Giáo án Ngữ văn lớp 10 (Cơ bản)

A- Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

- Hiểu được chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải dưới ngòi bút sáng tạo của Nguyễn Du.

- Đặc sắc nghệ thuật của bút pháp tả nhân vật anh hùng lí tưởng.

- Nghệ thuật kể tả kết hợp ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật, không gian nghệ thuật và thời nghệ thuật mang những đặc tính riêng.

B- Tiến trình dạy học:

1- Ổn định tổ chức:

2- Kiểm tra bài cũ:

3- Giới thiệu bài mới:

 

doc64 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 (Cơ bản), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 85 Chí khí anh hùng (Trích: Truyện Kiều) - Nguyễn Du - A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu được chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải dưới ngòi bút sáng tạo của Nguyễn Du. - Đặc sắc nghệ thuật của bút pháp tả nhân vật anh hùng lí tưởng. - Nghệ thuật kể tả kết hợp ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật, không gian nghệ thuật và thời nghệ thuật mang những đặc tính riêng. B- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc phần Tiểu dẫn và văn bản. Giáo viên giải nghĩa từ khó (tham khảo SGK). Học sinh thảo luận chia bố cục đoạn trích. Giáo viên đọc diễn cảm. Yêu cầu học sinh đọc lại ?Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải được thể hiện như thế nào. ? Cụm từ “động lòng bốn phương” có ý nghĩa như thế nào. => Qua đó thấy được điều gì mà Nguyễn Du muốn gửi gắm? ? Những chi tiết kì vĩ mà Nguyễn Du dùng để khắc hoạ nhân vật Từ Hải. ?Tâm trạng của Thuý Kiều khi Từ Hải quyết chí ra đi? => Tình cảm của Thuý Kiều lúc này như thế nào? Giáo viên: Quan niệm phong kiến “phu xướng phụ tuỳ, xuất giá tòng phu”. Thúy Kiều đang mòn mỏi thương nhớ Từ Hải: “Cánh hồng bay bổng tuyệt vời Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm” ?Cảm hứng sáng tác của Nguyễn Du. ?Hình ảnh quyết chi ra đi, là hình ảnh như thế nào trong đoạn trích. A – Chí khí anh hùng I. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn: Sgk 2. Văn bản: Sgk a. Giải thích từ khó: Sgk b. Bố cục: - Bốn câu đầu: Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thuý Kiều sau nửa năm chung sống. - Mười câu tiếp: Cuộc đối thoại giữa Thuý Kiều và Từ Hải - Tính cách anh hùng của Từ Hải. - Hai câu cuối: Từ Hải dứt áo ra đi. (Có thể phân đoạn theo nội dung: - Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải; -Tâm trạng của Thuý Kiều trước sự quyết chí ra đi của Từ Hải) II. Đọc - hiểu 1. Đọc diễn cảm 2. Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải - “Trượng phu” (đại trượng phu) là từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi. - “Động lòng bốn phương” là cụm từ ước lệ chỉ chí khí anh hùng (chí làm trai nam, bắc, đông, tây…) tung hoành thiên hạ => Lí tưởng anh hùng thời trung đại, không ràng buộc vợ con, gia đình mà để ở bốn phương trời, ở không gian rộng lớn, quyết mưu sự nghiệp phi thường. + Chí khí phi thường, mưu cầu nghiệp lớn lẫy lừng; + Rất mực tự tin vào tài năng, bản lĩnh của mình dứt khoát, kiên quyết nhưng không thô lỗ mà khá tâm lí. - Nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du khắc hoạ bằng những hình tượng kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ như: “lòng bốn phương”; “mặt phi thường”; “chim bằng”;… => Lí tưởng về của Nguyễn Du về nhân vật anh hùng. 3. Tâm trạng của Thuý Kiều trước sự quyết chí ra đi của Từ Hải - Kiều không chỉ yêu mà còn khâm phục, kính trọng Từ Hải . - Tình cảm gắn bó của Kiều với Từ Hải sau những tháng ngày chung sống và không muốn xa người chồng yêu quý, không muốn sống cô đơn. => Từ Hải quả quyết khi thành công lớn sẽ “rước nàng” với nghi lễ cực kì sang trọng. + Niềm tin sắt đá vào tương lai, sự nghiệp, mục đích ra đi của chàng: làm cho rõ mặt phi thường, niềm tin thành công, lí tưởng cao cả của anh hùng - Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát, ngợi ca, khâm phục. - Quyết lời dứt áo ra đi là thái độ và cử chỉ dứt khoát, không chần chừ, anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du. => Hình ảnh lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ đó cũng chính là niềm tin niềm hi vọng của Kiều ở Từ Hải (người chồng thương yêu). III.Tổng kết 1. Nội dung - Ca ngợi vẻ của chí làm trai, chí tang bồng của “kẻ sĩ quân tử” bậc “đại trương phu”. - Lí tưởng hoá người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ cứu giúp đời. - Tấm chân tình của Từ Hải và Thuý Kiều dành trọn cho nhau bằng niềm tin tưởng tương lai. 2. Nghệ thuật -Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại rõ nét. - Lời đối thoại trực tiếp bộc lộ tính cách tự tin đầy bản lĩnh. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc phần Tiểu dẫn. Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi SGK. 4- Củng cố: - Nhận xét gì về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? 5- Dặn dò: - Nắm nội dung, tư tưởng đoạn trích. - Đọc trước bài: “Lập luận trong văn nghị luận” B- Đọc thêm: Thề nguyền I- Tìm hiểu chung - Tiểu dẫn: SGK II- Hướng dẫn đọc thêm Câu 1 - Các từ: Vội, xăm xăm, băng không chỉ diễn tả tâm trạng và tình cảm ủa Kiều mà còn trước hết thể hiện sự khẩn trương, vội vã của nàng trong hành động táo bạo, đột xuất, bất ngờ ngay cả với chính nàng. -Tiếng gọi của con tim tình yêu, nàng như tranh đua với thời gian, với định mệnh đang ám ảnh nàng từ buổi chiều đi hội đạp thanh. -Lời báo mộng cùng trong số kiếp, trong hội Đoạn trường của Đạm Tiên. Câu 2 - Cách dùng hình ảnh ước lệ tượng trưng rất đẹp, rất sang: giấc hoè, bóng trăng xế, hoa lê, giấc mộng đêm xuân… - Tâm trạng bâng khuâng, bàng hoàng, nửa tỉnh nửa mơ, khó tin là sự thực của chàng Kim. Và không chỉ của chàng Kim mà còn của nàng Kiều nũa trong không gian ấy, trong phút giây này, cứ ngỡ trong mơ, không có thực - Sự gắn bó keo sơn, son sắt của họ, chứng giám tình yêu tự nguyện và chung thuỷ của họ là vầng trăng vằng vặc giữa trời. => Chất lãng mạn và đầy lí tưởng. Câu 3 - Đoạn trích cho thấy tình yêu của hai người rất cao đẹp và thiêng liêng. Lời thề của họ được vầng trăng chứng giám. Đoạn Trao duyên là sự tiếp tục một cách lôgích quan niệm và cách nhìn tình yêu của Thuý Kiều, ngược lại đoạn trích này cũng góp phần để hiểu đúng đoạn Trao duyên, vì đây là một kỉ niệm đẹp đối với Kiều và Kiều sẽ nhớ lại những chi tiết trong đêm thề nguyền thiêng liêng này. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 86 Lập luận trong văn nghị luận A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Củng cố và nâng cao kiến thức (hiểu biết) về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS: khái niệm về lập luận, cách xác định luận điểm, tìm kiếm luận cứ và cách sử dụng các phương pháp lập luận. - Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận. B- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: ?Đọc thuộc lòng (diễn cảm) đoạn trích “Nỗi thương mình” và phân tích tâm trạng nàng Kiều. 