Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Năm học 2020-2021

Hoạt động 1. Tìm hiểu về đặc điểm

* HS đọc đoạn trích, chú ý các từ in đậm.

a- Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật ?

- móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.

GV: Người ta gọi các từ trên là từ tượng hình.

? Vậy, em hiểu từ tượng hình có đặc điểm gì ?

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

? Lấy thêm VD ?

- loã xoã, lênh khênh, méo mó, nhăn nhóm, .

b- Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người ?

- hu hu, ư ử.

? Em có thê tìm thêm các từ khác ?

- lắc rắc, sầm sập, ào ào, léo nhéo, rì rầm, .

GV: Gọi các từ trên là từ tượng thanh.

? Em hiểu TN là từ tượng thanh ?

- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

? Em hãy cho biết đoạn trích trên kể về ai, tả về cái gì ?

- Kể về lão Hạc. Tả về cái chết của lão Hạc.

? Trong các văn bản em đã học (Lượm, Tôi đi học, Trong lòng mẹ, . ) ở ĐV chứa phương thức biểu đạt nào tác giả hay dùng từ tượng thanh, tượng hình

 

docx8 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 15: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được thế nào là từ tượng hình, tượng thanh; đặc điểm, công dụng. 2. Kĩ năng: - Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả. - Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết. 3. Thái độ: - Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. - Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tình hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp đọc – hiểu và tạo lập văn bản. 4. Năng lực: - Năng lực chung: cảm thụ, tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác - Năng lực riêng: giao tiếp, đánh giá II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập nhanh. - Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và suy nghĩ trả lời câu hỏi trong SGK. III. Tiến trình dạy- học: 1. Tổ chức tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong tiết dạy 3. Bài mới (44 phút): HĐ của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt Hoạt động khởi động (3 phút) Cho hs nghe một số âm thanh, yêu cầu tìm từ láy miêu tả những âm thanh đó. Dẫn vào bài Trình bày Hoạt động hình thành kiến thức (15 phút) HĐ của GV Hoạt động 1. Tìm hiểu về đặc điểm * HS đọc đoạn trích, chú ý các từ in đậm. a- Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật ? - móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc. GV: Người ta gọi các từ trên là từ tượng hình. ? Vậy, em hiểu từ tượng hình có đặc điểm gì ? - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. ? Lấy thêm VD ? - loã xoã, lênh khênh, méo mó, nhăn nhóm, ... b- Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người ? - hu hu, ư ử. ? Em có thê tìm thêm các từ khác ? - lắc rắc, sầm sập, ào ào, léo nhéo, rì rầm, ... GV: Gọi các từ trên là từ tượng thanh. ? Em hiểu TN là từ tượng thanh ? - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. ? Em hãy cho biết đoạn trích trên kể về ai, tả về cái gì ? - Kể về lão Hạc. Tả về cái chết của lão Hạc. ? Trong các văn bản em đã học (Lượm, Tôi đi học, Trong lòng mẹ, ... ) ở ĐV chứa phương thức biểu đạt nào tác giả hay dùng từ tượng thanh, tượng hình ? - Miêu tả, tự sự. ? Vậy, em hãy cho biết, từ tượng thanh, tượng hình thường được sử dụng trong loại văn bản nào ? Văn tự sự và miêu tả. (GV: Những đoạn văn, bài văn biểu cảm cao, tác giả cũng sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình nhưng thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự ). Hoạt động 1. Tìm hiểu về công dụng * GV: Vậy dùng từ tượng thanh, tượng hình có giá trị gì, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp. ? Em hãy đọc lại các đoạn