Giáo án ngữ văn: Chí Phèo- Nam Cao

A. Yêu cầu cần đạt:

Giúp học sinh

1. Về kiến thức:

Bậc 1: Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao

Bậc 2: - Hiểu và phân tích được các nhân vật chính, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.

- Phân tích được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nam Cao

Bậc 3: So sánh với một số tác phẩm khác của Nam Cao (Lão Hạc, Đời thừa) và hình tượng nhân vật có những nét tương tự của nhà văn khác (AQ)

 

2. Về kĩ năng:

- Rèn luyện được kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại và đặc trưng phong cách của nhà văn

- Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự

 

3. Về thái độ:

- Nhận thức được những điều bất công, tàn bạo tồn tại trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

- Bồi dưỡng lòng yêu thương, đồng cảm với nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao nói riêng và thân phận của những người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ nói chung.

 

doc24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 87630 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn: Chí Phèo- Nam Cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Tiết: 2 tiết -Thể loại: Truyện hiện đại -Lớp dạy: -Ngày soạn: 04/10/2012 - Người dạy: Hoàng Giang Quỳnh Anh CHÍ PHÈO - Nam Cao - A. Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh 1. Về kiến thức: Bậc 1: Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao Bậc 2: - Hiểu và phân tích được các nhân vật chính, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm. - Phân tích được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nam Cao Bậc 3: So sánh với một số tác phẩm khác của Nam Cao (Lão Hạc, Đời thừa) và hình tượng nhân vật có những nét tương tự của nhà văn khác (AQ) 2. Về kĩ năng: - Rèn luyện được kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại và đặc trưng phong cách của nhà văn - Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự 3. Về thái độ: - Nhận thức được những điều bất công, tàn bạo tồn tại trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám - Bồi dưỡng lòng yêu thương, đồng cảm với nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao nói riêng và thân phận của những người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ nói chung. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: SGK, giáo án - Học sinh: + Tìm hiểu về tác giả Nam Cao: thân thế sự nghiệp, tác phẩm chính, quan điểm nghệ thuật. + Tìm hiểu về tác phẩm Chí Phèo: đọc toàn bộ truyện, tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác, những tên trước đó,.. + Soạn bài theo hướng dẫn SGK + Đọc “AQ chính truyện” – Lỗ Tấn C. Phương pháp, phương tiện dạy học: 1. Phương pháp dạy học: - Sử dụng tích hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu, tái tạo, diễn giảng, đàm thoại,… trong bài giảng, để học sinh có thể tích cực, chủ động tham gia vào bài học. 2. Phương tiện dạy học: - Sử dụng máy chiếu: chiếu một trích đoạn phim Làng Vũ Đại ngày ấy D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định và tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hình thức: câu hỏi vấn đáp cho một, hai học sinh hoặc 1 nhóm học sinh; có thể làm bài 15 phút. - Câu hỏi: Trình bày ngắn gọn những khái lược về truyện và những yêu cầu về đọc truyện, từ đó nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 3. