I. Mục tiêu bài học.
Giúp H:
- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa "vườn đào" cao đẹp của ba anh em kết nghĩa - một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.
- Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng.
II. Phương tiện thực hiện.
- SGK.
- Thiết kế bài giảng.
III. Cách thức tiến hành.
Tổ chức H học theo nhóm.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ktra bài cũ.
Tóm tắt "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên"? Vì sao yếu tố kỳ ảo trong truyện truyền kỳ một mặt làm cho truyện thêm ly kỳ, hấp dẫn; mặt khác làm cho hiện thực cuộc sống được phản ánh càng rõ nét và chân thực hơn?
2. Giới thiệu bài mới.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Hồi trống cổ thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hồi trống cổ thành
(Trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa)
- La Quán Trung -
I. Mục tiêu bài học.
Giúp H:
- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa "vườn đào" cao đẹp của ba anh em kết nghĩa - một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.
- Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng.
II. Phương tiện thực hiện.
- SGK.
- Thiết kế bài giảng.
III. Cách thức tiến hành.
Tổ chức H học theo nhóm.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ktra bài cũ.
Tóm tắt "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên"? Vì sao yếu tố kỳ ảo trong truyện truyền kỳ một mặt làm cho truyện thêm ly kỳ, hấp dẫn; mặt khác làm cho hiện thực cuộc sống được phản ánh càng rõ nét và chân thực hơn?
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của G và H
Yêu cầu cần đạt
H đọc tiểu dẫn-> TD có những nội dung gì?
Nêu những nội dung chính của td?
Cốt truyện có nội dung ntn?
Tác phẩm có giá trị gì?
H tự tóm tắt
Qua hiểu biết của em, bước đầu hãy cho biết TP có những tính cách nào?
Đoạn văn:Phi nghe xong... đâm Quan Công.
Đoạn văn đã thể hiện nét tính cách nào ủa TP? Vì sao TP lại có những cử chỉ và hành động như vậy?
NHận xét các động từ trong đoạn văn?
Tại sao TP lại không thèm để ý đến những lời thanh minh, trần tình của QC,TC, C,M mà một mực đòi giết QC? Phân tích những câu đối thoại giữa các nhân vật với TP?
Việc Sái Dương xuất hiện đóng vai trò gì? Đây là chi tiết tình cờ hay có sự xếp đặt của tác giả?
Nhưng tại sao khi đầu Sái Dương đã rơi, TP vẫn còn nghi ngờ?
TP còn làm những việc gì nữa?
Chi tiết cuối, ... TP khóc, thụp lạy Vân Trường còn chứng tỏ điều gì trong tính cách của TP?
QC rơi vào hoàn cảnh khó khăn ntn khi đối mặt với TP?
Vì sao đây lại là cửa quan khó khăn nhất (đặc biệt nhất)?
Vì sao QC chỉ né tránh và thanh minh?
Vì sao QC chẳng nói chẳng rằng, xông vào đánh, chưa hết hồi trống đã chém rơi đầu Sái Dương?
Nhận xét vai trò của QC trong đoạn trích?
Tác giả tả HTCT bằng mấy câu? Nhận xét ý nghĩa của hồi trống?
Có thể bỏ chi tiết này được không? Vì sao?
Hồi trống CT có gì đặc biệt?
I. Tiểu dẫn.
1. Tác giả.(SGK)
2. Tác phẩm.
a. Nguồn gốc và quá trình hình thành tác phẩm.
- Căn cứ vào lịch sử, truyện kể dân gian (thoại bản), kịch dân gian để sáng tác tiểu thuyết lịch sử hùng vĩ TQDN
- Tác phẩm gồm 120 hồi.
b. Nội dung cốt truyện.
Lịch sử TQ khoảng 100 năm (180-280) cuối triều nhà Hán: Một nước chia ba cát cứ phân tranh triền miên, phức tạp để rồi cuối cùng lại thống nhất dưới triều nhà Tấn (Tư Mã Viêm).Ba nước:
+ Bắc Ngụy: Do Tào Tháo cầm đầu, chiếm giữ vùng bắc Trường Giang.
+ Đông Ngô: Tôn Quyền cầm đầu, chiếm giữ vùng đông nam Trường Giang.