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc ví dụ Thảo luận câu hỏi SGK. Giáo viên chốt ý Học sinh rút ra kết luận (phần ghi nhớ) Học sinh đọc văn bản ? Xác định luận điểm của văn bản. Giáo viên chốt. ? Căn cứ vào luận điểm hãy xác định luận cứ trong văn bản “Chữ ta” ? Luận cứ trong văn bản “Lại dụ Vương Thông” có đặc điểm gì khác. Học sinh thảo luận về phương pháp lập luận trong hai văn bản vừa xét. 4- Củng cố: - Học sinh đọc Ghi nhớ SGK. - Làm bài tập - Giáo viên củng cố. 5- Dặn dò: - Làm bài tập còn lại trong SGK. - Giờ sau trả bài viết số 6. I- Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận Xét ví dụ SGK 1. Đích của lập luận: Nay các ông (giặc Minh -bọn Vương Thông) không hiểu thời thế, lại dối trá, tức là “kẻ thất phu hèn kém” thì sao “cùng nói việc binh được”. 2. Các luận cứ đều là lí lẽ: xuất phát từ một chân lí tổng quát: “người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế….” mà suy ra kết luận (hệ quả): được thời,…. Bọn giặc Minh cầm chắc thất bại. 3. Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người viết (nói) muốn đạt tới. II- Cách xây dựng lập luận 1. Xác định luận điểm Xét văn bản “Chữ ta” ta thấy có hai luận điểm cơ bản: - Tiếng nước ngoài (tiếng Anh) đang lán lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta. - Một số trường hợp tiếng nước ngoài được dưa vào báo chí một cách không cần thiết gây thiệt thòi cho người đọc. 2. Tìm luận cứ - Luận cứ của hai luận điểm trong văn bản “Chữ ta” là những bằng chứng thực tế “mắt thấy tai nghe” của người viết đã từng ở Hàn Quốc và Việt Nam. - Các luận cứ trong lập luận của Nguyễn Trãi đều là lí lẽ. 3. Lựa chọn phương pháp lập luận a. Văn bản của Nguyễn Trãi: lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân - quả. b. Văn bản “Chữ ta”: phương pháp quy nạp và so sánh, đối lập. => Ngoài ra còn một số phương pháp phản đề, loại suy,… * Ghi nhớ: SGK III- Luyện tập Bài tập 1 SGK Tr 111 - Luận điểm của lập luận: chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng. - Các luận cứ của lập luận: + Các luận cứ lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người; lên án tố coá những thế lực tàn bào chà đạp lên con người; khẳng định đề cao con người. + Các luận cứ thực tế khách quan: liệt kê các tác phẩm cụ thể giàu tínhư nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ văn học Phật giáo thời Lí đến các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII giữa thế kỉ XIX. + Phương pháp lập luận: lập luận theo phương pháp quy nạp * Chú ý: cần phân biệt giữa phương pháp lập luận và cách trình bày lập luận. Hai lĩnh vực này không hoàn toàn thống nhất với nhau. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 87 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6 A, Mục tiờu bài học: Giỳp học sinh: Kiến thức: Thấy rừ ưu điểm và nhược điểm trong bài viết số 6 Kỹ năng: Học sinh nhận diện đỳng kỹ năng làm văn thuyết minh, rỳt kinh nghiệm để bài viết sau đạt kết quả cao hơn. Thỏi độ: Cẩn thận trong việc lựa chọn từ ngữ, đặt cõu B, Phương tiện: Bài viết của HS C, Phương phỏp: Trao đổi D, Tiến trỡnh lờn lớp: I, Ổn định lớp: 10a1 10a2 10a3 II, Kiểm tra bài cũ: Khụng III, Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV: Chộp đề bài lờn bảng HS: Lờn bảng lập dàn bài GV: Nhận xột dàn ý của HS bổ xung những ý cũn thiếu Gv: Căn cứ vào dàn bài nhận xột bài viết của HS GV: Đọc một bài viết hay làm dẫn chứng GV; Đưa ra một số lỗi trong trong bài viết của HS như: dựng từ, đặt cõu. HS: Lờn bảng sửa lỗi Hs: nhận xột cỏch sửa IV,Củng cố: -Cỏc lỗi trong bài văn -Chỳ ý cỏch dựng từ trong bài văn, và cỏch dựng từ, cỏch diờn đạt trong bài văn