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt I. Phần một: Tác giả Hoạt động 1: TÌM HIỂU VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ, CON NGƯỜI, VÀI NÉT VỀ SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA NAM CAO - Chiếu một đoạn phim hoặc những hình ảnh về nhà văn Nam Cao, quê hương, gia đình, ngôi mộ, nhà tưởng niệm. - Chơi trò chơi: Sau khi kết thúc hình ảnh hoặc đoạn phim, GV cho học sinh của 4 tổ thay phiên lên bảng viết những đặc điểm tiêu biểu về nhà văn Nam Cao: thân thế sự nghiệp, tác phẩm chính, quan niệm sáng tác,.. Hết 3 phút, hoạt động dừng lại. Đội nào viết được nhiều thông tin chính xác, trình bày đẹp sẽ chiến thắng. - Kết thúc trò chơi, giáo viên sẽ tổng hợp lại kiến thức. ? GV: Em có nhận xét gì về cuộc đời, sự nghiệp của Nam Cao - Học sinh trả lời theo định hướng giáo viên đưa ra và dựa theo đoạn viết trong SGK, tự tóm tắt những ý chính. I. Vài nét về tiểu sử và con người của Nam Cao 1. Tiểu sử: - Tên khai sinh: Trần Hữu Tri (1917 – 1951) - Quê quán: Làng Đại Hoàng, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. - Làng xuất hiện nhiều trong sáng tác của Nam Cao với cái tên Vũ Đại. Dân làng thường trồng chuối, mía, trầu, một số làm thêm nghề dệt và những mặt hàng đơn giản. tuy vậy, dân đông, ruộng ít, lại là vũng chiêm trũng, thời trước mỗi năm chỉ 1 vụ, bị cường hào bóc lột trắng trợn, nặng nề nên tuy có nghề phụ, dân ở đây vẫn nghèo - Học hết bậc thành chung, 1935 ông theo cậu vào Sài Gòn, có ý định ra nước ngoài học nhưng không thành. Sau hơn 3 năm, do đau ốm, ông về quê. Từ đó, sống vất vưởng khi thì làm ông giáo trường tư, khi thì viết văn, làm gia sư, lúc phải sống nhờ vợ. - Đầu năm 1943, tham gia nhóm văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. Từ đó đến lúc hi sinh, ông một lòng tận tụy phục vụ cách mạng và kháng chiến: + 1946 có mặt trong đoàn quân Nam tiến vào đến Nam Trung Bộ +1947 lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ phục vụ kháng chiến. +1950 tham gia chiến dịch Biên giới +Tháng 11/ 1951 khi đang trên đường công tác ở vùng địch hậu Liên khu 3, ông bị giặc Pháp phục kích và sát hại. ? GV: Dựa trên những tìm hiểu về Nam Cao, em có suy nghĩ gì về con người của Nam Cao - Dựa theo những ý chính trong SGK, HS tóm lược ngắn gọn. 2. Con người Nam Cao: - Là con người bề ngoài lạnh lung, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú - Luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ hẹp cho xứng với hai chữ CON NGƯỜI. - Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình yêu thương, đặc biệt, có sự gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt. - Hay suy nghĩ nhiều về những vấn đề trong đời sống và rút ra những nhận xét có tầm triết lí sâu sắc, mới mẻ. → đặc điểm trong văn của Nam Cao phản ánh đúng con người nhà văn. - GV tóm tắt cho học sinh về sự nghiệp văn học của Nam Cao - HS vừa theo dõi trong SGK vừa lắng nghe II. Sự nghiệp văn học: 1. Quan điểm nghệ thuật: - Nam Cao là một nhà văn rất có ý thức về trách nhiệm của người cầm bút. Quan điểm của ông được thể hiện một cách khá hệ thống, sâu sắc, nhiều khía cạnh bất ngờ, tiến bộ. - Theo ông, nghệ thuật chân chính là nghệ thuật: + Phải gắn bó với hiện thực đời sống (đời sống của nhân dân lao