Nhân vật LVT gợi nhớ đến người anh hùng dân gian Thạch Sanh, Triệu Tử (Tam Quốc chí). Hành động giết cướp cứu người của chàng cho thấy tài đức của con người vị nghĩa vong thân, khí khái của bậc anh hùng bênh vực kẻ yếu, chiến thắng gian tà.
Gv: Truyện LVT miêu tả nhân vật ít chú ý đến diễn biến nội tâm mà thường đặt nhân vật vào những tình huống khác nhau của đời sống, rồi bằng hành động, cử chỉ, lời nói của mình, nhân vật tự bộc lộ tính cách
HS đọc lại đoạn sau trận đánh, những lời nói của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga.
Qua lời nói của chàng với KNN, em thấy chàng có những phẩm chất tốt đẹp nào? Tìm những câu thơ nói lên những phẩm chất ấy?
- Ân cần, cảm thông với phụ nữ, giữ đúng chuẩn mực, đạo lí, phép tắc trong XHPK “nam nữ thụ thụ bất thân”.
- Có đức tính khiêm nhường, không màng trả ơn. Đối với chàng, làm việc nghĩa như là bổn phận, là lẽ tự nhiên.
Cách cư xử của chàng mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán xưa nay.
Thông qua hình ảnh LVT, NĐC đã gửi gắm điều gì với chúng ta? -> NĐC gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình vào hình tượng lí tưởng của nhân dân ta.
HS đọc những câu thơ giải bày của KNN.
Em thấy KNN có những phẩm chất gì: từ lời ăn tiếng nói đến hành động cử chỉ?
Theo em KNN chịu ơn lớn nhất của LVT là gì? Câu thơ nào thể hiện điều đó?
-> Nguyệt Nga là người chịu ơn, không chỉ là ơn cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng (đối với người con gái, điều đó còn quí hơn tính mạng).
Theo em nhân vật KNN trong đoạn trích này được miêu tả theo hình thức nào? Ngôn ngữ của tác giả ra sao?
Qua phân tích có thể khái quát tính cách của KNN như thế nào?
Thông qua hình ảnh KNN, NĐC muốn giáo dục đạo lý làm người của chúng ta ntn nữa?
-> Giữ trọn đạo lí ở đời: ăn quả nhớ kẻ trồng cây...
* Hướng dẫn Tổng kết
GV khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích.
Nêu ý nghĩa của văn bản?
Vài Hs nêu. Gv chốt ý, ghi bảng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) là nhà thơ Nam Bộ, sống, sáng tác vào thế kỉ XIX.
- Có nghị lực sống cao cả và cống hiến hết sức cho đời.
- Lòng yêu nước mãnh liệt và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
2. Tác phẩm
- Thời gian ra đời: Khoảng đầu những năm 50 thế kỉ XIX.
- Thể thơ: Truyện thơ Nôm làm theo thể thơ lục bát.
- Mục đích: Viết ra nhằm truyền dạy đạo lý làm người:
+ Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người;
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp;
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
- Tóm tắt: (Sgk/113)
3. Vị trí đoạn trích
Nằm phần đầu tác phẩm
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, giải nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 2 phần
2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả.
Hết tiết 36 chuyển tiết 37
2.3. Phân tích
a. Nhân vật Lục Vân Tiên
* Lục Vân Tiên đánh cướp:
- Bẻ cây làm gậy... xông vô
- Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân
- ... tả đột hữu xông
- Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
-> Dũng cảm, tài năng, xả thân vì việc nghĩa một cách vô tư, không vị lợi.
=> Anh hùng.
* Lục Vân Tiên nói chuyện với Kiều Nguyệt Nga
- ... nghe nói động lòng.
Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái ta là phận trai.
-> Dễ cảm thông, đứng đắn, giữ gìn lễ giáo.
- Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
-> Con người chính trực, khiêm nhường, trọng nghĩa khinh tài, không màng trả ơn.
