Giáo án Ngữ văn lớp 10 năm học 2010- 2011

I- Mục tiêu:

- Ôn tập củng cố kiến thức về văn học trung đại với thể loại truyền kì và tác giả Nguyễn dữ để làm cơ sở học lên lớp 10 “Chuyện chữ phán sự đền Tản Viên”.

- H/S biết nhận xét, đánh giá, liên hệ.

II- Chuẩn bị:

- Phương tiện:sgk, sgv, giáo án

- Thiết bị: không.

III- Tiến trình bài dạy

1- Tổ chức:

 Sĩ số .

 2- Kiểm tra:

 3- Bài mới:

Bài mới:

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 năm học 2010- 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lơng Soạn ngày Tiết Giảng I- Mục tiêu: - Ôn củng cố kiến thức về đoạn trích. - Kĩ năng phân tích, tổng hợp khái quát II- Chuẩn bị: Phương tiện: sgk, sgv, giáo án Thiết bị: không III- Tiến trình bài dạy: 1- Tổ chức: Sĩ số 10:…………………….. 2- Kiểm tra: - 3- Bài mới: Hoạt động của T-H Nội dung kiến thức cơ bản 4- Củng cố: - 5- Hướng dẫn về nhà: - Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương. Soạn ngày 8/11/2010 T1 Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) Giảng … thứ… ngày… tháng 7/ 2011 I- Mục tiêu: - Ôn tập củng cố kiến thức về văn học trung đại với thể loại truyền kì và tác giả Nguyễn dữ để làm cơ sở học lên lớp 10 “Chuyện chữ phán sự đền Tản Viên”. - H/S biết nhận xét, đánh giá, liên hệ. II- Chuẩn bị: Phương tiện:sgk, sgv, giáo án Thiết bị: không. III- Tiến trình bài dạy 1- Tổ chức: Sĩ số ………………………………………………………………………………. 2- Kiểm tra: 3- Bài mới: Bài mới: Hoạt động của T Hoạt động của H Những nét chính về tác giả và tác phẩm “Truyền kì mạn lục”? Tại sao nói HP của Vũ Nương do chính nàng tạo ra? Trương Sinh gây đau khổ cho Vũ Nương như thế nào? Liên hệ với “Quan âm Thi Kính” Liên hệ với “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” (Nhân vật Ngô Tử Văn) Nhân vật Trương Sinh? Nhân vật bé Đản có vai trò trong việc phát triển cốt truyện ntn? I- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm: a- Tác giả: + Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, măm mất) + Sống vào khoảng đầu thế kỉ XVI là thời kì mở đầu cho một chặng dài lịch sử tối tăm của xã hội nước ta thời phong kiến. + Quê huyện Trường Tân (nay huyện Thanh Miện- tỉnh Hải Dương). + Là con của Nguyễn Tướng Phiên (Tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 27, đời vua Lê Thánh Tông 1496) + Ông là học trò giỏi của Tuyết Giang Phu Tử- Nguyễn Bỉnh Khiêm, chịu ảnh hưởng của người thầy, sau đỗ hương cống và làm quan 1 năm. Nguyễn Dữ lui về ẩn cư tại vùng núi Thanh Hoá. b- Tác phẩm: - “Truyền kì mạn lục”: + Truyền kì: Là những truyện thần kì với các yếu tố tiên, phật, ma quỉ vốn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. + Mạn lục: ghi chép tản mạn. + Truyền kì còn là một thể loại viết bằng chữ Hán (văn xuôi tự sự) hình thành sớm ở TQ, được các nhà văn Việt Nam tiếp nhận dựa trên những chuyện có thực về những con người thật, mang đậm giá trị nhân bản, thể hiện ước khát vọng của nhân dân về một xã hội tốt đẹp. - “Truyền kì mạn lục”: là tác phẩm còn lại duy nhất của ông. Tác phẩm được coi là “áng thiên cổ kì bút” với 20 truyện được viết theo thể truyền kì bằng tản văn xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi chuyện thường có lời bình của tác giả hoặc của người cùng quan điểm với tác giả. - Chuyện “Người con gái Nam Xương” là truyện thứ 18. Truyện kể về cuộc đời oan khuất của người phụ nữ Vũ Nương, là một trong số 11 truyện viết về người phụ nữ. Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian c- Tóm tắt: Nàng Vũ nương đẹp, nết na được Trương Sinh cưới làm vợ. Gia đình đang yên vui hạnh phúc thì chàng Trương đi lính. Khi trở về thì Trương Sinh nghi ngờ vợ phản bội. Vũ Nương không tự minh oan được bèn trẫm mình xuống sông tự vẫn. Chàng Trương hối hận lập đàn giải oan. Vũ Nương tha thứ nhưng không trở về ở cuộc sống trần thế. * Truyện có 2 phần: - Phần 1: (Từ đầu => và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ): Cuộc sống gia đình và nỗi oan của Vũ Nương. - Phần 2: (Còn lại): Vũ Nương được giải oan nhưng không trở về đoàn tụ cùng gia đình. Truyền kì mạn lục: chứa đựng nội dung phản ánh hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm cũng đồng thời cho thấy những phức tạp trong tư tưởng của nhà văn. Nguyễn Dữ phản ánh hiện thực xã hôi và thời đại của mình qua thể truyền kì nên tác giả đã lấy xưa để nói nay, lấy cái kì để nói cái thực. Đọc Truyền kì mạn lục, nếu bỏ cái vỏ kì ảo, ta sẽ thấy hiện thực và bộ mặt xã hội đương thời. Xã hội dưới ngòi bút truyền kì của nhà văn hiện lên khá toàn diện từ bộ máy nhà nước với quan lại tham nhũng đến cuộc sống người dân và những quan niệm đạo đức lâu đời. Khi phê phán, tố cáo hiện thực xã hội, Nguyễn Dữ đứng trên lập trường đạo đức. Khi phản ánh số phận con người, ông lại xuất phát từ lập trường nhân văn. Chính vì vậy, TKML chứa đựng một nội dung nhân đạo sâu sắc. Có thể coi, Nguyễn Dữ là nhà văn mở đầu cho chủ nghĩa nhân văn trong văn học trung đại Việt Nam. “TKML phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận của người phụ nữ, đồng thời hướng tới những giải pháp xã hội, nhưng vẫn bế tắc trên đường đi tìm hạnh phúc cho con người”. 2- Đọc –hiểu: 1- Nhân vật Vũ Nương: a- Hạnh phuc của Vũ Nương: - Hạnh phúc của Vũ Nương do chính nàng tạo ra… Vì: + Khi còn nhỏ là một cô gái đẹp người, đẹp nết. + Khi lấy chồng, chồng có tính đa nghi ích kỉ, biết giữ mình. + Khi tiễn chồng đi lính, lòng nàng đầy xót thương. + Khi làm dâu, chăm sóc mẹ chồng chu đáo. -> Sống với người chồng đa nghi, ích kỉ thì đó là hạnh phúc mỏng manh, dễ tan, dễ vỡ. b- Nỗi oan của Vũ Nương - Kể tóm tắt trương Sinh gây đau khổ cho Vũ Nương. + Tin lời con trẻ, không tin lời hàng xóm và thanh minh của vợ. + Thái độ tàn nhẫn: la um, mắng, đánh. - Vũ nương có những cách: + Phân trần để chồng hiểu (lời thoại 1). + Nỗi đau đớn, thất vọng khi chồng không hiểu (lời thoại 2). + Sự thất vọng tột cùng,mượn dòng nước (Lời thoại 3) => Qua lời thoại: ding lời lẽ chân thành để giãi bày lòng mình với khát vọng hạnh phúc, - Cuối cùng chọn cái chết “tắm gội” xuống sông mà chết. => Cái chết đó nói với ta: + Nhân cách cao thượng, trong sạch, ngay thẳng. + Số phận trơ trọi, cô độc, bị đày đoạ không thể có hạnh phúc. - Nỗi oan khuất của Vũ nương vì: + Cuộc hôn nhân không bình đẳng. + Tính cách Trương Sinh. + Tình huống bất