+ Tây Thục: Lưu Bị cầm đầu, chiếm giữ vùng tây nam.
c. Giá trị.
- Nội dung:
+ Phản ánh Xh Trung Hoa cổ đại cát cứ phân tranh, chiến tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân cực khổ.
+ Khát vọng hòa bình thống nhất, ổn định của nhân dân. Điều đó được thể hiện bằng việc gửi gắm và ông vua Lưu Bị (tư tưởng ủng Lưu phản Tào, đế Thục khấu Ngụy), một ông vua hết lòng vì dân, vì nghĩa, lại có các quan, tướng tài giỏi (Khổng Minh, Ngũ hổ tướng).
- Đặc sắc NT:
+ Giá trị lịch sử, quân sự.
+ Giá trị văn học (nghệ thuật kể chuyện, xây dựng các nhân vật):
Quan Công: tuyệt nghĩa
Khổng Minh: tuyệt trí.
Tào Tháo: tuyệt gian....
3. Tóm tắt truyện.
II. Đọc - hiểu.
1. Hình tượng nhân vật Trương Phi.
TP : một dũng tướng, một anh hùng lừng lẫy của Tam quốc: mình cao tám thước, đầu báo mắt tròn, râu hùm hàm én, tiếng như sấm động, đặc biệt tính tình nóng nảy, ghét ác hư thù, ngay thẳng, cương trực và đơn giản. Nhưng ũng là viên hổ tướng nghiện rượu...-> người rất phục thiện.
- Nóng nảy, bộc trực, với quan điểm bất di bất dịch: trung thần không thờ hai chủ, thà chết chứ không chịu hàng, chịu nhục.
- Dưới con mắt của TP, Qc đã là kẻ phản bội, đinh ninh cho rằng QC đến để lừa mình.
- Động từ: nghe, mặc, vác, lên, đi tắt, trợn, vểnh, hò hét, múa, đâm. 10 động từ thể hiện 10 hành động liên tiếp trong im lặng nhưng bên trong thì sục sôi như bão táp -> Làm cho nhịp văn nhanh, mạnh, gấp gáp,tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của truyện Tam quốc.
- Mày đã bội ...tao nữa?-> câu trả lời vừa như câu hỏi lại và khẳng định, giận giữ, khinh miệt -> Thay đổi cách xưng hô với kẻ ngang hàng, với kẻ thù.
- Mày bỏ anh, hàng Tào Tháo...đến đánh lừa tao! -> Giải thích cái lý buộc tội thật khó chối cãi, thanh minh dựa vào những chứng cứ hiển nhiên: QC đã phạm các tội : bỏ anh...được hức tước, lại đến lừa em.-> TP quyết liều sống chết chứ nhất định không chịu mắc lừa, không chịu đi theo con đường của QC.
- Hai chị và Tôn Càn càng thanh minh cho QC, TP càng khẳng định quyết ý của mình. Tiếp tục khẳng định: QC là thằng phụ nghĩa, lừa cả hai chị, lần này đến Cổ Thành là để bắt TP.
=> Mâu thuẫn càng lúc càng căng thẳng-> Quan Vũ không còn biết làm cách nào để giải tỏa mối nghi ngờ của TP.
- Quan Công vừa giết cháu ngoại của Sái Dương là Tần Kỳ bên bờ Hoàng Hà-> Sái Dương muốn bào thù
- Sái Dương vốn từ lâu không phục Quan Công, từng nhiều làn xin Tào Tháo cho đuổi theo, chặn bắt Quan Công.
- Với Trương Phi, lại thêm một lý do xác đáng, một chứng cứ hùng hồn, chứng tỏ Quan Công lừa dối, đến trước dụ dỗ, còn quân Tào sẽ đến sau vây đánh.
Hai câu hỏi liên tiếp của Tp khiến QC đưa ra một lý do dễ hiểu để thanh minh: Nếu ta đến bắt em....quân mã chứ? Không phải là .....chối nữa không?
-> Qua Công đề xuất một cách thanh minh độc đáo, chém tên tướng ấy để tỏ lòng thực của mình.
-> Những tình tiết này đã có sự sắp xếp của tá giả để mở lối thoát cho câu chuyện (mở nút) và truuyeenj có cớ phát triển đến đỉnh điểm và kết thúc hứng thú.