=> Hình ảnh đẹp, lí tưởng của nhân dân.
b. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga
- Cách xưng hô: “quân tử” - “tiện thiếp” rất khiêm nhường.
- Nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước:
+ “Làm con đâu dám cãi cha”,
+ “Chút tôi liễu yếu đào thơ
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần”…
- Trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết: đáp ứng lời thăm hỏi của Vân Tiên, bộc lộ niềm cảm kích, xúc động:
Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
- Mang ơn nặng, áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn:
+ Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
+ Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.
-> Nhân vật chủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói. Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gần với lời nói thường.
-> Nguyệt Nga là cô gái khuê các, nết na, có học thức và cũng rất hiếu thảo, ân tình.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
b. Nội dung: Ghi nhớ (Sgk/115)
* Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu người của tác giả.
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc thuộc một đoạn trong văn bản
- Nắm vững nội dung phân tích. Học thuộc ghi nhớ và ý nghĩa văn bản.
- Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
- Chuẩn bị bài: Trau dồi vốn từ.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 08 Ngày soạn: 06/10/2013
Tiết: 38 Ngày dạy: 08/10/2013
TRAU DỒI VỐN TỪ
A. Mức độ cần đạt
Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Kỹ năng
Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ
Tự giác tích cực trau dồi vốn từ cho bản thân.
C. Phương pháp
Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, …
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................)
2. Bài cũ: Thế nào là thuật ngữ? Nêu đặc điểm của thuật ngữ? Cho ví dụ minh họa.
3. Bài mới: Trong xã hội ngày nay nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng tăng. Điều đó đòi hỏi phải trau dồi vốn từ thêm phong phú và sinh động. Vậy làm thế nào để trau dồi vốn từ? Chúng ta tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
Gọi HS đọc ý kiến của Phạm Văn Đồng.
Qua ý kiến trên,em hiểu tác giả muốn nói điều gì?
-> Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của của người Việt; muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt ta luôn trau dồi vốn từ của mình.
- Đọc VD Sgk/100 được ghi ở bảng phụ.
Xác định lỗi diễn đạt trong những câu trên? Giải thích vì sao có những lỗi này? (Trong 3 câu trên người viết mắc lỗi dùng từ . Trong câu (a) dùng từ đẹp bị thừa vì từ thắng cảnh có nghĩa là cảnh đẹp; câu (b) dùng sai từ dự đoán, vì dự đoán có nghĩa là đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai. Vì thế ở đây chỉ có thể dùng những từ như: phỏng đoán, ước đoán; trong câu (c) dùng sai từ đẩy mạnh, vì đẩy mạnh có nghĩa là thúc đẩy cho sự phát triển nhanh lên. Nói về quy mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp, chứ có thể nhanh hay chậm được)
Như vậy để biết dùng tiếng ta cần phải làm gì?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 1 Sgk/100.
Rèn luyện để làm tăng vốn từ
Gọi HS đọc ý kiến của Tô Hoài Sgk/100.
Em hiểu ý kiến đó ntn? -> Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách trau dồi lời ăn tiếng nói của nhân dân.