ngờ. + Cách sư sử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh. ( Liên hệ với “Quan âm Thị Kính”) * TL: Người phụ nữ trong xã hội pk phải chịu nỗi oan nghiệt, bị đối xử bất công, vô lí vì sự hồ đồ của người chồng. c- Vũ Nương được giải oan: * tóm tắt: - Cách kể chuyện nhiều yếu tố hoang đường kì ảo. Tác dụng: + Tạo không khí cổ tích dân gian. + Thiêng liên hoá sự trở về của Vũ Nương 2- Nhân vật trương Sinh: - Điển hình cho quyền lực và tính cách của người chồng trong chế độ phong kiến nam quyền là: gia trưởng, độc đoán, coi thường nhân phẩm, thậm chí coi thường cả mạng sống của vợ. - Lai lịch: con nhà hào phú. - Đặc điểm: là kẻ vô học, đa nghi, ghen tuông mù quáng, vô lối. - Khi Trương Sinh đi lính: + Trước khi đi quì xuống đất vâng lời mẹ dạy, không chủ động dặn vợ mà lắng nghe vợ dặn. + Khi Trương Sinh trở về: Trương Sinh mới trải qua 3 năm đời lính vất vả, hơn nữa khi trở về mẹ lại mất… song vì cả ghen, hàm hồ, mù quáng, thô bạo… đã đẩy vợ đến cái chết oan ức. + Sự dung túng của xã hội: tư tưởng trọng nam khinh nữ khiến cho Trương Sinh độc đoán, gia trưởng: không thèm nghe lời phân trần của vợ, không nghe hàng xóm phân giải… - Nhờ lời nói của bé Đản, Trương Sinh mới hiểu nỗi oan của vợ mình chịu. - Nhờ chi tiết ảo, Trương Sinh có cơ hội giải oan cho vợ nhưng kết cục vẫn rất đau buồn. 3- Bé Đản và lời nói vô tình: - “Ô hay! Thế ra ông cũng là ch tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít… Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến…”. - Câu nói phản ánh đúng ý nghĩ ngây thơ của trẻ em: nín thin thít, đi cũng đi, ngồi cũng ngồi (đúng như sự thực, giống như một câu đố giấu đi lời giải. Người cha nghi ngờ, người đọc cũng không đoán được). - Tài kể chuyện (khéo thắt nút, mở nút) khiến câu chuyện đột ngột, căng thẳng, mâu thuẫn xuất hiện. - Trương Sinh giấu không kể lời con nói: khéo léo kể chuyện, cách thắt nút câu chuyện làm phát triển ><. - Lời nói của Đản chính là sự tháo nút giải quyết ><: “người gì mà lạ vậy, chỉ nín thin thít”. - Lời nói vô tình minh oan cho mẹ: “Cha Đản lại… trên vách”. 4- Củng cố: - Vũ nương nhân vật trong truyện và yếu tố hoang đường kì ảo của thể loại truyền kì. 5- Chuẩn bị T2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( đoạn trích) Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương Soạn ngày Tiết 2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích “Vũ trung tuỳ bút”- Phạm Đình Hổ) Giảnglớp B thứ…. ngày…tháng….. năm 2011 I- Mục tiêu: - Ôn củng cố kiến thức về đoạn trích. - Kĩ năng phân tích, tổng hợp khái quát II- Chuẩn bị: Phương tiện: sgk, sgv, giáo án Thiết bị: không III- Tiến trình bài dạy: 1- Tổ chức: Sĩ số Lớp B:……………………......................................... 