động) + Phải thấm nhuần nội dung nhân đạo cao cả. + Nghề văn phải là nghề sáng tạo không ngừng. Để có được điều ấy, nhà văn luôn phải có lương tâm, trách nhiệm với nghề nghiệp. (Không được cẩu thả, “cẩu thả trong văn chương thật đê tiện” ) 2. Các đề tài chính: - Trước Cách mạng: sáng tác của Nam Cao tập trung vào 02 đề tài chính * Người trí thức nghèo: + Nhân vật: thường là những nhà văn nghèo, những giáo khổ trường tư,.. +Phản ánh chân thực tình cảnh nghèo khổ, tủi cực, buồn thảm của người trí thức tiểu tư sản nghèo, đồng thời làm toát lên không khí ngột ngạt bế tắc của 1 xã hội đứng trước vực thẳm khủng hoảng. + Đi sâu vào bi kịch tinh thần của họ: bi kịch của con người ý thức về sự sống, khao khát vươn tới một cuộc sống có ý nghĩa, muốn hoàn thiện nhân cách và sống bằng tình yêu thương nhưng bị điều kiện nặng nề của đời sống thực tế làm cho không thực hiện được → Từ đó, lên án xã hội bóp nghẹt quyền sống và phá hoại tâm hồn con người. +Ghi lại cuộc đấu tranh tư tưởng của người trí thức chống lại sự cám dỗ của lối sống ích kỉ, hưởng lạc, sự đầu độc của môi trường dung tục để vươn lên lẽ sống nhân đạo. * Người nông dân nghèo: + Quan tâm tới những số phận khốn khổ của những ai thấp cổ bé họng, thường xuyên bị đè nén, áp bức nặng nề nhất. +Những người bị hắt hủi, xúc phạm về nhân phẩm → Nam Cao đã đứng vững trên lập trường nhân đạo, thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với họ, lên án xã hội tàn bạo đã tàn phá cả thể xác và tâm hồn họ - Sau Cách mạng: + Tận tụy phục vụ kháng chiến và cách mạng ( “Đôi mắt”, “Nhật kí ở rừng”) 3. Phong cách nghệ thuật: -Quan tâm đến đời sống tâm hồn của con người. Có khả năng đi sâu vào thế giới tâm lí của con người. - Xây dựng nhân vật điển hình sống động, chân thực. - Kết hợp giữa tính chân thực cao độ trong miêu tả với giá trị khái quát to lớn khiến cho ý nghĩa tác phẩm thường rộng hơn phạm vi đồi sống được phản ánh rất nhiều. -Có giọng điệu riêng: buồn thương, chua chat, dwungr dưng lạnh lung mà đầy thương cảm. II. Phần hai: Tác phẩm Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU KHÁI QUÁT - GV nói ngắn gọn: + Chí Phèo ban đầu được Nam Cao đặt tên là “Cái lò gạch cũ”, khi ra mắt độc giả lần đầu, NXB tự đổi thành “Đôi lứa xứng đôi” (In trong tập “Đôi lứa xứng đôi” gồm 11 truyện ngắn, NXB Đời mới, Hà Nội, 1941). Sau này, khi in lại trong tập “Luống cày” (Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946) Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo. + Nam Cao bắt đầu sáng tác từ năm 1936 những đến Chí Phèo – tác phẩm được coi là kiệt tác của văn xuôi Việt Nam, tác giả mới khẳng định tài năng của mình. ? GV: Mở đầu tác phẩm: Xuất hiện một con người cô đơn. Tiếng chửi chìm trong yên lặng, không ai để ý đến hắn → Cách mở truyện độc đáo khiến người đọc bắt nhịp được ngay với tác phẩm, kích thích trí tò mò của người đọc về một nhân vật thật đáng thương! Vậy hắn là ai mà đến nông nỗi ấy? - HS có thể trả lời dựa theo cách vào truyện độc đáo của tác phẩm: + Hắn là một kẻ hoàn toàn say (căn cứ vào tiếng chửi vu vơ, mơ hồ, "nghiến răng vào mà chửi") + Hắn say nhưng có phần tỉnh (căn cứ vào tiếng chửi dần được cụ thể hóa đối tượng chửi: "trời" - "đời" - "tất cả làng Vũ Đại" - "đứa nào không chửi nhau với hắn" - "cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo" hoặc