So sánh hình thức trau dồi vốn từ đã được nêu trong phần trên và hính thức trau dồi vốn từ của Nguyễn Du qua đoạn văn phân tích của Tô Hoài? -> Qua phần trên chúng ta đề cập đến việc trau dồi vốn từ trong quá trình rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Còn trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến đều theo hình thức học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
GV khái quát nội dung ghi nhớ 2 sgk/101
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Bài 1: Chọn cách giải thích đúng
Bài 2: Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt
(HS thảo luận)
Bài 3: Sửa lỗi dùng từ (HS thảo luận)
Bài 4: Hướng dẫn HS về nhà làm
Bài 5: Hướng dẫn HS về nhà làm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung
1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
1.1. Phân tích ví dụ
a. Đẹp (thừa)
b. Dự đoán (sai)
c. Đẩy mạnh (sai)
-> Lỗi dùng từ.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/100)
2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ
2.1. Phân tích ví dụ
Ý kiến của Tô Hoài
=> Trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học hỏi lời ăn tiếng nói của nhân dân
2. Ghi nhớ 2: (Sgk/101)
II. Luyện tập
Bài 1:
- Hậu quả: Kết quả xấu
- Đoạt: chiếm được phần thắng
- Tinh tú: Sao trên trời
Bài 2:
a. Tuyệt chủng: bị mất hẳn nòi giống
b. Tuyệt giao: cắt đứt mọi quan hệ
c. Tuyệt tự: không có con trai nói dõi
d. Tuyệt thực: nhịn ăn hoàn toàn
e. Tuyệt đỉnh: điểm cao nhất, mức cao nhất
g. Tuyệt mật: giữ bí mật tuyệt đối
h. Tuyệt tác: tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ
i. Tuyệt trần: nhất trên đời, không có gì sánh bằng
Bài 3:
a. Về khuya đường phố rất yên tĩnh (vắng lặng)
b. …… Việt Nam đã thiết lập ……
c. …………….. tôi rất cảm động (xúc động, cảm phục)
III. Hướng dẫn tự học
- Học bài, làm bài tập còn lại.
- Hiểu và biết cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng.
- Lập dàn ý bài viết TLV số 1.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 08 Ngày soạn: 06/10/2013
Tiết: 39 Ngày dạy: 08/10/2013
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. Mức độ cần đạt
- Ôn tập, củng cố về văn thuyết minh.
- Đánh giá các ưu điểm, nhược điểm của một bài viết cụ thể về các mặt:
+ Kiểu bài: có đúng là văn bản thuyết minh không?
+ Nội dung: các tri thức cung cấp có đầy đủ, khách quan không?
+ Có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách có hiệu quả và hợp lý không?
B. Chuẩn bị
GV: chấm bài, nhận xét rút ra ưu khuyết điểm chính của học sinh.
HS: Lập dàn bài, ôn lại kiến thức về văn thuyết minh.
C. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................)
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 2 Hs.
3. Bài mới: Để biết kết quả bài viết Tập làm văn số 1, cũng như các lỗi sai các em mắc phải để khắc phục giúp các bài viết lần sau tốt hơn, cô sẽ trả bài cho các em và hướng dẫn khắc phục các lỗi đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Nhắc lại đề
Gv gọi Hs nhắc lại đề bài.
Gv chép lại đề lên bảng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý
Thể loại của đề bài là gì? Đề yêu cầu chúng ta làm gì? Để làm được điều đó chúng ta phải xác định các ý ra sao? Gv treo bảng phụ ghi các ý cơ bản cần trình bày:
- Nguồn gốc của cây cà phê.
- Sự phân bố của cây cà phê ở nước ta.
- Phân loại các loại cây cà phê.
- Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
- Vai trò, ý nghĩa của loại cây này trong cuộc sống …
Hoạt động 3: Hướng dẫn lập dàn ý
- Thảo luận (5p): Từ dàn ý đã chuẩn bị ở nhà, các em hãy thảo luận với nhau xem bài làm của mình đã đạt được những yêu cầu nào, chưa đạt yêu cầu nào?
Gv treo bảng phụ ghi dàn bài cho hs xem.
Hs chép dàn ý vào vở.
Hoạt động 4: Nhận xét ưu – khuyết điểm
Ưu điểm: Đa số các em viết đúng kiểu bài, cung cấp được tri thức về cây cà phê giúp người đọc hiểu được đối tượng. Một số em kết hợp khá linh hoạt phương thức biểu đạt miêu tả và biểu cảm ttrong văn bản thuyết minh. Một số em sắp xếp ý khá hợp lí, hình thức bài làm khá đẹp, cân đối và đảm bảo bố cục.
