Giáo án phụ đạo ngữ văn 10 Tiết 1: viết văn biểu cảm

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

 Nắm được những nét cơ bản về đặc trưng thể loại và cách làm bài văn biểu cảm, phục vụ tốt cho bài viết số 1.

II. Phương tiện: SGK, SGV, giáo án

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định

2. Bài cũ (Không)

3. Bài mới

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3102 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án phụ đạo ngữ văn 10 Tiết 1: viết văn biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 1: VIẾT VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: Nắm được những nét cơ bản về đặc trưng thể loại và cách làm bài văn biểu cảm, phục vụ tốt cho bài viết số 1. II. Phương tiện: SGK, SGV, giáo án III. Tiến trình dạy học: Ổn định Bài cũ (Không) Bài mới TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT 10’ 20’ 13’ 1. Đặc điểm của văn biểu cảm - Nếu v¨n miªu t¶ gióp người ®äc người nghe h×nh dung nh÷ng ®Æc ®iÓm, tÝnh chÊt næi bËt cña sù vËt, sù viÖc, con người, phong c¶nh, lµm chúng như hiện lªn truíc mÆt người đọc, người nghe thì văn biÓu c¶m lµ v¨n b¶n kh«ng miªu t¶ hay kÓ chuyÖn thuÇn tóy mµ chñ yÕu nh»m kh¬i gîi c¶m xóc, ®¸nh gi¸ cña người nói, người viết. - Bài văn biểu cảm bao giờ cũng có nét riêng, mang dấu ấn khá rõ của người viết. Nét riêng này làm nên tính chất chân thật, điều tiên quyết phải có của một bài văn biểu cảm. - Tuy là nét riêng nhưng những cảm nghĩ đó được người đọc đồng cảm, đón nhận. Giá trị của bài văn biểu cảm là ở chỗ cái riêng của người viết thành ra cái chung của mọi người. - Bài văn biểu cảm phải giàu yếu tố biểu cảm mới dễ dàng đến với trái tim người đọc. - Bài văn biểu cảm có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 2. Cách làm bài văn biểu cảm - Tìm hiểu đề ra, xác định đối tượng để trình bày cảm nghĩ Ví dụ: + Cảm nghĩ về dòng sông quê hương + Cảm nghĩ về người mẹ kính yêu + Cảm nghĩ về một tác phẩm văn học để lại cho em nhiều ấn tượng nhất… - Tìm ý, lập dàn ý: Là bước quan trọng để đạt được yêu cầu về nội dung bài viết. Bài làm là cảm nghĩ thật của bản thân nhưng cũng cần suy nghĩ thêm để cảm nghĩ được đầy đủ, sâu sắc. - Viết bài: Dùng văn phong trữ tình, ngôn ngữ nghệ thuật để nói lên cảm nghĩ của mình và tạo ra sự đồng cảm ở người đọc. 3. Luyện tập Đề ra: Phát biểu cảm nghĩ của em về một hiện tượng đời sống mà em quan tâm. Yêu cầu: Tìm hiểu đề ra nói trên, xác định đối tượng phát biểu cảm nghĩ Gợi ý: Đối tượng của bài viết là một trong các hiện tượng đời sống được bản thân nói riêng và xã hội nói chung quan tâm. Đó có thể là hiện tượng ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông ngày một gia tăng, hiện tượng thiếu trung thực trong thi cử… Muốn làm được đề ra nói trên, cần tìm hiểu kĩ về hiện tượng để có cách lí giải nguyên nhân, biểu hiện và nhất là tìm ra được các giải pháp thiết thực bên cạnh việc bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Củng cố (1’): Nắm vững nội dung bài học Dặn dò (1’): Lập dàn ý cho đề văn trong phần luyện tập. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 2: VIẾT VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: Củng cố những nét cơ bản về đặc trưng thể loại và cách làm bài văn biểu cảm để luyện tập với một số đề văn cụ thể, phục vụ tốt cho bài viết số 1. II. Phương tiện: SGK, SGV, giáo án III. Tiến trình dạy học: Ổn định Bài cũ (Không) Bài mới TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT 14’ 13’ 15’ 1. Đề 1: Cảm nghĩ của em về một tác phẩm văn học mà em yêu thích. Gợi ý: Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác phẩm; nêu ấn tượng chung nhất của mình về tác phẩm đó sau khi tiếp xúc. b. Thân bài: Nêu những cảm xúc suy nghĩ của bản thân do tác phẩm gợi lên. Có thể có 2 trình tự nêu cảm xúc: Trình tự 1: Nêu nhận xét khái quát về giá trị tác phẩm (cả giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật), trên cơ sở đó chọn một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc để nêu cảm nghĩ. Trình tự này thường dùng khi phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm tự sự. Trình tự 2: Nêu cảm xúc theo trình tự các phần, các ý hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm. Cảm nghĩ phải tập trung cho cả phần nội dung và nghệ thuật. Trình tự này thường dùng cho bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm trữ tình. Kết bài: Khẳng định ấn tượng chung về tác phẩm. Lưu ý: + Trong quá trình nêu cảm nghĩ, phải bám sát các chi tiết, hình ảnh, có dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, tránh nêu cảm nghĩ chung chung. + Để cảm nghĩ thêm sâu sắc, có thể liên hệ tới hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, so sánh, liên hệ với các tác phẩm cùng đề tài của cùng tác giả hoặc của các tác giả khác. + Cảm xúc phải chân thật, tránh bắt chước sáo mòn, giả tạo, sống sượng. 2. Đề 2: Cảm nghĩ của em về một người thân yêu nhất. Gợi ý: - Có thể phát biểu cảm nghĩ về người mẹ: Những kỉ niệm về mẹ, cảm xúc trong những lần phạm lỗi, những lúc được mẹ khen vì làm được việc tốt, đạt điểm cao, những lời khuyên dạy của mẹ…; lòng biết ơn vô hạn với những gì mẹ dành cho và lời hứa cố gắng không phụ lòng mẹ… - Có thể nêu cảm xúc về bố, bà, ông hoặc anh chị em ruột. Chú ý đên tính chân thật trong cảm xúc… 3. Đề 3: Cảm nghĩ của em về hiện tượng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng. Gợi ý: a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề: tai nạn giao thông đang từng ngày từng giờ cướp đi sinh mạng của con người, là một văn đề nhức nhối của toàn xã hội. b. Thân bài: - Biểu hiện: + Số vụ tai nạn giao thông tăng nhanh + Số người chết, bị thương và để lại di chứng cũng gia tăng - Tác hại: + Tính mạng con người bị cướp mất + Tổn thất về giá trị vật chất + Mất mát, đau thương về tinh thần - Nguyên nhân: + Chất lượng đường sá không đảm bảo + Ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của nhân dân chưa cao (Không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông…) - Giải pháp: + Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân luật lệ an toàn giao thông + Có hình thức xử phạt nặng với những trường hợp vi phạm + Mỗi người tham gia giao thông cần có ý thức tự giác cao để đảm bảo an toàn cho mình và người khác. c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ chung; bài học rút ra cho bản thân. Củng cố (1’): Nắm vững nội dung bài học Dặn dò (2’): Hoàn thành các bài viết. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 3: ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: Hiểu rõ hơn những đặc trưng cơ bản cũng như những giá trị của VHDG Việt Nam, từ đó dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các tác phẩm VHDG cụ thể. II. Phương tiện: SGK, SGV, giáo án III. Tiến trình dạy học: Ổn định Bài cũ (Không) Bài mới TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT 25’ 18’ Đặc trưng cơ bản của VHDG Việt Nam: VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng) - VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: Ca dao, truyện cổ tích… dùng chất liệu là ngôn từ nghệ thuật- ngôn từ đã được trau chuốt, gọt giũa , giàu tính hình tượng, cảm xúc… để tạo nên các tác phẩm VHDG. - VHDG tồn tại và phát triển bằng phương thức truyền miệng: + Truyền miệng là ghi nhớ theo kiểu nhâp và phổ biến bằng lời nói hoặc trình diễn cho người khác nghe/ xem. + Hướng lưu truyền: Theo không gian (Là sự di chuyển tác phẩm từ nơi này đến nơi khác); Truyền miệng theo thời gian (Là sự bảo lưu tác phẩm từ đời này sang đời khác) + Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua diễn xướng dân gian: Nói, kể, hát, diễn tác phẩm VHDG. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể) Tác phẩm VHDG ban đầu hình thành do một người khởi xướng, sau đó, tập thể tiếp nhận, lưu truyền, nhiều người cùng sửa chữa, bổ sung, tác phẩm biến đổi dần và cuối cùng hoàn thiện về cả nội dung và nghệ thuật. Tính truyền miệng và tính tập thể tạo ra hệ quả là tính dị bản. Dị bản là cacsbanr khác nhau của cùng một tác phẩm VHDG, vì vậy, mỗi dị bản đều có ý nghĩa, có lí do tồn tại khác nhau. Hai đặc trưng trên thể hiện sự gắn bó mật thiết của VHDG với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Sinh hoạt cộng đồng chính là môi trường sinh thành, lưu truyền, biến đổi của VHDG, nó chi phối cả nội dung và hình thức của tác phẩm VHDG. II. Giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc VHDG là “pho bách khoa từ điển Việt Nam” “trí khôn của nhân dân” trong mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội,… VHDG thể hiện trình độ, quan điểm, nhận thức của nhân dân, vì vậy có sự khác biệt so với nhận thức của giai cấp thống trị cùng thời. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người VHDG giáo dục con người tinh thần nhân đạo- yêu thương con người và luôn lạc quan yêu đời, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng. Ví dụ: Truyện cổ tích Tấm Cám, Thạch Sanh…; những bài ca dao, những câu tục ngữ như: Thương người như thể thương thân Chớ than phận khó ai ơi… Dốc bồ thương kẻ ăn đong… VHDG góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp: tinh thần yêu nước, căm thù giặc (Thánh Gióng), tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu, cái lạc hậu (Tấm Cám) VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc Các tác phẩm VHDG là “những viên ngọc sáng”, những mẫu mực nghệ thuật để đời sau học tập. Khi chưa có văn học viết, VHDG đóng vai trò chủ đạo; khi văn học viết phát triển, VHDG vẫn là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết, cùng tồn tại song song với văn học viết, làm nên bẩn sắc của nền văn học dân tộc. Ví dụ: Các nhà thơ lớn của dân tộc đều có sự học tập- vay mượn VHDG trong sáng tác của mình: Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường (Nguyễn Du) Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non (Hồ Xuân Hương) Ta về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng (Tố Hữu) Củng cố (1’): Nắm vững nội dung bài học Dặn dò (1’): Chuẩn bị cho tiết sau : Sử thi dân gian Việt Nam. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 4: SỬ THI DÂN GIAN VIỆT NAM I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: Hiểu rõ hơn những đặc đặc điểm nghệ thuật sử thi và kiểu nhân vật anh hùng trong sử thi Đăm Săn, từ đó hiểu rõ hơn về đoạn trích nói riêng, sử thi Đăm Săn nói chung. II. Phương tiện: SGK, SGV, giáo án III. Tiến trình dạy học: Ổn định Bài cũ (Không) Bài mới TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT 10’ 20’ 13’ I. Nội dung đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” Đoạn trích có thể được chia làm 3 cảnh: 1.Cảnh đọ sức giữa Đăm Săn mà Mtao Mxây Cảnh này gồm màn khiêu chiến và 4 hiệp đấu. Sau các hiệp đấu, với tài năng, bản lĩnh của mình cũng như sự giúp đỡ của H’nhị, ông trời, Đăm Săn giết được kẻ thù, lấy lại vợ và danh dự, tiếng tăm của mình. 2.Cảnh Đăm Săn cùng mọi người ra về Sau chiến thắng, Đăm Săn trở về buôn làng cùng với tôi tớ, dân làng, của cải của Mtao Mxây 3.Cảnh ăn mừng chiến thắng Đăm Săn cùng dân làng, tôi tớ và các tù trưởng từ phương xa đến mở tiệc linh đình ăn mừng chiến thắng. II. Nghệ thuật sử thi 1. Hai nhân vật được miêu tả song hành trong suốt trận chiến, cái tài của kẻ địch được miêu tả trước, cái tài của nhân vật anh hùng được tả sau để làm nổi bật- đề cao tài năng của người anh hùng => thủ pháp đòn bẩy 2. Biện pháp so sánh được sử dụng phổ biến: a. So sánh tương đồng: Khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cầu vồng, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô… b. So sánh tăng cấp: Chàng múa khiên trên cao gió như bão, chàng múa khiên dưới thấp gió như lốc… c. So sánh tương phản: Mtao Mxay múa thì “khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô”, Đăm Săn múa thì gió như bão, gió như lốc… 3. Các hình ảnh được đem ra làm chuẩn trong so sánh được lấy từ hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ. Đây là cách dùng kích cỡ vũ trụ để đo kích cỡ nhân vật. III. Luyện tập: Phân tích vai trò của các nhân vật xuất hiện trong đoạn trích? Gợi ý: Đoạn trích có các nhân vật: Đăm Săn, Mtao Mxay, H’nhị, ông trời, dân làng. Các nhân vật có vai trò khác nhau: Mtao Mxay cùng với hành động cướp vợ là nguyên nhân của sự kiện chiến tranh. Trong hệ thống nhân vật sử thi, đây là nhân vật đối thủ. Đăn Săn với chiến công đánh thắng Mtao Mxay vừa bảo vệ hạnh phúc gia đình vừa mang lại sự giàu mạnh và uy danh cho cộng đồng, là nhân vật trung tâm của sử thi quyết định diễn biến của cốt truyện. Vai trò nhân vật trung tâm của sử thi còn thể hiện ở chỗ chàng có sức lôi cuốn các nhân vật quần chúng. Nhân vật ông trời và H’nhị với việc trợ lực cho Đăm Săn là loại nhân vật trợ thủ cho nhân vật anh hùng. Ông tròi là trợ thủ thần kì, H’nhị là trợ thủ trao vật thần kì cho Đăm Săn. Hành động trợ lực của hai nhân vật này thể hiện quan niệm về cuộc chiên đấu chính nghĩa của nhân vật anh hùng chống lại nhân vật đối thủ. Nhân vật quần chúng vừa góp vai trò hâu thuẫn cho nhân vật chính vừa bị lôi cuốn bởi súc mạnh, mục đích chiến đấu của nhân vật chính. Mối quan hệ qua lại giữa vai trò của nhân vật anh hùng và nhân vật quần chúng tạo nên ý nghĩa biểu trưng của hình tượng cá nhân người anh hùng biểu trưng cho sức mạnh, lí tưởng của cộng đồng. 4. Củng cố (1’): Nắm vững nội dung bài học 5. Dặn dò (1’): Chuẩn bị cho tiết sau : Truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Thủy Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết5: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỴ CHÂU- TRỌNG THỦY I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: Thấy rõ sự kết hợp chặt chẽ giữa sự hư cấu nghệ thuật với cái lõi sự thật lịch sử- nét đặc trưng của thể loại truyền thuyết qua một tác phẩm cụ thể. II. Phương tiện: SGK, SGV, giáo án III. Tiến trình dạy học: Ổn định Bài cũ (Không) Bài mới TL NỘI DUNG CẦN ĐẠT 10’ 20’ 13’ I. Nội dung đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” Đoạn trích có thể được chia làm 3 cảnh: 1.Cảnh đọ sức giữa Đăm Săn mà Mtao Mxây Cảnh này gồm màn khiêu chiến và 4 hiệp đấu. Sau các hiệp đấu, với tài năng, bản lĩnh của mình cũng như sự giúp đỡ của H’nhị, ông trời, Đăm Săn giết được kẻ thù, lấy lại vợ và danh dự, tiếng tăm của mình. 2.Cảnh Đăm Săn cùng mọi người ra về Sau chiến thắng, Đăm Săn trở về buôn làng cùng với tôi tớ, dân làng, của cải của Mtao Mxây 3.Cảnh ăn mừng chiến thắng Đăm Săn cùng dân làng, tôi tớ và các tù trưởng từ phương xa đến mở tiệc linh đình ăn mừng chiến thắng. II. Nghệ thuật sử thi 1. Hai nhân vật được miêu tả song hành trong suốt trận chiến, cái tài của kẻ địch được miêu tả trước, cái tài của nhân vật anh hùng được tả sau để làm nổi bật- đề cao tài năng của người anh hùng => thủ pháp đòn bẩy 2. Biện pháp so sánh được sử dụng phổ biến: a. So sánh tương đồng: Khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cầu vồng, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô… b. So sánh tăng cấp: Chàng múa khiên trên cao gió như bão, chàng múa khiên dưới thấp gió như lốc… c. So sánh tương phản: Mtao Mxay múa thì “khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô”, Đăm Săn múa thì gió như bão, gió như lốc… 3. Các hình ảnh được đem ra làm chuẩn trong so sánh được lấy từ hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ. Đây là cách dùng kích cỡ vũ trụ để đo kích cỡ nhân vật. III. Luyện tập: Phân tích vai trò của các nhân vật xuất hiện trong đoạn trích? Gợi ý: Đoạn trích có các nhân vật: Đăm Săn, Mtao Mxay, H’nhị, ông trời, dân làng. Các nhân vật có vai trò khác nhau: Mtao Mxay cùng với hành động cướp vợ là nguyên nhân của sự kiện chiến tranh. Trong hệ thống nhân vật sử thi, đây là nhân vật đối thủ. Đăn Săn với chiến công đánh thắng Mtao Mxay vừa bảo vệ hạnh phúc gia đình vừa mang lại sự giàu mạnh và uy danh cho cộng đồng, là nhân vật trung tâm của sử thi quyết định diễn biến của cốt truyện. Vai trò nhân vật trung tâm của sử thi còn thể hiện ở chỗ chàng có sức lôi cuốn các nhân vật quần chúng. Nhân vật ông trời và H’nhị với việc trợ lực cho Đăm Săn là loại nhân vật trợ thủ cho nhân vật anh hùng. Ông tròi là trợ thủ thần kì, H’nhị là trợ thủ trao vật thần kì cho Đăm Săn. Hành động trợ lực của hai nhân vật này thể hiện quan niệm về cuộc chiên đấu chính nghĩa của nhân vật anh hùng chống lại nhân vật đối thủ. Nhân vật quần chúng vừa góp vai trò hâu thuẫn cho nhân vật chính vừa bị lôi cuốn bởi súc mạnh, mục đích chiến đấu của nhân vật chính. Mối quan hệ qua lại giữa vai trò của nhân vật anh hùng và nhân vật quần chúng tạo nên ý nghĩa biểu trưng của hình tượng cá nhân người anh hùng biểu trưng cho sức mạnh, lí tưởng của cộng đồng. 4. Củng cố (1’): Nắm vững nội dung bài học 5. Dặn dò (1’): Chuẩn bị cho tiết sau : Truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu- Trọng Thủy

File đính kèm:

  • docgiao an phu dao Ngu van 10(1).doc