HS có thể căn cứ vào mức độ hung hăng của Chí Phèo ngày một tăng theo tiếng chửi: "chửi" - "chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn" - "chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn" - "nghiến răng vào mà chửi"; hoặc HS có thể dựa vào cả độ hung hăng và văn vẻ trong lời chửi của Chí Phèo để kết luận) Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU CHI TIẾT 1. Hình tượng Chí Phèo: a. Trước khi vào tù: - Chí Phèo là một con người bất hạnh: bị bỏ rơi, không rõ cha mẹ, không biết quê hương, được người ta nhặt về từ chiếc lò gạch cũ, người làng chuyền tay nhau nuôi. - Là một con người lương thiện: +Sống bằng sức lao động từ nhỏ (làm canh điền cho nhà bá Kiến) + Có mơ ước, suy nghĩ bình dị về mái ấm gia đình +Bị vợ ba bá Kiến sai làm việc xấu xa, Chí Phèo cảm thấy rất xấu hổ, nhục nhã → Một con người đầy ý thức về danh dự KL: Chí Phèo là một con người hiền lành, có quyền sống một cuộc sống đời thường, bình dị như những người lao động khác. ?GV định hướng: lí cường đẩy vào tù. Từ một anh Chí hiền lành qua 7,8 năm ở tù, nhà tù thực dân phong kiến đã biến Chí thành người như thế nào? - HS trả lời căn cứ dựa trên những biến đổi về ngoại hình và những biến đổi trong hành động của Chí Phèo. - Có thể căn cứ dựa trên cách ứng xử của lí Cường, bá Kiến (nhẹ nhàng, bình tĩnh, xoa dịu, an ủi, kết thân, dụ dỗ, lúc cười lúc quát, lúc nói nhỏ,..) để khẳng định thêm một lần nữa sau khi ra tù, cái say, cái tỉnh trong con người Chí Phèo luôn song hành đan xen, nhưng chính những lời nói của lí Cường, bá Kiến đã khiến Chí nhụt chí căm hờn, trở thành tay sai đắc lực ra sao và càng ngày càng bị lưu manh hóa như thế nào. b. Khi ở tù ra: - Nhân hình của Chí Phèo dị dạng: giống đặc thằng "săng đá", "phanh ngực xăm trổ", "con mắt gườm gườm", "mặt đen cơng cơng", "đầu trọc lốc",.. - Hành động cũng khác xưa: uống rượu say khướt, không trả tiền còn định đốt quán rồi xách vỏ chai đến nhà bá Kiến gây sự, đập đầu, rạch mặt ăn vạ, điệu bộ hung hăng,.. → Chí Phèo trở thành một kẻ lưu manh, thành tay sai của bá Kiến, tàn phá bao nhiêu hạnh phúc của những người lương thiện. Hắn đã trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Cùng với sự tha hóa về nhân hình, nhân tính, Chí Phèo còn rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Lời của bà cô Thị Nở là định kiến của xã hội lương thiện không chấp nhận những người như Chí Phèo. Cuộc sống của Chí Phèo là cuộc sống thú vật, tăm tối. → Nam Cao tố cáo xã hội lúc đó: tàn phá thể xác, hủy hoại tâm hồn người lương thiện: từ một người lao động hiền lành bị đẩy tới bần cùng rồi dần dần bị lưu manh hóa, và bị cự tuyệt quyền được làm người. ? GV dẫn dắt về cuộc gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở, kể ngắn gọn về lai lịch của Thị Nở, về cuộc gặp gỡ tình cờ (một người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ ế chồng ra sông kín nước ngồi nghỉ rồi ngủ quên, Chí Phèo say, về nhà gặp thị. Họ ăn nằm với nhau rồi cùng ngủ say dưới trăng. Nửa đêm, Chí Phèo đau bụng, nôn mửa, Thị Nở dìu hắn vào trong, đắp chiếu cho hắn rồi về. Chí Phèo ngủ thiếp, đến sáng sớm hôm sau mới dậy) Khi tỉnh dậy, tâm trạng của Chí Phèo có những biến chuyển gì? Nguyên nhân biến chuyển là do đâu? - HS trả lời dựa trên những đoạn văn trong SGK, có thể suy nghĩ nguyên nhân