2- Kiểm tra: - 3- Bài mới: Hoạt động của T-H Nội dung kiến thức cơ bản T: Khái quát lại tác giả và tác phẩm “Vũ trung tuỳ bút” Hoàn cảnh ra đời tác phẩm? Cuộc sống của chúa Trịnh và bọn quan lại được tác giả miêu tả như thế nào? Bộ mặt của bọn quan hầu cận được hiện lên qua đoạn trích như thế nào? Qua đoạn trích, thái độ của tác giả? I- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm: 1- Tác giả: Phạm Đình Hổ (1768- 1839), quê ở Hải Đường, sinh ra trong một gia đình khoa bảng. - Ông sống vào thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên có thời gian muốn an cư, sáng tác văn chương, khảo cứu về nhiều lĩnh vực. - Thơ văn của ông chủ yếu kí thác tâm sự bất đắc chí của một nho sĩ sinh không gặp thời. Những tác phẩm của Phạm Đình Hổ gồm nhiều thể loại, gồm nhiều lĩnh vực, từ biên soạn đến khảo cứu (triết học, lịch sử, địa lí…), sáng tác văn học. - Tác phẩm chính: +Khảo cứu:Bang giao điển lệ- Lê triều hội điển- An Nam chí… + Sáng tác văn chương: “Đông Dã học ngôn thi tập”, “Tùng, cúc, trúc, mai, tứ hữu”, “ Vũ trung tuỳ bút”, “Tang thương ngẫu lục”. Tất cả đều được viết bằng chữ Hán 2- Tác phầm “Vũ trung tuỳ bút”: - Ghi chép sự việc, con người theo cảm hứng chủ quan, không gò bó theo hệ thống kết cấu nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng cảm xúc chủ đạo. - Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của tác giả về con người và cuộc sống. - Tuỳ bút cổ là loại bút kí gần với thể văn tự sự. Nhưng cốt truyện đơn giản, thậm chí không có cốt truyện. Kết cấu tự do, tả người, tả việc, trình bày cảm xúc của người viết ( tuỳ bút trung đại không hoàn toàn giống tuỳ bút hiện đại như Cô Tô, Cây tre). - “Vũ trung tuỳ bút” là tác phẩm văn xuôi xuất sắc gồm 88 truyện nhỏ: + Ghi lại một cách sinh động, hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta thời đó (Lúc lên ngôi Thịnh Vương Trịnh Sâm 1742- 1782 là một vị chúa nổi tiếng thông minh quyết đoán, sáng suốt, trí tuệ hơn người. Sau khi dẹp xong phe phái, lập lại kỉ cương thì dần dần kiêu căng, ăn chơi xa xỉ, say mê Đặng Thị Huệ. Phế con trưởng, lập con thứ gây nhiều biến động. Các công tử tranh giành quyền lợi, chém giết lẫn nhau). + Cung cấp những kiến thức về văn hoá truyền thống như: nói chữ, cách uống trà, chế độ khoa cử, cuộc bình văn trong nhà Giám… + Về phong tục như: lễ đội mũ, hôn lễ… + về địa lí: như danh lam thắng cảnh + về xã hội, lịch sử. - Tác phẩm với việc ghi chép tản mạn nhưng nó có giá trị văn học rất lớn. Tác phẩm đã phơi bày hiện thực đen tối lúc bấy giờ và nỗi thống hổ của nhân dân qua những từ ngữ rất gợi cảm và lời bình của tác giả. II- Phân tích đoạn trích: “Chuyện cũ trong phủ chúa” * Hoàn cảnh đất nước khi tác phẩm ra đời: - Cuối thế kỉ XVIII nước ta hết sứ c rối ren, các thế lực phong kiến chia bè thao túng quyền hành, vừa sát hại lẫn nhau, vừa ra sức bóc lột của cải khiến đời sống nhân dân vô cùng cự khổ. - Đoạn trích ghi lại cảnh sống xa hoa vô độ của chúa Trịnh và bọn quan hầu cận trong phủ chúa và nỗi thống khổ của nhân dân. 1- Cuộc sống của chúa Trịnh và bọn quan lại: - Xây dựng nhiều cung điện, đền đài lãng phí hao tiền, tốn của.. - Thích đi chơi ngắm cảnh đẹp. Những cuộc dạo chơi bày trò giải trí hết sức lố lăng, tốn kém. - Việc xây dựng đền đài liên tục. Mỗi tháng vài ba lần Vương ra cung Thuỵ Liên… - Việc tìm thú vui của chúa trịnh thực chất để cướp đoạt những của quí trong thiên hạ, để tô điểm cho cuộc sống xa hoa. Bằng cách đưa ra những việc cụ thể, phương pháp so sánh, liệt kê, miêu tả tỉ mỉ, sinh động, tác giả đã khắc hoạ một cách ấn tượng rõ nét cuộc sống xa hoa ăn chơi vô độ của vua chúa, quan lại thời vua Lê, chúa Trịnh: + “Cây đa to, cành lá… như cây cổ thụ” phải một cơ binh hàng trăm người mới khiêng nổi. + Hình núi non bộ trông như bể đầu non. - Cảnh thì xa hoa lộng lẫy nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn, tang tóc, đau thương báo trước điềm gở, sự suy vong tất yếu của triều đại phong kiến. => Thể hiện thái độ phê phán, không đồng tình với chế độ phong kiến thời Lê- Trịnh của tác giả. 2- Thủ đoạn của bọn quan hầu cận: - được chúa sùng ái, chúng ngang nhiên ỷ thế hoành hành, vừa ăn cướp, vừa la làng. đó là hành vi ngang ngược, tham lam, tàn bạo, vô lí, bất công. - Các nhà giàu bị vu cho là giấu vật cung phụng. - Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá nhà, huỷ tường để khiêng ra. - Dân chúng bị đe doạ, cướp bóc, o ép sợ hãi. - thường phải bỏ của ra kêu van chi chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ. => Tăng tính thuyết phục, kín đáo bộc lộ thái độ của tác giả lên án gay gắt chế độ phong kiến: Bằng cách xây dựng hình ảnh đối lập, dùng phương pháp so sánh, liệt kê những sự việc, có tính cụ thể, chân thực, tác giả đã phơi bày tố cáo thủ đoạn của bọn quan hầu cận. 3- Thái độ của tác giả: - Kín đáo bộc lộ sự không đồng tình với sự xa hoa, ăn chơi vô lối của chúa Trịnh. Cảm nhận được dấu hiệu chẳng lành “kẻ thức giả cho đó là triệu bất tường”. - Bất bình trước hành động tác oai tác quái của bọn hoạn quan, tỏ sự xót xa kín đáo đối với tình cảnh và cuộc sống bất ổn cảu người dân. *TL: - Đoạn trích phản ánh cuộc sống xa hoa vô độ, cùng với bản chất tham lam, tàn bạo, bất côn, vô lí của bọn vua chúa quan lại thời phong kiến. - Giúp người đọc hiểu hơn về một giai đoạn lịch sử của dân tộc. 4- Củng cố: - Hiện thực xã hội thế kỉ XVIII được thể hiện qua đoạn trích… 5- Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị Tiết 3 Chị em Thuý Kiều Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương Soạn ngày Tiết 3 Chị em Thuý Kiều (Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) Giảng… thứ…. ngày….. tháng 7/2011 I- Mục tiêu: - Ôn lại đoạn trích. - Kĩ năng đọc- hiểu II- Chuẩn bị: Phương tiện: sgk, sgv, giáo án Thiết bị: không III- Tiến trình bài dạy: 1- Tổ chức: Sĩ số 10:…………………….. 2- Kiểm tra: - Không 3- Bài mới: Hoạt động của T-H Nội dung kiến thức cơ bản T: Giới thiệu đoạn trích. Nguyễn Du miêu tả khái quát vẻ đẹp của hai chị Em Kiều như thế nào? Vẻ đẹp của Vân? Vẻ đẹp của Kiều? Tài năng của Kiều? Qua vẻ đẹp và tài năng, Nguyễn Du muốn dự báo điều gì về số phanaj Kiều- người phụ nữ trong xã hội xưa? I- Giới thiệu đoạn trích: - Đoạn trích nằm ở phần đầu tác phẩm. - đoạn thơ này miêu tả vẻ đẹp của Tkiều và TVân. Với ngòi bút tài hoa, khả năng vận dụng khéo léo ngôn ngữ dân tộc kết hợp với nghệ thuật miêu tả ước lê, các điển tích, điển cố => giúp người đọc hình dung những chuẩn mực về người phụ nữ trong xã hội xưa, đó cũng là chuẩn mực của cái đẹp trong văn học trung đại. - Không chỉ miêu tả những hình mẫu chana dung của Tkiều và Thuý Vân, trong tác phẩm còn thể hiện những dụng ý nghệ thuật sâu xa của tác giả. Mặc