Giáo án Ngữ văn 10 học kỳ II

A. MỤC TIÊU:

 1. Giúp học sinh:

 - Trình bày và phân tích được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: Kết cấu theo thời gian, không gian; kết cấu theo trật tự logic của đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc; kết cấu hỗn hợp.

 - Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 - Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10.

 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10.

C. PHƯƠNG PHÁP

 - Giáo viên tổ chức theo phương pháp.

 - Nêu câu hỏi phát vấn - trả lời

 - Thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

I. Ổn định lớp

 

doc107 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3 - 1 - 2008 Tiết: 55 Theo PPCT Ngày giảng: Tuần Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh A. Mục tiêu: 1. Giúp học sinh: - Trình bày và phân tích được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: Kết cấu theo thời gian, không gian; kết cấu theo trật tự logic của đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc; kết cấu hỗn hợp. - Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10. - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10. c. Phương pháp - Giáo viên tổ chức theo phương pháp. - Nêu câu hỏi phát vấn - trả lời - Thảo luận nhóm. D. Tiến trình giờ dạy I. ổn định lớp II. Kiểm tra bài cũ. 10A3…………………10A4:……….............. 10A9:……………….. CH: - Thế nào là văn bản thuyết minh? - Cách làm bài văn bản thuyết minh? TL: - Kiểu văn bản thông dụng trong đời sống hàng ngày, xã hội … - Cách làm: 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận. III. Bài mới Mỗi văn bản thuyết minh đều phải viết theo một bố cục nhất định. Nhưng cơ sở của những bố cục ấy là gì? Có phải chủ có một loại bố cục duy nhất hay có thể có những bố cục khác nhau? Nguồn gốc của sự khác nhau đó? Đó chính là nội dung vấn đề chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này. HS: Nêu khái niệm về VB thuyết minh: Là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (KT) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích. - Đặc điểm: Tri thức VB thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. Kết cấu bài văn thuyết minh: MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh; - TB trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích… của đối tượng; KB bày tỏ thái độ đối với đối tượng. Thuyết minh 1 thể loại VH trước hết cần phải quan sát nhận xét, khái quát đặc điểm -> có những dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ. - Thuyết minh: Đồ vật, danh lam thắng cảnh. Phương pháp I. Kết cấu của VB thuyết minh + Đọc mục I trong SGK đoạn “Kết cấu VB… con người”: trình bày nhận thức của bản thân về khái niệm kết cấu. 1. Ngữ liệu: SGK T166 – 167. 2. Phân tích ngữ liệu: a. Phân tích hình thức kết cấu của VB Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. GV: Cho HS đọc 2 văn bản và phân tích theo câu hỏi trong SGK. Chia nhóm để thảo luận và trình bày. 3 nhóm: 1: a, b * Đối tượng: thuyết minh về Hội thổi cơm… 2: c 3: d - Mục đích: Giới thiệu với người đọc về thời gian, diễn biến, địa điểm, ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống. * ý chính: + Làm thủ tục bắt đầu cuộc thi, lấy lửa… - Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội. + Tiêu chuẩn chấm, cách chấm -> chính xác - Diễn biến lễ hội + Thi nấu cơm + Chấm thi - ý nghĩa của lễ hội. * Sắp xếp - Lô gíc: Giới thiệu thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa. -> Thủ tục bắt đầu, diễn biến cuộc thi, chấm thi. - Trình tự lô gíc. - Trình tự thời gian: phần kể về diễn biến của lễ hội được sắp xếp theo trình tự thời gian. b. Phân tích kết cấu của VB “Bưởi Phúc Trạch” * Đối tượng: 1 loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh. - Mục đích: Giới thiệu đặc sản: hình dáng, màu sắc, hương vị, bổ dưỡng… - Hình dáng bên ngoài * ý chính: - Hương vị đặc sắc - Sự hấp dẫn và bổ dưỡng - Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch * Sắp xếp - Không gian: từ ngoài vào trong. - Quan hệ nhân quả (ý 1 – 2; 3 – 4) - Lô gíc: các phương diện khác nhau của quả bưởi (hình dáng, màu sắc…) quan hệ nhân quả. HS: Văn bản thuyết minh có những hình thức kết cấu cơ bản nào? 3. Nhận xét: - Trình tự: thời gian, không gian, lô gíc, tổng hợp. 4. Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập Bài tập 1 T168. Cho HS xem lại bài thơ và bài giảng. Gợi ý: - Giới thiệu chung về bài thơ: tác giả, thể loại, nội dung chính. - Giá trị nội dung của bài thơ: hào khí, sức mạnh của quân đội thời Trần, chí làm trai. - Giá trị nghệ thuật của bài thơ: sự cô đọng độ súc tích cao, nhấn mạnh tính kì vĩ, không gian, con người. Bài 2: Chọn 1 di tích, thắng cảnh ở vùng qua các em hoặc 1 di tích thắng cảnh nổi tiếng của đất nước. HS lưu ý: vị trí, quang cảnh, sự tích sức hấp dẫn và giá trị của đối tượng thuyết minh để người đọc có thể hình dung tới di tích, thắng cảnh đó. -> trình tự không gian, thời gian, lô gíc. IV. Củng cố - Khái niệm kết cấu: trình tự, thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. - Khi viết bài văn thuyết minh có thể lựa chọn nhiều hình thức kết cấu. V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới. - Học bài và làm bài tập trong SGK. - Giờ sau: Lập dàn ý bài văn thuyết minh. Chuẩn bị: viết bài giới thiệu về nhà văn, nhà khoa học, 1 tấm gương học tập tốt. E. Rút kinh nghiệm - Các ý phân bố thời gian hợp lý. - Cần cho HS luyện tập nhiều. Ngày soạn: 6-1-2008 Tiết: 56 Theo PPCT Ngày giảng: Tuần Lập dàn ý bài văn thuyết minh A. Mục tiêu: 1. Giúp học sinh: - Thấy được sự cần thiết của việc lập dàn ý khi làm văn nói chung và viết bài văn thuyết minh nói riêng. 2. Vận dụng các kỹ năng đó để lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi với cuộc sống hoặc công việc học tập. 3. Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, cảm nhận phong phú. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10. - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10. - Phiếu bài tập. c. Phương pháp - Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở – HS trả lời. - Thảo luận nhóm. D. Tiến trình giờ dạy I. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 10A3: …………………. 10A4: ………… 10A9:…………………. II. Kiểm tra bài cũ CH: - Nêu các hình thức kết cấu của VB thuyết minh. TL: - Trật tự: Thời gian, không gian, lô gíc, hỗn hợp. III. Bài mới Cho HS nhắc lại kiến thức đã học ở THCS. I. Dàn ý bài văn thuyết minh. Nêu bố cục của bài văn thuyết minh và nhiệm vụ mỗi phần? - Bố cục: + MB: giới thiệu đối tượng thuyết minh. - HS theo dõi câu hỏi trong SGK và trả lời Câu 2 - Bố cục 3 phần phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh vì bài văn thuyết minh cần giới thiệu đối tượng, thuyết minh rõ các mặt và nêu ý nghĩa… + TB: Đặc điểm, cấu tạo, ích lợi… đối tượng. + KB: Nêu ý nghĩa, giá trị của đối tượng đó. So sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa MB – TB của VBTS và VB thuyết minh? - So sánh: VBTS + VBTM + Điểm tương đồng: cả hai đều làm nhiệm vụ: MB (giới thiệu), KB (kết thúc đóng lại bài văn). + Điểm khác: * TS: MB: giới thiệu câu chuyện, nhân vật; KB: kết lại câu chuyện và có thể gợi ra một điều gì mới mẻ từ câu chuyện. * TM: MB: giới thiệu đối tượng Câu hỏi 4 KB: thiên về nêu ý nghĩa, giá trị của đối tượng. Các trình tự sắp xếp phù hợp cho phần thân bài. Đây là trọng tâm bài học: HS tập lập dàn ý cho bài văn TM một trong những công đoạn của quá trình làm 1 bài văn. II. Lập dàn ý bài văm TM. Trước khi làm bài văn TM chúng ta cần phải làm gì? 1. Xác định đề tài: - Giới thiệu một danh nhân văn hoá Xác định đề tài tức là chọn được người để giới thiệu tốt nhất, thoả mãn yêu cầu đề bài. - Giới thiệu một nhà văn - Phải là 1 danh nhân văn hoá (văn, KH) - Giới thiệu một nhà khoa học. - Phải là người mà mình đã tìm hiểu kỹ và yêu thích. 