V, Dặn dũ: - Giờ sau học “văn bản văn học” về nhà cỏc em đọc trước nội dung bài học Đề bài: Hóy giới thiệu về một tỏc phẩm văn học mà em yờu thớch (Trong chương trỡnh học) I, Ưu điểm: Đa số học sinh nắm được yờu cầu của đề bài, biết và nắm được đặc điểm của văn thuyết minh, biết giới thiệu vấn đề, triển khai cỏc ý đầy đủ, dẫn dắt vấn đề tốt và mạch lạc. Bài viết chõn thành, giới thiệu hay như bài của: Linh, Thuấn, Dung, Hiền. II, Nhược điểm: - Một số em chưa nắm được đặc điểm của văn thuyết minh nờn đó chuyển từ giới thiệu đối tượng sang kể như: Duụng, Hồng, Thim , Thiết. -Một số em viết bài một cỏch sơ sài như: Ánh, Hoa, Dương, Thụng. -Bài viết cú nhiều lỗi như: + Diễn đặt yếu như: Thiết, Trang, Chũi. + Diễn đạt dài dũng luẩn quẩn, khụng thoỏt ý như: Vương, Mị, Nam, Tụn, +Thừa từ, lặp từ, khụng biết thế cỏc đại từ như: Huýnh, Mị, Ngõm. +Đặt cõu sai như: Phu, Thỳy, Vương. + Sai nhiều lỗi chớnh tả như: Huýnh, Mimh, Thu, Ánh, -Khụng biết cỏch trỡnh bày như: Quõn -Bài viết cú bố cục khụng rừ ràng: Tỡnh Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 88: Văn bản văn học A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nhận biết các tiêu chí của một văn bản văn học theo quan niệm hiện nay. Hiểu rõ quá trình chuyển biến từ văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc. - Biết rõ các tầng của cấu trúc văn bản văn học và mối liên hệ giữa các tầng đó. - HIểu văn bản là một chỉnh thể không đơn giản, phải đi sâu tìm hiểu mới dần thấy rõ hàm nghĩ của nó. B- Phương tiện: SGK, SGV C- Phương phỏp: Nờu vấn đề, thảo luận nhúm D- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Hóy nờu cỏch lập luận trong bài văn nghị luận? Đỏp ỏn: - Xỏc định luận điểm - Tỡm luận cứ - Lựa chọn phương phỏp lập luận 3- Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV: HS theo dừi SGK trả lời Hỏi: Văn bản văn học bao gồm những loại nào? . GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu học sinh thảo luận trả lời cõu hỏi. Hỏi: Văn bản văn học cú những tiờu chớ nào? Nờu nội dung cơ bản của từng tiờu chớ? Cho VD? VD: “Hỡi cụ tỏt nước bờn đàng Sao cụ mỳc ỏnh trăng vàng đổ đi” HS: Phõn tớch VD GV và HS phõn tớch VD Học sinh và giáo viên xét ví dụ. => tầng hình tượng. HS đọc SGK. Hỏi: Em hiểu như thế nào là hàm nghĩa? Học sinh đọc SGK. GV và HS: Nhận xột và phõn tớch vd Hỏi: Hỡnh tượng được giới thiệu trong văn bản nhờ những yếu tố gỡ? Hỏi: Tầng hàm nghĩa là gỡ? VD: SGK HS: Phõn tớch VD GV: Nhận xột 4- Củng cố: -Tiờu chớ chủ yếu của văn bản văn học. -Cấu trỳc của văn bản văn học 5- Dặn dò: -Giờ sau học tiếp văn bản văn học về nhà chuẩn bị cỏc bài tập trong SGK - Cú nhiều loại văn bản: Miờu tả, thuyết minh, tự sự, nghị luận ...Trong đú cú một số văn bản được gọi là văn bản văn học I- Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học - Có ba tiêu chí: 1. Văn bản văn học là những tác phẩm đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả món nhu cầu thẩm mĩ của con người. 2. Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng có tính thẩm mĩ cao. Văn bản văn học thường hàm sỳc, gợi nhiều liờn tưởng, tưởng tượng. Văn bản nào cũng phải cú ý nghĩa VD : Bài ca dao tỏt nước đầu đỡnh 3. Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng, đảm bảo những quy ước nghệ thuật cho từng thể loại cụ thể. VD: Thơ II- Cấu trúc của văn bản văn học 1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa + Những từ láy liên tiếp: loắt choắt, thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh với âm thanh của nó gợi lên một cái gì nhanh nhẹn, tươi trẻ, hồn nhiên. => Chú ý đến ngữ âm song song với ngữ nghĩa của văn bản. - Đọc văn bản, ta phải hiểu rõ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, từ nghĩa đen đến nghiã bóng. So sánh: ngôi sao - ngôi sao điện ảnh; con chó sói - lòng lang dạ sói; mùa xuân - tuổi xuân;… => Tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi vào chiều sâu của văn bản. 2. Tầng hình tượng - Xét VD: SGK - Hình tượng được sáng tạo trong văn bản nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng (tuỳ quy mô văn bản: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài,... và tuỳ thể loại: ỵư sự, trữ tình, kịch,...) mà có sự khác nhau. 3. Tầng hàm nghĩa - Tầng hàm nghĩa (ý nghĩa ẩn kớn, ý nghĩa tiềm tàng) của văn bản Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 89: Văn bản văn học A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nhận biết các tiêu chí của một văn bản văn học theo quan niệm hiện nay. Hiểu rõ quá trình chuyển biến từ văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc. - Biết rõ các tầng của cấu trúc văn bản văn học và mối liên hệ giữa các tầng đó. - HIểu văn bản là một chỉnh thể không đơn giản, phải đi sâu tìm hiểu mới dần thấy rõ hàm nghĩ của nó. B- Phương tiện: SGK, SGV C- Phương phỏp: Nờu vấn đề, thảo luận nhúm D- Tiến trỡnh dạy học: 1- ổn định tổ chức: 10a1 10a2 10a3 2- Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Hóy nờu cấu trỳc của văn bản văn học? Đỏp ỏn: -Tầng ngụn từ - từ ngữ õm đến ngữ nghĩa -Tầng hỡnh tượng -Tầng hàm nghĩa 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hỏi: Để tạo được một tỏc phẩm văn học người viết cần làm ntn? HS: Đọc phần ghi nhớ SGK GV: Chia nhúm HS: Thảo luận Hỏi: -Tỡm hai đoạn cú cấu trỳc (cỏch thức tổ) cõu, hỡnh tượng tương tự nhau trong bài “nơi tựa” -Những hỡnh tượng (người đàn bà- em bộ, người chiến sĩ-bà cụ già) gợi suy nghĩ gỡ về nơi dựa trong cuộc sống? Hỏi: Qua bài “Thời gian” Văn Cao định núi lờn điều gỡ? Hóy phõn tớch để làm sỏng rừ ý nghĩa đú? HS: làm việc độc lập trả lời. Hỏi: -Giải thớch quan niờm của Chế Lan Viờn về mối quan hệ của người đọc và nhà văn? - Nờu rừ quan điểm của CLV về vbvh và tpvh trong tõm trớ người đọc? 4. Củng cố - HS nắm được nội dung bài học - HS nắm được cỏc yếu tố từ văn bản đến tỏc phăm văn học, biết làm cỏc bài tập 5. Dặn dũ - Học bài. Chuẩn bị “Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối” theo hướng dẫn SGK. III- Từ văn bản đến tác phẩm văn học - Người đọc càng trải nghiệm sâu sắc cuộc sống càng thấu hiểu các quy luật nghệ thuật, nội dung tác phẩm càng hiện lên đầy đủ hơn, phong phú hơn trong tâm trí. - Ghi nhớ: SGK (trang 121) IV- Luyện tập 1. Bài tập 1 a. Đây là bài thơ văn xuôi => hai đoạn đối xứng => các nhân vật được trình bày cốt làm nổi bật tính cách tương phản. b. Chỗ dựa con người không thuần tuý chỉ là vật chất mà còn là tinh thần. 2. Bài tập 2: Bài “Thời gian ” của Văn Cao: a. Bài thơ chia làm hai đoạn - Câu 1, 2, 3, 4 => sức tàn phá của thời gian. Qua kẽ tay (yếu ớt, từ từ im lặng), khụ những chiếc lỏ (cuộc đời con người như cỏi cõy), từng chiếc lỏ là từng kỉ niệm, thời gian trụi đi khụ dần, hộo tàn và lóng quờn - Câu 5, 6, 7 nói lên những điều có sức sống mãnh liệt, tồn tại với thời gian, đú là; cõu thơ, bài hỏt, đụi mắt em > Đố là tỡnh yờu và nghệ thuật,kỉ niệm tỡnh yờu là bất diệt. - Bài thơ ca ngợi sức sống bất diệt của tỡnh yờu,và nghệ thuật trước thời gian b. Thời gian xoá nhoà đi tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ có nghệ thuật