thay đổi của Chí Phèo là do trận ốm, hoặc do cuộc gặp gỡ với Thị Nở, hoặc có thể đây là lần đầu tiên sau khi ra tù, Chí Phèo thực sự tỉnh táo * Cuộc gặp gỡ với Thị Nở: (1) Tâm trạng của Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ: - “Bâng khuâng, mơ hồ buồn… tiếng chim hót vui vẻ quá… anh thuyền chài gõ mái chèo…” → Đó là âm hưởng của những tiếng gọi thiết tha từ cuộc sống bình dị, lương thiện, hôm nay Chí Phèo mới nghe thấy: + Nhớ về một thời quá khứ với mơ ước nhỏ bé về hạnh phúc + Ý thức về hiện tại: già, cô độc, ước mơ không thực hiện được. + Sợ cho tương lai: già, đói, rét, ốm đau, cô độc - ảm đạm → Tâm hồn Chí Phèo đã được hồi sinh: ý thức đầy đủ, sâu sắc về cuộc đời mình. Phần “người” trong Chí Phèo đã trở về (Chí Phèo buồn thương cho phận mình) GV dẫn dắt, định hướng về hình ảnh “bát cháo hành” của Thị Nở - HS ghi chép (2) Bát cháo hành của Thị Nở: Đây vừa là hình ảnh chân thực, vừa là hình ảnh mang nhiều lớp nghĩa. - Với Thị Nở, đây là bát cháo của tình thương, Thị tự nguyện mang cho Chí Phèo với tình yêu thương mộc mạc của mình - Với Chí Phèo, đó không phải là bát cháo bình thường: + Đây là lần đầu tiên hắn được người đàn bà cho một cách chân thành, tự nguyện, thương cảm. Bát cháo hành của Thị Nở là bát cháo hành của tình thương, còn hàm chứa cả hạnh phúc lứa đôi mà lần đầu tiên Chí Phèo có được. (Vì vậy, hắn “bang khuâng”, “mắt ươn ướt, vừa vui vừa buồn” ) → Bát cháo hành thắp sáng lên tình yêu thương, hạnh phúc lứa đôi đầu tiên trong cuộc đời Chí Phèo. - Bát cháo ấy cũng hồi sinh trong Chí Phèo bản chất hiền lành, lương thiện vốn có đầy mãnh liệt: + Ngạc nhiên rồi xúc động: “Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với Thị như với mẹ”, “Hắn hiền,… hắn them lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao” → Từ sau trận ốm, được đón nhận tình yêu thương mộc mạc của Thị Nở, Chí Phèo thực sự đã hồi sinh, trở thành anh canh điền xưa kia: hiền lành, lương thiện. Bản tính ấy trong con người Chí Phèo bị mất đi, nay mới có cơ hội thể hiện. Xã hội tàn ác (đại diện là Bá Kiến và nhà tù thực dân) ra sức hủy diệt bản tính ấy nhưng nó vẫn âm thầm tồn tại trong tâm hồn Chí Phèo, ngay cả khi Chí Phèo tưởng chừng như trở thành quỷ dữ. (*) Chí Phèo khát khao được sống lương thiện, muốn làm hòa với mọi người, mong muốn được sống trong xã hội lương thiện và nuôi hi vọng “Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được..” → Khát khao ấy của Chí Phèo thực đáng trân trọng → Hình ảnh bát cháo hành không chỉ thể hiện tính nhân đạo, lòng yêu thương, sự tin tưởng của nhà văn vào nhân vật của mình – nhân vật đại diện cho những người nông dân vốn hiền lành mà còn mặt khác thể hiện sự tinh tế, khẳng định tài năng của nhà văn trong miêu tả, xây dựng thế giới nội tâm của nhân vật. ?GV: Khi bị Thị Nở cự tuyệt, từ chối sống chung với Chí Phèo, tâm trạng của Chí Phèo như thế nào? - HS có thể lí giải nguyên nhân tại sao Thị Nở lại cự tuyệt Chí Phèo (do lời bà cô nên Thị Nở mới tìm đến Chí Phèo và nhất định cự tuyệt) và dẫn giải tới từng bậc cảm xúc của Chí Phèo khi Thị Nở đến cho tới khi Thị đẩy hắn ngã giúi và bỏ đi. - HS cũng có thể suy nghĩ hành động lăn ra sân, nhặt một hòn gạch vỡ toan đập đầu của Chí Phèo thể hiện Chí chưa hoàn toàn mất đi sự lưu manh trong hành động của mình và muốn ăn vạ. - HS có