A. Mục đích yêu cầu:
Thông qua bài học giúp HS:
- Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật chính Ngô Tử Văn - đại biểu cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà; qua đó củng cố lòng yêu chính nghĩa và lòng tự hào về người tri thức nước Việt.
- Thấy được cái hay của nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả "Truyền kì mạn lục".
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành:
Kết hợp các hình thức đọc sáng tạo, trao đổi, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận.
D. Tiến trình lên lớp :
- Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu tầm quan trọng của PPTM?
- Giới thiêu bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Đọc văn tiết 70 - 71: Chuyện chức phán sự đền tản viên (tản viên từ phán sự lục- trích"truyền kì mạn lục"), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:../…/200…
Đọc văn Tiết 70 - 71
Chuyện chức phán sự đền tản viên
(Tản Viên từ phán sự lục- trích"Truyền kì mạn lục")
- Nguyễn Dữ -
A. Mục đích yêu cầu:
Thông qua bài học giúp HS:
- Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật chính Ngô Tử Văn - đại biểu cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà; qua đó củng cố lòng yêu chính nghĩa và lòng tự hào về người tri thức nước Việt.
- Thấy được cái hay của nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả "Truyền kì mạn lục".
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành:
Kết hợp các hình thức đọc sáng tạo, trao đổi, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận...
D. Tiến trình lên lớp :
- Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu tầm quan trọng của PPTM?
- Giới thiêu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Nêu vài nét về tác giả?
Thế nào là thể truyền kì?
- Giới thiệu sơ lược về "Truyền kì mạn lục"?
- GV cho HS tóm tắt truyện.
Nhận xét chung về tác phẩm?
- Trong truyện nhân vật Ngô Tử Văn Được giới thiệu ntn?
- Tính cách khảng khái, nóng nảy và cương trực của Ngô Tử Văn được thể hiện qua những chi tiết nào?
Kết quả cuộc đấu tranh cho chính nghĩa của Ngô Tử Văn?
- Qua đó chúng ta thấy được gì?
- Bên cạnh việc đề cao Ngô Tử Văn truyện còn có ngụ ý phê phán những ai và những hiện tượng, những vấn đề gì trong xã hội?
- Qua câu chuyện em rút ra được vấn đề gì?
- Em hãy nêu những nét tiêu biểu trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Dữ?
- Em có những nhận xét gì về cách kể chuyện của Nguyễn Dữ?
CHNC: Nếu được viết tiếp đoạn kết của truyện em sẽ viết ntn?
I. Tiểu dẫn:
- Vài nét về tác giả:
+ Sống vào khoảng thế kỉ XVI, chưa rõ năm sinh, năm mất.
+ Quê quán: xã Đỗ Tùng, Huyện Trường Tân nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
+ Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng đi thi và làm quan sau đó lại về ở ẩn.
+ Để lại tác phẩm nổi tiếng "Truyền kì mạn lục".
- Vài nét về "Truyền kì mạn lục":
+Truyền kì là một thể văn xuôi thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố thực và các yếu tố kì ảo, hoang đường.Thông qua những yếu tố kì ảo người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của cuộc sống cũng như thái độ của nhà văn trước hiện thực đó.Trong truyện truyền kì thế giới cõi âm với những thánh thần và ma quỷ có sự tương giao, đây là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của truyện.
+ "Truyền kì mạn lục" được Nguyễn Dữ viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI.
+ Đây là tác phẩm vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo, vừa là một tuyệt tác của thể loại truyền kì, được Vũ Khâm Lân (thế kỉ XVII) khen tặng là "Thiên cổ kì bút".
II. Đọc - hiểu:
- Truyện thấm đẫm yếu tố hoang đường. Truyện chủ yếu là thần, có Tử Văn là người nhưng sau cũng thành thần.
- Truyện liên quan đến vấn đề hạnh phúc nơi dương thế nhưng chủ yếu diễn ra ở dưới địa ngục.
- Truyện kết thúc có hậu: Kẻ gian ác bị trừng trị, người ngay thẳng được hưởng phúc lành.
1. Nhân vật Ngô Tử Văn - người đốt đền tà
- Ngô Tử Văn được giới thiệu là người khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vừa được ngợi khen là người cương trực.
- Tính cách này được thể hiện qua:
+ Sự tức giận trước việc "hưng yêu tác quái" của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân.
+ Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời doạ của tên hung thần.
+ Sự gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm.
+ Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực.
- Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực, đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng Ngô Tử Văn đã chiến thắng.
+ Giải trừ được tai hoạ, đem lại an lành cho dân.
+ Diệt trừ tận gốc thế lực tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho thổ thần đất Việt.
+ Được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lý.
- Sự chiến thắng của Ngô Tử Văn sau nhiều gian lao thử thách thể hiện niềm tin ở lẽ phải,công lý, thiện thắng cái ác, chính nhất định thắng tà.
- Truyện thể hiện được tinh thần dân tộc mạnh mẽ, sự đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ dân, bảo vệ chính nghĩa.
2. ý nghĩa phê phán của truyện:
- Đối tượng phê phán trước hết là hồn ma tên tướng giặc xảo quyệt, kẻ đã giả mạo Thổ thần. Kẻ đó lúc sống là giặc xâm lược, lúc chết cũng không từ bỏ dã tâm, sống cũng như chết đều giữ một bản chất tham lam, hung ác đáng bị vạch nặt trừng trị.
- Truyện phơi bày đầy rẫy những hiện thực bất công từ cõi trần đến cõi âm: kẻ ác được sung sướng, người thiện chịu oan ức, thánh thần ở cõi âm cũng tham của đút lót bao che cho cái ác và cái ác lộng hành. Diêm Vương và các quan đại diện cho công lí cũng bị lấp tai che mắt. Những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm chính là ở sự phản chiếu những tiêu cực trong xã hội đương thời, mà ở đó, bọn tham quan ô lại đã tiếp tay cho kẻ ác hại người dân lành vô tội.
- Qua truyện có thể thấy lời nhắn nhủ của tác giả: Hãy đấu tranh đến cùng để chống cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa.
3. Nghệ thuật kể chuyện:
- Chi tiết mở đầu truyện Tử Văn châm lửa đốt đền…đã gây chú ý và dự báo diễn tiến tiếp theo sẽ khác thường, thu hút người đọc đi sâu vào cốt truyện.
- Câu chuyện được thắt nút với những xung đột ngày càng căng thẳng, dẫn đến cao trào:
+ Tử Văn "thấy trong…sốt rét" và thấy tên hung thần đến trách mắng de doạ.
+ Thổ thần đến báo cho Văn biết sự việc đã trở nên nghiêm trọng và bảo cho Văn chuẩn bị đối phó.
+ Bệnh Văn nặng thêm và bị quỷ sứ bắt đến chỗ dành cho những người nặng tội.
+ Văn bị dẫn đến trước diêm vương, bị diêm vương quát mắng nhưng vẫn bình tĩnh để kể đầu đuôi sự việc.
+ Câu chuyện được mở nút: lời Tử Văn được minh chứng sự thật được phơi bày, công lý được thể hiện: kẻ ác phải đền tội, người lương thiện được phục hồi và đền đáp.
=> Truyện được xây dựng đầy kịch tính với kết cấu chặt chẽ logíc, thu hút lôi cuốn người đọc cùng chia sẻ với tình cảm, quan điểm của người viết.
III. Củng cố dặn dò:
- HS soạn bài : Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh.
File đính kèm:
- Tiet 70 71 Chuyen chuc phan su den tan vien.doc