trích nhưng bỏ các từ in đậm móm mém, hu hu, ư ử, xồng xộc hoặc thay các từ vật vã = đau đớn, rũ rượi = rối, xộc xệch = không gọn gàng, sòng sọc = đưa đi đưa lại nhiều lần ... ? ? Các trích đoạn vừa đọc có giá trị NTN so với các trích đoạn có chứa các từ tượng thanh, tượng hình ? - Các trích đoạn không chứa từ tượng thanh, tượng hình ít giá trị biểu cảm hơn. Nó không lột tả được sự quá đau đớn, thê thảm về cái chết của lão Hạc. Nó cũng không cho ta thấy được sự lo lắng, sốt sắng và tình cảm thương xót của ông giáo. ? Vậy em hãy nêu giá trị, công dụng của việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình ? + Từ tượng thanh, từ tượng hình gợi âm thanh, hình ảnh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao. ? Qua bài học, em hãy nêu đặc điểm và công dụng của từ tượng thanh, tượng hình ? + HS trả lời.GV nhấn mạnh lại. + HS đọc ghi nhớ. * BTN: Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh làm bài tập. + ĐV: Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. ? Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn? Nêu tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn trích. ? Xác định từ loại một số các từ em đã tìm hiểu về từ tượng hình, từ tượng thanh ® nhận xét HĐ của trò PB cá nhân HS lấy VD PB cá nhân HS khá, giỏi PB cá nhân Thảo luận cặp đôi PB cá nhân HS khá, giỏi Nội dung cần đạt I – Đặc điểm, công dụng: 1 – Đặc điểm: a. Ví dụ. b. Nhận xét: - Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật (móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc) -> là từ tượng hình. - Những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người (hu hu, ư ử, rì rầm, áo ào, ... ) -> là từ tượng thanh. 2 – Công dụng: - Từ tượng thanh, tượng hình thường được sử dụng trong văn miêu tả và tự sự. - Từ tượng thanh, từ tượng hình gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, chân thực có giá trị biểu cảm cao trong văn miêu tả và tự sự. *- Ghi nhớ: SGK-49 Hoạt động luyện tập (22 phút) ? Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau? ? Tìm ít nhất 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người? - Kĩ thuật góc: 4 góc, mỗi góc tìm 5 từ. ? Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười. - Thảo luận: mỗi bàn 1 nhóm. - Thời gian:3 phút. - Gọi đại diện trình bày. ? Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau đây. - Giáo viên đánh giá, cho điểm. HS làm bài tập II/ Luyện tập. Bài tập 1 - Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo. - Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp. Bài tập 2 - Từ tượng hình gợi tả dáng đi của con người: lật đật, loạng choạng, thong thả, lò dò, vội vàng, chậm chạp, khệnh khạng, nhanh thoăn thoắt, (đi) lom khom, (đi) rón rén, đi (lạch bạch), (đi) cà nhắc... ... Bài tập 3 - Ha hả: cười to, khoái chí. - Hì hì: cười phát ra đằng mũi, biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành. - Hô hố: cười thô lỗ gây cảm giác khó chịu cho người nghe. - Hơ hớ: thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy giữ gìn. Bài tập 4 - Lắc rắc: Ngoài trời, mưa lắc rắc vài hạt. - Lã chã: Nước mắt nó cứ tuôn lã chã mãi khi nghe ông nội nó ốm. - Lấm tấm: Lấm tấm những bông xoan tím rơi xuống lối đi vào ngõ nhỏ. Hoạt động vận dụng (3 phút) Em sẽ vận dụng việc sử dụng từ tượng hình tượng thanh vào bài viết như thế nào? Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1 phút) - Xem trước bài: “Liên kết đoạn văn trong văn bản”. * Rút kinh nghiệm: ***************************************** Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 16: LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu được - Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối). - Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng: Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản. 3. Thái độ: Biết cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn , làm cho chúng liền ý, liền mạch. 4. Năng lực: - Năng lực chung: tự duy, thẩm mĩ - Năng lực riêng: tự học, giải quyết vấn đề II. Chuẩn bị: - Giáo viên: giáo án, SGV, SGK, STK - Học sinh: học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình dạy – học: 1. Tổ chức tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong tiết dạy 3. Bài mới (44 phút): Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút) Trình chiếu 2 đoạn văn trong VB Ngô Tất Tố và Tác phẩm “Tắt đèn” ? VB gồm mấy đoạn? Chúng được liên kết với nhau ntn? Dẫn vào bài Trình bày HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (17 phút) Hoạt động của GV Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác dụng của việc liên kết - Hs đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi nhận xét. ? Hai đoạn văn ở mục I.1 có mối liên hệ gì không? Tại sao. - Hai ĐV tuy cùng viết về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau. Vì: Theo lôgic thông thường thì cảm giác ấy phải là cảm giác hiện tại khi chứng kiến cảnh tựu trường hiện tại ( vì ĐV trước đang MT cảnh hiện tại). Bởi vậy người đọc sẽ cảm thấy hẫng hụt, khó hiểu khi đọc ĐV sau. * HS đọc 2 ĐV của nhà văn Thanh Tịnh (BT 2 Tr. 50,51). ? Hai ĐV này có gì khác 2 ĐV trước ? ? Theo em, từ “đó” có tác dụng gì ? + Từ “đó” tạo cho người đọc sự liên tưởng đến ĐV 1 (“ đó” thay thế cho thời gian hiện tại đang nói ở ĐV 1), -> “trước đó” sẽ là thời gian quá khứ. * GV: Cụm từ “ trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết 2 đoạn văn trên. ? Vậy, em hãy cho biết làm thế nào để các ĐV liên kết đựoc với nhau ? và tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản là gì ? + Liên kết các ĐV bằng các phương tiện liên kết. + Để tạo mối liên hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn. * GV: Vậy có những PTLKết nào để LK đoạn văn. -> - Phương tiện liên kết là việc sử dụng từ, cụm từ, câu ... để chuyển đoạn và thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng. - Hs đọc ghi nhớ 1 HĐ của trò HS đọc VD PB cá nhân HS khá, giỏi PB cá nhân Nội dung cần đạt I/ Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản. 1/ Ví dụ. a. - Đoạn 1: Tả cảnh sân trường Mĩ Lý trong ngày tựu trường. - Đoạn 2: Cảm giác nhân vật "tôi" 1 lần ghé qua thăm trường trước đây. b. - Đầu ĐV 2 có thêm cụm từ “Trước đó mấy hôm": có ý nghĩa bổ sung về thời gian. 2/ Nhận xét. - Cụm từ trên đã tạo sự lk về mặt ND- HT giữa ĐV2 với ĐV1, tạo sự gắn kết chặt chẽ, liền ý, liền liền mạch cho hai đoạn văn. -> Tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước. - Liên kết các ĐV bằng các phương tiện liên kết. - Tác dụng: Để tạo mối liên hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn. 3/ Ghi nhớ1 Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách liên kết của đoạn văn a/ HS đọc 2 ĐV. ? Hai ĐV trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ TPVH, đó là những khâu nào ? + Khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ. ? Tìm những từ ngữ LK trong hai ĐV trên ? + bắt đầu, saulà. ? ý nghĩa của các từ ngữ trong ĐV trên ? (tác dụng? ) + từ đó mang tính chất ( có tác dụng ) liệt kê. ? Hãy tìm thêm các từ có tính chất liệt kê ? + trước hết, đầu tiên, ban đầu, tiếp theo, thứ nhất, thứ nhì, sau nữa, sau cùng, cuối cùng, một mặt, mặt khác, b/ HS đọc 2 ĐV phần b. ? Quan hệ ý nghĩa giữa hai ĐV ? + Sự thay đổi ( trong suy nghĩ của “tôi” ) về hình ảnh trường Mĩ Lí. ? Tìm từ ngữ LK giữa hai ĐV đó ? Từ ngữ đó thể hiện ý nghĩa gì ? + nhưng -> ý nghĩa đối lập. ? Thực tế còn có những từ ngữ nào có tính chất như vậy ? - tuy vậy, dù thế, ngược lại, tuy nhiên, c/ HS đọc lại 2 ĐV ở mục I.2 Tr. 50, 51. ? Từ “ đó” thuộc từ loại nào ? “trước đó” là khi nào ? + “đó” là chỉ từ. “Trước đó” là trước lúc NV “tôi” đến trường lần đầu tiên. ? Vậy tác giả đã sử dụng loại từ nào để liên kết các ĐV ? + Chỉ từ. ? Kể các chỉ từ, đại từ, quan hệ từ có tác dụng LK đoạn văn ? + này, kia, đó, nọ, vậy, thế, và, d/ HS đọc hai ĐV phần d. ? Chỉ ra mối quan hệ giữa hai ĐV ? + ĐV 1 trình bày các ý. ĐV 2 tổng kết, khái quát. ? Tìm các từ ngữ LK hai ĐV đó ? + Nói tóm lại. GV: Gọi đó là các từ ngữ có ý nghĩa tống kết, khái quát. ? Em hãy nêu thêm một số từ có ý nghĩa đó ? + tóm lại, nhìn chung, như vậy, tựu chung lại, như thế, ) ? Hãy nêu các từ ngữ dùng làm phương tiện LK các ĐV ? +HS trả lời, GV nhắc lại các phương tiện LK trên. * HS đọc 2 ĐV. ? Tìm câu văn LK hai ĐV đó ? - “Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy !”. ? Tạo sao câu đó lại có tác dụng LK ? - ĐV trước đề cập đến việc đi học. - ĐV sau nối tiếp thể hiện suy nghĩ của cu Tí về việc đi học. ? Vậy người ta dùng câu văn đó để làm gì ? - Nối tiếp ý, chuyển ý giữa hai ĐV. * GV nhấn mạnh lại hai nội dung cơ bản của tiết học. * HS đọc ghi nhớ / Tr. 53. HS đọc VD PB cá nhân PB cá nhân PB cá nhân II – Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản: 1- Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn: - Dùng từ ngữ thể hiện sự liệt kê. (trước hết, đầu tiên, ban đầu, tiếp theo, thứ nhất, thứ nhì,) - Dùng từ ngữ có tính chất đối lập, so sánh. ( nhưng, tuy vậy, dù thế, ngược lại, tuy nhiên, ) - Dùng chỉ từ, đại từ, quan hệ từ, (này, kia, đó, nọ, vậy, thế, và, ) - Dùng từ ngữ có ý nghĩa tổng kết, khái quát. ( nói tóm lại, nhìn chung, như vậy, tựu chung lại, như thế, ) 2 – Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn: - Dùng câu nối để nối ý, chuyển ý giữa các đoạn văn. c. Kết luận: - Ghi nhớ: sgk HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (20 phút) - Học sinh đọc bài tập 1 ? Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong những đoạn trích và cho biết mối quan hệ ý nghĩa gì. ? Chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp đã cho điền vào chỗ trống để làm phương tiện liên kết đoạn văn. ? Hãy viết 1 số đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến của Vũ Ngọc Phan: “ Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Phân tích các phương tiện liên kết đoạn văn em sử dụng? HS làm bài tập cá nhân III. Luyện tập: Bài tập 1: a. Nói như vậy: tổng kết b. Thế mà: tương phản c. Cũng: nối tiếp, liệt kê, Tuy nhiên: tương phản Bài tập 2: a. Từ đó b. Nói tóm lại c. Tuy nhiên d. Thật khó trả lời Bài tập 3: Với tên cai lệ lẻo khoẻo, chị chỉ cần một động tác “túm” lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa, hắn đã ngã chỏng quèo trên mặt đất. Chi tiết đó cho ta thấy sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu đối lập với hình ảnh, bộ dạng hết sức thảm hại, hài hước của tên tay sai bị chị ra đòn. Tóm lại, ngòi bút của NTTố miêu tả cảnh chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ đúng là tuyệt khéo. Ngòi bút của tác giả linh hoạt, sống động mà rất rõ nét. - Tóm lại là phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết – khái quát. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3 phút) Sau bài học này, em rút ra bài học nào cho bản thân về việc liên kết đoạn? Trả lời HOẠT ĐỘNG TÌM TOIG, MỞ RỘNG (1 phút) - Xem trước bài “Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội” Ghi chép * Rút kinh nghiệm: *****************************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_khoi_8_tiet_15_tu_tuong_hinh_tu_tuong_thanh.docx
Giáo án liên quan