thể trả lời nhấn mạnh vào “khóc rưng rức” và “hơi cháo hành” để diễn tả sự tuyệt vọng của một con người khát khao tình yêu hạnh phúc mà không đạt được. (3) Khi bị Thị Nở cự tuyệt: - Đầu tiên trong Chí Phèo là cảm giác ngạc nhiên, thích chí trước sự giận dữ của Thị Nở, đến khi hiểu rõ sự thật, Chí “ngẩn người”, rồi “sửng sốt”. Chí Phèo “đuổi theo nắm tay” Thị Nở… rồi hắn “ôm mặt khóc rưng rức” → Cảm giác đau xót, cố níu kéo của Chí Phèo không chỉ là níu kéo tình yêu với Thị Nở mà với niềm khát khao được đến với cuộc đời lương thiện của những người sống lương thiện. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo hoàn toàn rơi vào tuyệt vọng (Chi tiết “hơi cháo hành” được nhắc đi nhắc lại thể hiện niềm khát khao tình yêu của Chí): Chí Phèo lại rơi vào bi kịch tinh thần của con người sinh ra là người nhưng lại không được làm người. (“khóc rưng rức”: khóc nhiều, khóc trong cay đắng tủi nhục) KL: (1) Tâm trạng của Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở theo mạch: Thức tỉnh → Hy vọng → Đau đớn → Tuyệt vọng (2) Thị Nở đã giúp Chí Phèo phát hiện lại chính mình nhưng Thị Nở cũng là nỗi đau sâu thẳm của Chí Phèo. Nghèo, xấu, dở hơi, thua thiệt đến thảm hại thế mà Chí vẫn không xứng đôi với Thị. Chính điều này tô đậm thêm cái bi đát, hẩm hiu trong số phận nhân vật (3) Nam Cao đã thể hiện cái nhìn nhân đạo bằng cách đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân ngay cả khi họ bị xã hội tàn ác cướp mất cả hình người, tính người. ?GV dẫn dắt: Chí Phèo định đi đến nhà Thị Nở để đâm chết thị và bà cô thị nhưng cuối cùng Chí Phèo lại đến nhà bá Kiến. Tại sao lại có sự mâu thuẫn trong hành động và dự định của Chí Phèo như vậy?Chí Phèo lúc đi có tỉnh hay không? - HS có thể suy nghĩ đây là một hành động hoàn toàn của một kẻ say hoặc hoàn toàn tỉnh táo và ý thức được những việc làm của mình, ý thức được kẻ thù và những gì đang xảy ra với mình. (4) Hành động giết bá Kiến: Nam Cao đã dẫn dắt tình tiết này: “Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”. - Chí Phèo đến nhà bá Kiến trong tâm trạng tuyệt vọng của một con người đã thức tỉnh, đau xót, phẫn uất. - Lúc Chí Phèo đi, qua cách miêu tả của Nam Cao, Chí đã rơi vào “trạng thái say mềm” nhưng dường như không hoàn toàn như vậy(tác giả cố ý đánh lừa người đọc). Chí Phèo say nhưng vẫn có phần tỉnh trong ý thức của mình: + Hiểu rõ nguyên nhân mình không thể lương thiện +Hiểu con đường cùng của mình “Tao muốn làm người lương thiện”… “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách.. biết không! Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không!...” → Hình ảnh “hơi cháo hành” cứ trở đi trở lại trong tiềm thức của Chí. Lúc tuyệt vọng nhất, “hơi cháo hành” lại hiện ra đẩy sâu Chí vào tuyệt vọng. Chính bát cháo hành của Thị Nở đã thức tỉnh Chí, giờ đây, chính “hơi cháo hành” là nơi níu giữ cuối cùng của Chí với cuộc đời này. Trong tiềm thức sâu xa, có lẽ Chí vẫn luôn khắc ghi: Bá Kiến là kẻ thù của đời mình. Vì thế, Chí Phèo không đến nhà Thị Nở mà đến nhà bá Kiến (Đây là lần thứ 3). KL: Đây là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân bị áp bức. Một mặt, nó phản ánh mâu thuẫn gay gắt không thể dung hòa giữa nông dân và địa chủ, mâu thuẫn ấy chỉ giải quyết được bằng máu. (Đây là hành động rất “Người” của Chí, nhưng cả làng Vũ Đại