Nhược điểm: Một số em diễn đạt yếu, trình tự thuyết minh lộn xộn theo kiểu nhớ gì viết nấy. Thông tin trong bài văn thuyết minh đôi chỗ chưa chính xác. Ngoài ra, một số bạn bài viết không đảm bảo yêu cầu về dấu chấm, phẩy, viết sai chính tả, sai ngữ pháp, … Những lỗi này các em phải khắc phục trong bài viết sau.
Hoạt động 5: Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
(Xem cuối giáo án)
Gv chia nhóm, phát phiếu học tập, đưa ra các lỗi sai điển hình. Hs thảo luận nhóm và sửa ngay trong phiếu. Gv nhận xét. Sửa lỗi cho Hs. Hs chép vào vở.
Hoạt động 6: Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài
Cho Hs xem kỹ bài làm của mình. Nhận xét lời phê và các chỗ có mực đỏ. Phát hiện lỗi sai trong bài làm của mình. Hs: Đối chiếu bài làm với dàn ý, sửa bài.
Hoạt động 7: Đọc bài mẫu
Bài của các em Hòa, Thọ.
Hoạt động 8: Ghi điểm, thống kê chất lượng
Lớp
Sĩ số
>= 5
>= 8
< 5
<= 3
9A1
33
9A5
18
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học thêm ở nhà.
I. Đề bài: Cây cà phê ở quê em.
II. Tìm hiểu đề, tìm ý
1. Tìm hiểu đề
- Thể loại: văn thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật.
- Đối tượng: cây cà phê.
2. Tìm ý
III. Dàn ý
(Xem giáo án tiết 14 - 15)
IV. Nhận xét ưu, khuyết điểm
V. Hướng dẫn sửa lỗi
VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, sửa bài
VII. Đọc bài mẫu
VIII. Ghi điểm, thống kê chất lượng
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Xem lại dàn ý, làm lại bài kiểm tra một lần nữa.
- Chú ý các lỗi mắc phải, ghi sổ tay để rút kinh nghiệm cho lần sau.
- Chuẩn bị bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Hướng dẫn sửa lỗi:
Phần văn bản sai:
Nguyên nhân sai
Sửa lại
- Cây cà phê giúp người nông dân bớt nghèo và họ còn giàu để hàng sáng có tiền đi uống cà phê .
- Cà phê thường trổ bông vào độ tháng 5, mùa mưa...
- Cây cà phê có thể chế biến nước giải khát...
- Cây cà phê gắn bó với người nông dân Việt nam từ hàng nghìn đời nay.
- Diễn đạt yếu
- Sai kiến thức
- Nhận thức sai
- Thiếu hiểu biết về lịch sử phát triển của cây cà phê
- Cây cà phê mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình nông dân trên mảnh đất Tây Nguyên. Nhờ vậy, đời sống của người dân ở quê em ngày một khả giả.
- Cà phê thường trổ bông rộ vào độ tháng 2 – 3.
- Các sản phẩm đước chế biến từ cà phê rất đa dạng, như : làm kẹo, hương liệu, giải khát...
- Cây cà phê gắn bó với người dân Tây Nguyên từ hàng thập kỉ nay.
D. Rút kinh nghiệm
Tuần: 08 Ngày soạn: 08/10/2013
Tiết: 40 Ngày dạy: 10/10/2013
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt
- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong một văn bản tự sự.
- Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc - hiểu văn bản.
B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ.
1. Kiến thức
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
3. Thái độ
Tự giác tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề…
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................)
2. Bài cũ: Kiểm tra 15 phút. (Đề, đáp án xem cuối giáo án)
3. Bài mới: Ở lớp 8 các em được học về yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự nhưng chủ yếu mới ở dạng miêu tả bên ngoài. Ở người thì chủ yếu miêu tả ngoại hình. Hôm nay các em tiếp tục được rèn luyện về miêu tả nhưng ở dạng nâng cao hơn đó là miêu tả nội tâm. Vậy thế nào là miêu tả nội tâm? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu vấn đề này.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Gọi HS đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Hs thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV: Đoạn đầu và cuối tập trung miêu tả cảnh vật nhưng mục đích để thể hiện tâm trạng của nàng Kiều. Đoạn giữa tập trung miêu tả những suy nghĩ của nàng Kiều về thân phận cô đơn, bơ vơ, đất khách, nghĩ về cha mẹ, chốn quê nhà ai chăm sóc, phụng dưỡng lúc tuổi già.
- HS đọc đoạn trích Lão Hạc của Nam Cao
Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả?
Miêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sư
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
Gv chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một bài tập.
Bài 1: Gọi Hs đọc đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” thực hiện yêu cầu bài tập 1.
- HS tự thuật lại bằng lời văn của mình.
- GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
Bài 2: Gọi HS đọc lại đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán”.
Đoạn trích kể về việc gì? Vậy em hãy nhập vai Kiều kể lại việc báo ân, báo oán trong đó chú ý bộc lộ trực tiếp tâm trạng Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư. Chú ý: người viết xưng tôi. Trong quá trình kể, kết hợp dẫn lời, dẫn ý nhân vật khác, tái hiện lại tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.
Bài 3: GV hướng dẫn HS viết vào giấy nháp, đọc trước lớp. HS khác nhận xét
- GV cho điểm những bài viết tốt.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung về yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
1. Phân tích ví dụ:
a. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:
- 4 câu thơ đầu: Cảnh sắc thiên nhiên.
-> Tả ngoại cảnh.
- 8 câu cuối: Vừa miêu tả ngoại cảnh vừa miêu tả tâm cảnh.
-> Miêu tả cảnh vật để thể hiện nội tâm nhân vật.
- 8 câu giữa: Diễn tả ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
-> Miêu tả nội tâm.
b . Tả nét mặt Lão Hạc.
-> Tâm trạng đau khổ.
2. Ghi nhớ: (Sgk/117)
II. Luyện tập
Bài 1: Đoạn văn mẫu:
... Trong khi mụ mối và Mã Giám Sinh dường như đang “say đòn” với một cuộc mua bán vô tiền khoáng hậu thì nàng Kiều đáng thương chết lặng đi trong nỗi đau đớn, tủi nhục ê chề... Nàng đâu có ngờ cuộc đời mình lại đến nông nỗi này?... Cuối cùng thì cuộc mặc cả cũng đến hồi kết thúc. Chao ôi, một người con gái tài sắc, đoan trang, hiếu thảo như nàng Kiều mà cuối cùng chỉ là một món hàng được định giá là ngoài bốn trăm lạng bạc ư?
Bài 2: Đoạn văn mẫu:
- Khi lính áp giải Hoạn Thư tới, tôi cố lấy giọng thật ngọt ngào, hỏi: “Ơ kìa, sao tiểu thư lại đến nông nỗi này?”
- Lúc đầu tôi cũng có ý định trừng phạt Hoạn Thư thật nặng, vì thế tôi mới dựng nên cảnh “Dưới cờ gươm tuốt nắp ra/Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư” nhưng bây giờ thì biết xử lí ra sao đây? Nếu ta cứ cố tình giết HoạnThư thì hóa ra ta chỉ là một mụ đàn bà nhỏ nhen? Còn nếu không trả thù Hoạn Thư thì sao nhỉ? Có lẽ ta sẽ chẳng còn cơ hội nào trả thù nữa…
Bài 3: HS viết, đọc trước lớp.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- Học bài, xem lại các đoạn trích miêu tả nội tâm nhân vật đã học
- Phân tích một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả tâm trạng nhân vật đã học
- Soạn bài: Chương trình địa phương phần văn.
E. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- NV 9 tuan 8.doc