dù mỗi người một vẻ “mười phân vẹn mười” nhưng với mỗi nhân vật, sự miêu tả của Nguyễn Du dường như đã dự báo số phận khác nhau của hai chị em. Điều đó đã thể hiện bút pháp miêu tả nhân vật khá sắc sảo của Nguyễn Du nhưng đồng thời cũng cho thấy quan niệm tài mệnh tương đố của ông. II- Phân tích: Miêu tả khái quát vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều: Vẻ đẹp của hai chị em Kiều có thể xếp vào hàng “tuyệt thế giai nhân”: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” =>+ Chỉ trong một câu thơ 6 chữ “Mai…..”, tác giả đã khẳng định một vẻ đẹp toàn bích, từ nhan sắc đến tinh thần của cả hai chị em. + Điều kì diệu cả hai đều hoàn thiện “ mười phân vẹn mười” nhưng “mỗi người một vẻ” không ai giống ai. 2- Miêu tả nhân vật Thuý Vân: - Đọc đoạn thơ, ta càng thấy tài năng của Nguyễn Du trong việc miêu tả nhân vật: +Không chỉ phân biệt được mỗi người một vẻ mà tác giả còn chỉ ra sự khác biệt cụ thể như thế nào. + Mặt khách, Nguyễn Du tả nahn sắc nhưng dường như mục đích không dừng lại ở chỗddosh. Càng tả càng gợi. “Vân xem tang trọng…. ……màu da” - Trong 4 câu thơ : + 3 câu thơ trên khẳng định vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” + Câu 4 khiến bạn đọc thật sự bất ngờ bởi khả năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ: Tả một người con gái đẹp mà “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” là đã đạt đến chuẩn mục, thêm “Hoa cười ngọc thốt đoan trang” => một vẻ đẹp chưa từng có. Thế mà vẫn chưa hết, người con gái ấy còn đẹp đến mức ‘Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” => Thì vẻ đẹp ấy còn vượt lên tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên Rõ ràng là Thuý Vân khá đẹp, một vẻ đẹp khá sắc nét nhưng vẫn hồn hậu, thuỳ mị. Nói về một người con gái như vậy, người ta thường nghĩ đến hạnh phúc, đến cuộc sống ấm áp, êm đềm. 3- Miêu tả nhân vật Thuý Kiều: a- Sắc đẹp của Kièu - Đoạn miêu tả Thuý Vân, ta đã thấy được cái tài, cái khéo của Nguyễn Du trong việc sử dụng từ ngữ. Thế nhưng việc miêu tả Thuý Vân mới chỉ là bước đệm để Nguyễn Du miêu tả Thuý Kiều. Một lần nữa, tác giả lại khiến bạn đọc sửng dốt vì năng lực miêu tả của mình. Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn. => Các giá trị thẩm mĩ dường như đã được đẩy lên đến tận cùng của các giới hạn, nhưng rồi lại còn được đẩy lên cao thêm nữa ‘Làn thu thuỷ, nét xuân sơn –hoa ghen…”: Hội hoạ cổ điển phương Đông có những bút pháp khá độc đáo “lấy điểm tả diện”, “vẽ mây nẩy trăng”. Khi tả một người con gái đẹp thì không cần phải tả mọi đường nét, chỉ chọn những chi tiết tiêu biểu nhất. - Nguyễn Du đã tả Thuý Kiều : + “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”: những yếu tố nghệ thuật đầy ước lệ…. + “Hoa ghen… xanh”: không cần nói vẻ đẹp của Kiều như thế nào, chỉ cần phải nói hoa phải ghen, liễu phải hờn với nhan sắc của Kiều => Với nha sắc ấy không còn lời nào để diễn tả nổi nữa. - Đọc kĩ từng câu, chữ, ta thấy dường như trong vẻ đẹp của Kiều chứa đựng mầm tai hoạ: Nếu như vẻ đẹp của Vân “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” thì sự “thua”, “nhường” còn rất hiền hoà, thì