không ai hiểu được phần hồn lương thiện của Chí Phèo đã trở về). Mặt khác cũng phản ánh cảm quan hiện thực của Nam Cao ?GV: Tại sao sau khi giết bá Kiến, Chí Phèo lại tự kết liễu cuộc đời mình? Em hãy thử tưởng tượng suy nghĩ của Chí Phèo trước khi chết. - HS có thể trả lời theo 2 hướng: + Hành động tự kết liễu của Chí Phèo là một hành động có ý thức về thân phận của mình trong xã hội hiện tại, đây là con đường duy nhất và không có lối thoát. + Hành động tự kết liễu của Chí Phèo là một hành động của sự lấy máu rửa thù với người đã gây nên tội ác với mình. Từ đó có thể tưởng tượng suy nghĩ của Chí Phèo. (5) Hành động tự kết liễu của Chí Phèo: - Đó là cái chết thê thảm, thể hiện sự ăn năn, hối hận, Chí Phèo ý thức rõ tội ác mà mình gây ra. Nợ máu phải trả bằng máu. Chí không muốn sống cũng vì khi linh hồn trở về, Chí Phèo không thể cam chịu kiếp sống thú vật. Cái chết của Chí chứng tỏ khát khao trở về với cuộc sống lương thiện, với xã hội những người lương thiện còn cao hơn cả tính mạng. Cái chết của Chí là một minh chứng cho sức mạnh dù là tự phát, liều lĩnh của người nông dân bị đẩy vào đường cùng vẫn lớn lao như thế nào. Cái chết của Chí Phèo tố cáo cả một xã hội thực dân nửa phong kiến không chỉ đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa mà còn đẩy tới tận cùng, không cho người nông dân quay lại xã hội ấy nữa. - Cái chết cũng thể hiện lòng tin của tác giả vào bản chất lương thiện của người nông dân lao động sẽ mãi mãi không bao giờ mất đi. (6) Hiện tượng Chí Phèo chưa chấm dứt: Cái lò gạch cũ bỏ không hiện lên trong tâm trí Thị Nở phản ánh quy luật tàn bạo ấy của xã hội thực dân nửa phong kiến: Chừng nào còn giai cấp thống trị tàn bạo, người nông dân còn bị bần cùng hóa dẫn tới lưu manh hóa và mất đi cả nhân hình và nhân tính. ?GV nói ngắn gọn về hình tượng nhân vật bá Kiến - HS ghi chép và có thể bổ sung ý kiến: + Về thái độ của bá Kiến với Chí Phèo nói riêng, với dân làng nói chung. +Về những việc làm mà hắn đã gây nên trong làng Vũ Đại,… (thể hiện qua lời bàn tán của dân làng khi chứng kiến cái chết của hắn và Chí Phèo) 3. Hình tượng bá Kiến - Ấn tượng: giọng quát rất sang, cái cười Tào Tháo, “mềm nắn rắn buông”… - Nham hiểm ghê người: Trước sự việc Chí rạch mặt ăn vạ: + Bá Kiến giải tán đám đông +Giở giọng đường mật với Chí Phèo: mời vào nhà uống nước, nhận họ hàng, giết gà mua rượu, đãi thêm đồng bạc. → Hắn đi guốc trong bụng Chí Phèo: vừa ưa nịnh, vừa hám cái lợi trước mắt. Hắn đã đạt được 2 mục đích: vừa dập tắt ngọn lửa căm hờn trong con người Chí Phèo, vừa chuẩn bị biến Chí Phèo thành tay sai lợi hại. Thật xảo quyệt, lọc lõi! - Nhân cách bỉ ổi. KL: Bá Kiến vừa mang bản chất chung của giai cấp địa chủ cường hào, vừa có những nét riêng biệt, sinh động. Hoạt động 4: TỔNG KẾT GV tổng kết - HS ghi chép, đọc ghi nhớ SGK 4. Tổng kết: 1. Về nghệ thuật: - Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc - Kết cấu mới mẻ: tưởng như phóng túng nhưng rất chặt chẽ, logic - Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa, càng về cuối càng gay cấn với những tình tiết quyết liệt, bất ngờ. - Ngôn ngữ vừa sống động, vừa điêu luyện nghệ thuật, vừa gắn với lời ăn tiếng nói trong đời sống. -Trần thuật linh hoạt: nhập vai và chuyển vai tự nhiên. 