- Tp không chỉ nóng nảy, đơn giản, không dễ dàng tin người. TP hỏi kỹ tên lính bị bắt chuyện ở Hứa Đô, Phi mới tin anh là thực nhưng vẫn chưa tỏ ngay thái độ. Đến khi nghe hai chị kể hết mọi chuyện, lúc ấy TP mới hoàn toàn tin anh.-> Chứng tỏ sự thận trong và tinh tế, khôn ngoan của TP.
- Chi tiết khóc lạy anh cho thấy TP là người phục thiện, biết lỗi và nhận lỗi (...vì say rượu để Lã Bố cướp mất Từ Châu, định rút gươm tự sát tạ tội, nhận lỗi trước Bàng Thống, Nghiêm Nhan...)
=> Đoạn trích hiện lên hình ảnh Tp không chỉ là con người nóng nảy, thô lỗ, cục cằn, mà con cho thấy một hình ảnh Tp tuyệt đẹp, dũng cảm, cương trực, trung nghĩa, tinh tế, phục thiện.
2. Hình tượng nhân vật Quan Công.
- QC vượt qua năm cửa ải, chém sáu tướng của Tào mà không hề boăn khoăn, do dự. Nhưng đến Cổ Thành QC lại phải vượt qua cửa quan khó khăn nhất-TP.
- Đây là cửa quan thử thách lòng trung nghĩa, bày tỏ sự trong sáng của QC, không thể vượt qua bằng cây long đao yển nguyệt.
- QC vừa né tránh, vừa dung lời lẽ mèm mỏng để thanh minh - đièu chưa từng thấy ở một viên tướng kiêu hùng như QV.
- Đó là cách thanh minh tốt nhất, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Càng thắng nhanh càng chứng tỏ lòng trung thành của mình trước người em kết nghĩa.
- QC đóng vai trò phụ cốt để làm nổi bật nhân vật TP. Tuy vậy, tác giả cũng đã khắc họa hình ảnh QVT trung dũng, giàu nghĩa khí, chỉ trong nháy mắt đã chém rơi đầu tướng Tào; cũng như trước đây QC đã lấy đầu Hoa Hùng, Nhan Lương, Văn Sú giữa muôn quân nghìn giáo.
3. ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành.
- Chi tiết tả hồi trống rất ngắn gọn: QC chẳng nói một lời...đầu Sái Dương đã lăn dưới đất.-> Lối văn cô đọng, hàm súc nhiều ý nghĩa. Không thể bỏ đi chi tiết nhỏ này. Nếu bỏ sẽ mất đi ttaats cả ý vị của Tam quốc-tiểu thuyết sử thi anh hùng trung đại.
- Đây không phải là hồi trống thúc quân thông thường, mà là:
+ Hồi trống giải nghi với TP.
+ Hồi trống minh oan cho QC.
+ Phê phán cái lập lờ, không dứt khoát, mang màu sắc cơ hội, hàng Hán chứ ko hàng Tào của QC.
+ Biểu dương, ca ngợi cái cương trực, dứt khoát, rành mạch, rõ ràng của TP.
+ Thể hiện rõ tính cách của hai anh em , nhất là tính cách của TP: nóng nảy, dứt khoát, quyết liệt, không khoan nhượng, không chấp nhận, dung tha kẻ đầu hàng, phản bội, dù kẻ đó là anh mình.
+ Hồi trống thử thách lòng trung nghĩa của QC, cho tinh thần dũng cảm, công minh .
+ Hồi trống của sự đoàn tụ anh em cùng chung lý tưởng.
+ Tạo nên không khí chiến trận hào hùng, ý vị hấp dẫn đặc biệt của Tam Quốc.
*) Củng cố dặn dò.
- Học thuộc bài thơ.
- Nắm được tính cách của các nhân vật , đặc biệt là TP.
- Soạn bài mới: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng.
*) Hướng dẫn học bài mới.
- TTURLAH thể hiện chí hướng của những người anh hùng ntn?
- Hai nhân vật có sự đối lập nhau về anh hùng và tính cách ntn?
File đính kèm:
- Tiet 77 Hoi trong co thanh.doc