vẻ đẹp của Thuý Kiều hoa cũng phải “ghen”, liễu cũng phải “hờn”. => Vẻ đẹp của Kiều vượt hẳn lên, có sự đố kị, thách thức với thiên nhiên. - “Một hai nghiêng nước nghiêng thành” :Tác giả dùng điển cố: Vẻ đẹp của Kiều vào loại tuyệt sắc giai nhân. b- Tài của Kiều Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du không chỉ cho rằng nhan sắc là một cái hoạ tiềm ẩn đối người phụ nữ (“Hồng nhan bạc phận”), mà còn nhiều lần nhấn mạnh: tài năng cũng là một cái hoạ khá, đã nhiều lần ông nói về diều này: - “Trăm năm trong cõi người ta- Chữ Tài, chữ mênh…”. Chữ tài liền với chữ tai một vần. Tài tình cho lắm cho trời đất ghen. Thuý Kiều vừa là người có tài, vừa là người có sắc, cả hai yếu tố đều nổi bật. Qua miêu tả của Nguyễn Du đã ngầm báo trước số phận đau khổ của Kiều.(sau này Kiều gặp phải những tai tai biến: gặp đạm Tiên,phải bán mình, gặp Thúc Sinh, gặp Từ Hải). - Trong tài năng của Kiều, tài đàn là hơn cả. Qua bản đàn đó là tiếng lòng của nàng con người đa sầu, đa cảm => Theo quan niệm xưa đó là những yếu tố tạo nên nỗi đau khổ của con người. *TL: Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du dành đến 24 câu thơ, trong đó 4 câu thơ tả khái quát, 4 câu tả Thuý Vân, còn 10 câu dành để nói về Thuý Kiều. - Đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật tả người của Nguyễn Du, bút pháp miêu tả giàu sắc thái cổ điển và nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong văn chương trung đại. - Đoạn thơ giàu chất nhân văn, thể hiện tấm lòng của nhà thơ luôn đề cao, trân trọng vẻ đẹp của con người. 4- Củng cố: - Tài năng miêu tả người của Nguyễn Du được thể hiện qua đoạn trích. 5- Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị T4: Mã Giám Sinh mua Kiều. Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lơng Soạn ngày Tiết 4 Mã Giám Sinh mua Kiều. (Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) Giảng I- Mục tiêu: - Củng cố kiến thức đọc văn qua đoạn trích để thấy được tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du. - Kĩ năng phana tích và tích hợp với Làm văn. II- Chuẩn bị: Phương tiện: sgk, sgv, giáo án Thiết bị: không III- Tiến trình bài dạy: 1- Tổ chức: Sĩ số 10:…………………….. 2- Kiểm tra: - 3- Bài mới: Hoạt động của T-H Nội dung kiến thức cơ bản Vị trí đoạn trích? Bức chân dung và hành động của MGS? Qua đó bản chất của hắn hiện lên như thế nào? Hình ảnh và tâm trạng nhân vật Thuý Kiều hiện lên như thế nào? I-Giới thiệu đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần thứ 2 trong “Truyện Kiều” (“Gia biến và lưu lạc”, từ câu 619 -> câu 652). Sau khi gia đình bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình khỏi tai hoạ. Đoạn này nói về việc Mã Giám Sinh đến hỏi Kiều làm vợ, nhưng thực chất là để mua Kiều. Bằng hình dáng bảnh bao và động tác sỗ sàng, Mã Giám Sinh đã cò kè, mặc cả như mua một món hàng. II- Phân tích đoạn trích: a- Nhân vật Mã Giám Sinh: * Bức chân dung của MGS: - MGS chung lưng với Tú Bà mở hàng (lầu xanh). Hắn cần người để tiếp khách và làm việc dơ bẩn đó dưới danh nghĩa đi hỏi vợ lẽ. Không ngờ sau màn vấn danh, bộ mặt tên vô lại đó dần lộ rõ. * Màn kịch vấn danh, MGS