2. Chủ đề: Tố cáo xã hội thực dân phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính. Đồng thời trân trọng phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của họ ngay khi tưởng chừng họ biến thành quỷ dữ. Hoạt động 5: MỞ RỘNG GV mở rộng thêm kiến thức cho HS liên hệ với nhân vật AQ có những nét tương đồng. -HS dựa vào việc đọc và tìm hiểu tác phẩm ở nhà có thể bổ sung ý kiến và trình bày suy nghĩ riêng 4. Củng cố - luyện tập: Học sinh chọn một trong hai đề(Bài về nhà) : Đề 1: Vì sao khi giết được kẻ thù, Chí Phèo lại tự kết liễu cuộc đời mình? Từ bi kịch đó, hãy nêu lên giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả của truyện ngắn Chí Phèo. Đề 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao từ khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời 5. Kiểm tra – Đánh giá: Phát phiếu bài tập cho học sinh làm trong thời gian 5 phút cuối giờ. PHIẾU BÀI TẬP Câu1. Tác phẩm nào của Nam Cao trực tiếp cho thấy Nam Cao xem “lòng thương” như một tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá nhân cách con người? A. Lão Hạc B. Đời thừa C. Giăng sáng D. Sống mòn Câu2. Nhận định nào dưới đây đã nêu được rõ nhất đóng góp riêng của Nam Cao khi viết về đề tài đời sống nông dân nghèo? A. Khơi sâu những vấn đề thuộc quan hệ gia đình nhỏ hẹp diễn ra âm thầm trong những túp lều tối tăm B. Thể hiện quá trình bần cùng hóa và li tán của người dân quê C. Phản ánh được tình trạng người dân nghèo hoặc bị hủy hoại nhân tính hoặc phải chịu tủi nhục đau đớn khi lâm vào tình trạng khốn cùng D. Thể hiện bi kịch bị tha hóa, bị từ chối quyền làm người. Câu3. Nhan đề Chí Phèo được dùng để đặt cho tác phẩm từ lúc nào? A. Trước năm 1941 B. Năm 1941 C. Năm 1946 D. Năm 1951 Câu4. Trong các mối quan hệ sau, đâu là mối quan hệ có tác động trực tiếp đến việc khơi sâu bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo? A. Chí Phèo – bá Kiến B. Chí Phèo – Thị Nở C. Chí Phèo – Năm Thọ, Binh Chức D. Chí Phèo – Tự Lãng Câu5. Trong truyện, Chí Phèo nhiều lần được thừa nhận là người có bản tính hiền lành, lương thiện. Riêng câu “Lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền” là lời của ai nhận xét về Chí Phèo? A. Lời bá Kiến B. Lời bà ba C. Lời người kể chuyện D. Lời Thị Nở Câu6. Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở đầu, được lặp lại ở cuối truyện ngắn Chí Phèo có ý nghĩa gì? A. giải thích lai lịch của Chí Phèo và những người lao động cùng cố như Chí Phèo B. Đưa ra lời cảnh báo về một quy luật: còn tồn tại cái xã hội làng Vũ Đại thì còn có kẻ tha hóa, bi kịch như Chí Phèo C. Gợi niềm thương cảm sâu sắc đối với những số phận nông dân nghèo bị tha hóa như Chí Phèo D. Dự báo về tương lai đứa con, cũng như cha nó, sẽ bị cuộc đời bỏ rơi trong quên lãng. Họ và tên học sinh:………………………………………………………… Lớp: ………………………………………………... Tài liệu tham khảo: Luận đề về Nam Cao, Trần Ngọc Hưởng, NXB văn nghệ TPHCM, năm 2000 Phân tích – Bình giảng tác phẩm văn học 11, Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), NXB Giáo dục năm 1999 Hỏi – đáp kiến thức Ngữ Văn 11, Lê Huy Bắc, Đỗ Việt Hùng (đồng chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam tái bản lần thứ nhất, năm 2009 Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 11 tập một, Nguyễn Văn Đường (chủ biên), NXB Hà Nội, năm 2007 Hướng

File đính kèm:

  • docGiao an Chi Pheo Nam Cao.doc
Giáo án liên quan