và kỉ niệm tình yêu là có sức sống lâu dài. 3. Bài tập 3 a, Mối quan hệ giữa nhà văn và người đọc, đú là mối quan hệ luụn gắn bú tương đồng tri õm, tri kỷ như hai mà một - Chỗ sõu thẳm trong lũng nhà văn và người đọc lại gần nhau giống nhau. Bài văn do nhà văn viết ra tự đỏy lũng mỡnh cũng là tự đỏy lũng người đọc b) Quỏ trỡnh từ văn bản văn học đến tỏc phẩm văn học trong tõm trớ người đọc nhà văn khụng chỉ khơi gợi, khụng núi hết, núi cạn lời mà dành chỗ cho người đọc tưởng tượng, suy nghĩ Soạn ngày: Giảng ngày: Tiết 90 Thực hành các phép tu từ phép điệp và phép đối A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng Việt. - Có kĩ năng nhận diện, phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ trên và có khả năng sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết. - Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để yêu quý, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. B- Phương tiện: SGK, bảng phụ, SGV. C- Phương phỏp: Nờu vấn đề, thảo luận D- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: ? Văn bản văn học ngày nay có những đặc điểm cơ bản nào. 3- Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc các ngữ liệu, thảo luận các câu hỏi SGK. ? Vậy theo em, phép điệp là gì. Yêu cầu học sinh làm bài tập mục 2 ở nhà. Học sinh đọc ngữ liệu và thảo luận câu hỏi trong SGK. => Phép đối là gì? Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập ở nhà. 4- Củng cố: - Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 5- Dặn dò: - Học bài. - Chuẩn bị: “Nội dung và hình thức văn bản văn học” theo hướng dẫn SGK. I- Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ) 1. Đọc những ngữ liệu sau để trả lời câu hỏi Bài ca dao: “Trèo lên cây bưởi hái hoa” Các câu tực ngữ: - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. - Có công mài sắt có ngày nên kim. - Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo. => Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật. - Mô hình hoá phép điệp: nếu gọi a là một nhân tố của phép điệp trong chuỗi lời nói, ta có thể ghi nhận: a + a + b +c + d,.... (chiều, chiều rồi) a + b + c + a + d + e,... (Gió đánh cành tre, gió đập cành tre Chiếc thuyền anh vẫn le te đợi nàng) 2. Bài tập ở nhà: a. Tìm ba ví dụ có điệp từ, điệp câu không có giá trị tu từ. b. Tìm ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp. c. Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn. II- Luyện tập về phép đối 1. Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi - Chim có tổ, người có tông. - Đói cho sạch, rách cho thơm. - Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững. Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng, Hậu hành văn: trừ thói cửa quyền. Vân xe, trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt Trót đem thân thế hẹn tang bồng. => Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau hoặc trái ngược nhaunhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà tròng diễn đạt nhằm diễn đạt một ý nghĩa nào đó. - Mô hình hoá phép đối: + Đối trong nột câu: A + B +C A’ + B’ + C’ (Làn thu thuỷ nét xuân sơn) + Đối giữa hai câu: A + B + C A’+ B’+ C’ (Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo) 2. Bài tập ở nhà: SGK. Soạn ngày: Giảng ngày: Tiết 91 Nội dung và hình thức văn bản văn học A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu và bước đầu biết vận dụng các khí niện nội dung và hình thức khi phân tích văn bản văn học. - Thấy rõ mối liên hệ giữa nội dung và hình thức trong văn bản văn học. B- Phương tiện: SGK, bảng phụ, SGV. C- Phương phỏp: Nờu vấn đề, thảo luận D- Tiến trình dạy học: 1- ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: Khụng 3- Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc SGK. Hỏi:Về mặt nội dung người ta thường nghiên cứu những khái niệm nào. Hỏi: Đề tài là gì. Giáo viên nêu ví dụ. Hỏi: Chủ đề là gì. ? Em hiểu như thế nào là tư tưởng của văn bản. Hỏi: Nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản là nội dung khái niệm nào. Hỏi: Về mặt hình thức có những khái niệm nào. Hỏi: Theo em, ngôn từ có vai trò như thế nào trong văn bản. Hỏi: Lấy ví dụ về ngôn từ của những tác giả khác nhau. Hỏi: Khi nào người ta nói đến kết cấu. Hỏi: So sánh kết cấu của một số thể loại. Hỏi: Thể loại là gì. Học sinh đọc SGK. 4- Củng cố: - Học sinh đọc ghi nhớ SGK. - Làm bài tập củng cố. 5- Dặn dò: - Học và làm bài tập SGK. - Chuẩn bị “Các thao tác nghị luận” theo hướng dẫn SGK. I- Các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học 1. Một số khái niệm về nội dung thường gặp a. Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. VD: đề tài trong Tắt đèn là cuộc sống bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong những ngày sưu thuế. b. Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống. VD: Chủ đề của Tắt đèn là sự mâu thuẫn giữa nông dân và bọn cường hào quan lại trong nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. c. Tư tưởng của văn bản là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. VD: trong Tắt đèn tư tưởng lên án những thế lực hắc ám hoành hành ở nông thôn Việt Nam thời Pháp thuộc và sự trân trọng yêu thương người nông dân bị áp bức hiện lên rất rõ. d. Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. VD: Cảm hứng trong Tắt đèn là lòng căm phẫn, là sự tố cáo bọn hào lí quan lại ở nông thôn cũng như chính sách dã man của thực dân Pháp. Đồng thời ta thấy lòng gắn bó với nông thôn, yêu thương, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân cở nhà văn Ngô Tất Tố. 2. Một số khái niệm được coi thuộc về mặt hình thức a. Ngôn từ là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học. Các chi tiết, các sự việc, các hình tượng, các nhân vật, .... và các thành tố khác được tạo nên nhờ lớp ngôn từ. VD: ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân; ngôn từ trong sáng, tinh tế của Thạch Lam; ngôn từ chân chất, đầy màu sắc Nam Bộ của Sơn Nam,... Nghĩa là trong ngôn từ đã mang tính cá thể, bản sắc của tác giả. b. Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. Kết cấu phải thích hợp và hài hoà với nội dung văn bản. VD: Kết cấu hoành tráng của sử thi; kết cấu đầy yếu tố bất ngờ của tuyện trinh thám; kết cấu rộng mở theo dòng suy nghx của tuỳ bút, tạp văn,... c. Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản: hoặc có chất thơ, chất tiểu thuyết, chất kịch,... VD: thơ lục bát của Nguyễn Bính mang đậm chất dân gian; thơ lục bát của Huy Cận trong Lửa thiêng trang nhã, cổ kính,… II- ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học - Văn bản văn học càn phải có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức -thống nhất nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ. * Ghi nhớ. III- Luyện tập Bài tập 1, 2 SGK tr 130. Soạn ngày: Giảng ngày: Tiết 92: Các thao tác nghị luận A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Củng cố và nâng cao hiểu biết về các thao tác nghị luận thường gặp: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh. - Nhận diễn c

File đính kèm:

  • docGiao an van 10 co ban tu tiet 85.doc