Giáo án Ngữ văn Khối 9 - Tiết 1+2: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy

I. Đọc và tìm hiểu chung

1. Đọc

2. Chú thích

3. Bố cục : 2 đoạn

- Từ đầu -> hiện đại: Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM để tạo ra 1 nhân cách, 1 lối sống rất VN, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại

- Còn lại : Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của CT HCM

II. Đọc - hiểu văn bản

1.Vốn tri thức văn hoá nhân loại của HCM:

(Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM)

- Trong cuộc đời hoạt động CM đầy gian nan vất vả, CT HCM đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng nền VH các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ.

 Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, BH đã:

+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc

- Điều quan trọng là người đã tiếp thu 1 cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài

+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động

+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều tiếng nước ngoài như : Anh, Pháp, Hoa, Nga

+ Qua công việc, qua LĐ mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau) hưởng 1 cách thụ động

+ Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực

+ Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được)

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Khối 9 - Tiết 1+2: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 1, 2: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Lê Anh Trà) I. Mục tiêu cần đạt : Qua bài học HS có được: 1. Kiến thức: - Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt. - Ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận XH qua 1 đoạn văn cụ thể. 2. Kỹ năng: - Nắm bắt được nội dung VB nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết VB về 1 vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống 3. Thái độ: - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác. 4. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, công nghệ thông tin và truyền thông * Năng lực riêng - Năng lực giao tiếp tiếng Việt - Năng lực thưởng thức văn học / cảm thụ thẩm mỹ II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : - Soạn giáo án. - Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu - Chuẩn bị 1 số tranh ảnh, tư liệu minh họa 2. Học sinh : - Soạn bài . - Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . III. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong tiết dạy 3. Bài mới (44’): HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’) - 1 nhóm lên trình chiếu đoạn phim tư liệu đã chuẩn bị trước (?) Qua đoạn video, bạn có suy nghĩ gì về con người của Bác ? -> GV dẫn vào bài : GV khẳng định tầm vóc văn hoá của chủ tịch HCM: HCM không những là nhà yêu nước, nhà CM vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30’) Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc - Gọi HS đọc VB - HS đọc - Kiểm tra việc đọc chú thích của HS 2. Chú thích - Xác định bố cục của VB? - HS trả lời 3. Bố cục : 2 đoạn - Từ đầu -> hiện đại: Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM để tạo ra 1 nhân cách, 1 lối sống rất VN, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại - Còn lại : Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của CT HCM Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết về văn bản II. Đọc - hiểu văn bản - Gọi HS đọc lại đoạn 1 - HS đọc 1.Vốn tri thức văn hoá nhân loại của HCM: (Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM) - Cho HS thảo luận nhóm 6: + Vốn tri thức văn hoá nhân loại của CT HCM sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy? (Đưa bảng phụ hoặc máy chiếu ) - HS thảo luận theo nhóm 6, cử nhanh nhóm trưởng, thư ký - Trong cuộc đời hoạt động CM đầy gian nan vất vả, CT HCM đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng nền VH các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, BH đã: + Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc - Điều quan trọng là người đã tiếp thu 1 cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài + Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động + Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều tiếng nước ngoài như : Anh, Pháp, Hoa, Nga + Qua công việc, qua LĐ mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau) hưởng 1 cách thụ động + Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực + Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’) Nhận xét về vốn tri thức văn hóa nhân loại của Người? Suy nghĩ, trả lời - Đa dạng, tinh tế, hiệu quả . D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2’) Em có suy nghĩ gì về tấm gương đạo đức của Bác? Suy nghĩ, trả lời E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1’) Tìm hiểu phần tiếp theo của bài, sưu tầm các tư liệu: video, hình ảnh nói về Hồ Chí Minh Tìm hiểu * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 2: 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ : Lồng ghép trong tiết dạy. 3. Bài mới: (44’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’) HS trình chiếu video, hình ảnh đã sưu tầm Quan sát B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30’) Tiếp hoạt động 2 2. Lối sống giản dị mà thanh cao của CT HCM - Gọi HS đọc đoạn còn lại -HS đọc - Thảo luận nhóm 4 HS: + Lối sống rất bình dị, rất VN, rất phương Đông của BH được biểu hiện ntn? (Bảng phụ hoặc máy chiếu ) - HS trả lời - Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng CT HCM lại có 1 lối sống vô cùng giản dị + Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ(d/c) + Trang phục hết sức giản dị (d/c); tư trang ít ỏi(d/c) + Ăn uống đạm bạc (d/c) - Cách sống giản dị,đạm bạc của CT HCM lại vô cùng thanh cao, sang trọng + Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảch nghèo khó + Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời + Đây là 1 cách sống có văn hoá đã trở thành 1 quan niệm thẩm mỹ, cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên - Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất VN trong phong cách CT HCM; cách sống của Bác gợi cho ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như : Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm (NBK: Thu ăn măng trúc đông ăn giá / Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao Vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao - Hs suy nghĩ, trả lời cá nhân - HS khác nhận xét, bổ sung -Xác định những biện pháp nghệ thuật trong VB làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM? ( Bảng phụ hoặc máy chiếu ) (Thảo luận nhóm 2) - HS làm việc theo nhóm 2 và cử đại diện trả lời * Những biện pháp nghệ thuật trong VB làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM - Sử dụng ngôn ngữ trang trọng -Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận. - Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung, nghệ thuật III. Tổng kết - Qua VB, em hiểu thêm gì về phong cách HCM ? -HS trả lời - Phong cách HCM là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hang ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ cao đẹp - Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách HCM? - HS trả lời -Bài văn cho ta hiểu phần nào phong cách làm việc, phong cách sống của Người. Cốt lõi của phong cách HCM là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá DT và tinh hoa văn hoá nhân loại. - Nêu ý nghĩa của văn bản - HS trả lời - Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa HCM trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra 1 vấn đề của thời kì hội nhập là tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/8 - HS đọc *Ghi nhớ : SGK tr 8 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’) - Cho HS làm bài luyện tập trong SGK tr 8 để củng cố kiến thức. HS các nhóm trình bày phần chuẩn bị của mình + Kể lại 1 số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của BH. + Tìm hiểu ý nghĩa 1 số từ Hán Việt - HS các nhóm trình bày phần chuẩn bị ở nhà - HS kể - HS đặt câu - Hs khác nhận xét, bổ sung IV. Luyện tập Các nhóm tự trình bày phần sưu tầm của mình D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2’) Viết một đoạn văn khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Hồ Chí Minh. - Suy nghĩ, lập dàn ý E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1’) - Tìm hiểu về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. - Hoàn chỉnh bài tập . - Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà - Soạn bài : Các phương châm hội thoại Tìm hiểu và sưu tầm tài liệu - Thực hiện yêu cầu * Đánh giá, rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. ************************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_khoi_9_tiet_12_van_ban_phong_cach_ho_chi_min.doc
Giáo án liên quan