xuất hiện với vai trò đi hỏi vợ lẽ: - Lai lịch: Mã Giám Sinh tự giới thiệu mình là “Mã Giám Sinh” (học sinh họ Mã) là viễn khách quê ở “huyện Lâm Thanh cũng gần” => Họ tên lai lịch mù mờ, gây cảm giác về một con người không đàng hoàng (Quê hắn ở huyện Lâm Tri rất xa lại nói huyện Lâm Thanh cũng gần). - Tuổi tác, diện mạo: tuổi ngoại tứ tuần, mày dâu chải chuốt, áo quần bảnh bao => chải chuốt thái quá không phù hợp. - Ngôn ngữ: Hỏi tên, rằng “huyện Lâm Thanh cũng gần” => cộc lốc, vô học. - Cử chỉ, hành vi: “Ghế trên ngòi tót…” => sỗ sàng, thô lỗ, hỗn láo….Nguyễn Du giết chết MGS bằng từ “tót” cũng như sau này giết chết Tú Bà bằng từ “ăn gì”, giết Sở Khanh bằng từ “lẻn”. => Phơi bày chân tướng MGS- một con buôn vô học qua ngòi bút sắc sảo và ngôn ngữ miêu tả, tác giả đã vạch trần giữa họ tên, tuổi tác, vai trò, hành động, lời nói (>< trong lời giới thiệu: người có học đi mua tì thiếp nhưng thực chất là một kẻ lái buôn vô học) * Màn mua bán: - Gặp Kiều: hắn nhìn ngắm, thử tài đàn hát, cân đo, xoay lên đặt xuống = > Coi Kiều như một món hàng ngoài chợ. Khi bằng lòng, hắn cò kè mặc cả “cò kè” => bộc lộ rõ bản chất bỉ ổi, trắng trợn, ti tiện bẩn thỉu. - Hình thực là một lễ vấn danh nhưng thực chất là cuộc mua bán người trắng trợn, bỉ ổi. - Qua việc mua bann, tác giả phản ánh hiện thực và tố cáo: xã hội đồng tiền và một loại người xuất hiện ở đó đồng tiền có thế lực vạn năng nên việc mua bán con người như mua một món hàng ngoài chợ. 2- Nhân vật Thuý Kiều: - Hình ảnh Thuý Kiều: Tuy đâu khổ ê chề nhưng vẫn không làm giảm vẻ đẹp của nàng. - Biện pháp đối ngữ thềm hoa một bước/ lệ hoa mấy hàng => Người đẹp buồn cũng đẹp, bước chân đẹp, giọt nước mắt cũng đẹp. Nổi bật hình ảnh Kiều với nỗi đau tê tái khiến người đọc rất cảm thông đối với nàng. + Từ một tiểu thư khuê các, xinh đẹp, trong trắng, sống yên bình trong một gia đình lương thiện, từ một cô gái đã chớm yêu với một mối tình đầu say đắm bị biến thành một món hàng cho con buôn cò kè ngã giá. đó là bi kịch của cuộc đời người thiếu nữ trong xã hội phong kiến đương thời. + Ki kịch tình yêu, lòng hiếu thảo. - Kiều thông minh nên nàng cảm nhận sâu sắc được cảnh ngộ của mình. Nàng bỏ mặc cho bọn con buôn “dặt dìu”- nàng câm lặng, vô hồn. Nàng chủ động chịu đựng nỗi đau, nàng bằng lòng bán mình để cứu cha và gia đình. - Qua đây, ta thấy được đức hi sinh, sự chịu đựng, lòng hiếu thảo của một người con, đồng thời cũng thấy được bi kịch đau đớn ê chề cuộc đời đầu của Kiều. Thấy được sự cảm thông, lòng trân trọng của tác giả đối với nhân vật của mình. c-Kết luận: - Đoạn trích đã +Phản ánh hiện thực cuộc sống, tố cáo những hạng người xấu xa dùng tiền làm quyền lực. + Tố cáo xã hội mà số phận người phụ nữ không được trân trọng, không được bảo vệ và bày tỏ tình cảm của Nguyễn Du với nhân vật của mình. - Nghệ thuật: Miêu tả chân dng nhân vật phản diện bằng bút pháp tả thực được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, hành vi, lời nói, hành động… => chi tiết, đời sống hằng ngày. - Đối lập với việc miêu tả nhân vật chính diện: lí tưởng hoá (dùng điển tích, đ

File đính kèm:

  • docon van vao 10 2.doc