2. Lập dàn ý: Nguyễn Du: * MB: ND- Năm sinh- Mất – Tên hiệu Quê . * TB: Cuộc đời, thời thơ ấu, niên thiếu theo từng giai đoạn. Sự nghiệp văn học: các tác phẩm… đóng góp của ND. NT. * KB: Đánh giá… (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du: danh nhân văn hoá, nhà văn). Cho HS đọc trong SGK phần 2: từ đó hãy xây dựng dàn ý bài thuyết minh. Chia nhóm thảo luận(3 nhóm). Theo đề bài phần 1. Phát phiếu bài tập. Nhận xét: Lưu ý:- Các ý phải phù hợp với yêu cầu, thuyết minh không bị lạc đề. - Các ý phải làm rõ điều cần TM, không sơ sài, thiếu sót. - Các ý phải được sắp xếp theo hệ thống, không trùng lặp hay chồng chéo. III. Luyện tập. Bài 1: Giới thiệu 1 tác giả văn học. - Hồ Xuân Hương. IV. Củng cố - Lập dàn ý cho bài thuyết minh. - Cách lập dàn ý. V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới. - Học bài và làm bài tập tiếp. - Giờ sau: Trình bày một vấn đề: đọc sách giáo khoa; soạn bài theo câu hỏi SGK. E. Rút kinh nghiệm - Phần II cần dạy kĩ hơn. - Cho HS thực hành lập dàn ý. - Phần I chỉ nên lướt qua. Ngày soạn: 27-1-2008 Tiết: 57Theo PPCT Ngày giảng: Tuần Phú sông Bạch đằng (Bạch Đằng giang phú) Trương Hán Siêu A. Mục tiêu: 1. Giúp học sinh: - Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú Sông Bạch Đằng. + Nội dung yêu nước: niềm tự hào về chiến công lịch sử và chiến công thời Trần trên dòng sông Bạch Đằng. + Tư tưởng nhân văn: Đề cao vai trò, vị trí, đức độ của con người, là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp cứu nước. - Đặc trưng cơ bản của thể phú về: kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn. 2. Biết cách phân tích một bài phú cụ thể. 3. Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng những địa danh lịch sử, những danh nhân lịch sử. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10 tập 2. - Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 tập 2. c. Phương pháp - Đọc sáng tạo, nghiên cứu, tái hiện. - Trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình giờ dạy 1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 10A3: Đủ 10A9: Đủ 10A4: Đủ 2. Kiểm tra bài cũ CH: - Đọc thuộc lòng bài thơ: Cửa biển Bạch Đằng của Nguyễn Trãi. - Chủ đề bài thơ: Những hình ảnh nào trong bài thơ gây ấn tượng nhất đối với em? Vì sao? TL: Đọc thuộc. 3. Bài mới Trong lịch sử văn hoá nghệ thuật Việt Nam, nhiều địa danh của đất nước đã trở thành những đề tài hấp dẫn vì ghi dấu những chiến công vĩ đại như Hàm Tử, Chi Lăng, Đống Đa, Sông Lô… nhưng gợi nhiều cảm hứng nhất có lẽ phải kể đến sông Bạch Đằng lịch sử, nơi đã từng diễn ra những trận đánh quyết liệt chống quân xâm lược phương Bắc. Tại đây, năm 938, Ngô Quyền thắng quân Nam Hán, quân dân nhà Trần dưới sự lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên – Mông (1288). Bởi thế chỉ nói riêng trong lịch sử văn hoá thời trung đại đã có nhiều cây bút tên tuổi như Trần Minh Tòng, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân đều viết về sông Bạch Đằng. Nhưng thành công hơn cả là Trương Hán Siêu với bài phú sông Bạch Đằng. Tác phẩm được đánh giá là bài phú nổi tiếng nhất. Dựa vào phần tiểu dẫn nêu những nét chính về tác giả. I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả: Ông làm quan trải qua 4 đời vua Trần: - ? 1354. Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông. -> Nhân vật chính khá quan trọng ở đầu TK XIV, việc ông quan tâm đến chính trị xã hội, đến lịch sử là điều rất dễ hiểu. - Quê: Ninh Bình. - Bản thân: Từng giữ nhiều chức quan trọng trong triều đình nhà Trần, + Môn khách trong nhà Trần Hưng Đạo + Tính tình: cương trực… 2. Tác phẩm Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ a. Hoàn cảnh ra đời bài thơ (Khi Trương Hán Siêu đã già, khi ông có dịp du ngoạn qua vùng này) - Có lẽ vào khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi. b. Địa danh Bạch Đằng. Nêu những hiểu biết của em về sông Bạch Đằng? GV có thể sử dụng bản đồ vị trí sông Bạch Đằng. - Nhánh sông đổ ra biển thuộc Quảng Ninh. Bài thơ được làm theo thể loại gì? c. Thể loại (Đặc điểm thể phú) Nêu những hiểu biết của em về thế phú? - Phú: Văn vần (văn vần + văn xuôi). - Viết bằng chữ Hán. + Phú cổ thể - Phú là mộtt hể tài của VHTĐ -> ở TQ (đời Đường) và được chuyên dụng vào Việt Nam. + Phú đường luật. - Bố cục: 4 đoạn - Bạch Đằng giang phú: + Phú cổ thể. - Phú: cổ thể: có trước đời Đường: có vần, không đối. Phú đường luật: có tờ đời Đường, có vần, đối, luật – bằng – trắc. Bài phú dùng lời kể của ai? + Bài phú viết theo lối kể chuyện. .) Lời kể khách .) Lời kể các bô lão Kể về những sự việc gì? - Bài phú sông Bạch đằng -> tác phẩm văn học viết về lịch sử, tác giả muốn mượn lịch sử để gửi gắm tâm sự hay tư tưởng, tình cảm của bản thân. (Bố cục): 4 đoạn: Đ1: đầu ……lưu Đ2: tiếp…. ca ngợi Đ3: …. lệ chan Đ4: còn lại II. Phân tích 1. Đọc – chú thích: Hướng dẫn cách đọc: Giọng điệu chậm rãi ở đoạn đầu - Đoạn 2: hùng tráng, nhanh, mạnh - Đ3 + Đ4: bình tĩnh, ung dung, suy ngẫm. 2. Phân tích văn bản a. Hình tượng nhân vật “khách” (Đ1) Khách ở đây đang làm gì? “khách”: - Phân thân của chính tác giả dạo chơi thiên nhiên, chiến địa. Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của khách là gì? - Mục đích: nghiên cứu cảnh trí đất nước bồi bổ tri thức. Tăng cường tình cảm yêu mến quê hương tự hào dân tộc. Khách là người có tâm hồn như thế nào? - Khách: tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao. “Nơi có người…. còn thiết tha” -> Khách là người có tráng chí (chí lớn). Cái tráng chí bốn phương của khách -> tác giả được gợi lên qua những địa danh lịch sử của Trung Quốc và miêu tả những địa danh lịch sử của đất Việt. + Địa danh: - Trung Quốc: Nguyên, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bạch Việt, Vân Mộng -> cảnh hư - > ước lệ. - Đất Việt: Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng -> không gian -> cảnh thực. Tìm những địa danh lịch sử của TQ và đất Việt ở đoạn mở đầu? - TQ: đều lấy trong điển cố, sách vở: không gian rộng, hoành tráng lung linh huyền ảo và tác giả chủ yếu lướt qua = trí tưởng tượng khi đọc sách -> chí hướng muốn đi nhiều, đi xa không giới hạn bến bờ. Hình ảnh thực có tính chất đương đại, đang hiện ra trước mắt được tác giả trực tiếp mô tả. => Cảnh: hùng vĩ, hoành tráng -> ảm đạm, đìu hiu. - “Bát ngát…. xương khô” Tâm trạng của khách trong khi chơi sông ngoạn cảnh? (tác giả) - Tâm trạng tác giả: Vừa vui, tự hào Buồn đau, nuối tiếc. Tác giả: vui, tự hào vì điều gì? buồn, nuối tiếc vì điều gì? Vui trước cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng (nước trời một sắc, phong cảnh: ba thu) tự hào trước dòng sông từng ghi bao chiến tích. Buồn đau, nuối tiếc vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi hoang vu, dòng thời gian đang làm mờ bao dấu tích. Cảm xúc của khách trước khung cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng như thế nào? b. Hình tượng các bô lão (Đ2 + Đ3) Các bô lão đóng vai trò gì? - Vai trò: +Người kể lại + Người bình luận chiến tích trên sông BĐ Theo em nhân vật các bô lão có thật không (HS thảo luận) - Có thể là thật, là những người dân địa phương trên sông Bạch Đằng mà tác giả gặp trên đường vãn cảnh. - Có thể là nhân vật hư cấu, là tâm tư tình cảm của chính tác giả hiện thành nhân vật. Các bô lão đến với khách với thái độ ntn? - Thái độ: nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính. Chiến tích trên sông Bạch Đằng đã được gợi lên ntn qua lời kể của các bô lão? GV nói “Ngô chúa phá Hoàng Thao” - Kể chiến tích: “Trung hưng nhị…” + Diễn biến: Lúc đầu (2 bên ta và địch đã tập trung binh lực hùng hậu cho một trận đánh quyết định). Các bô lão kể ntn?: Lời kể theo trình tự diễn biến tình hình. Tiếp đến trận đánh diễn ra gay go, quyết liệt. Cuối cùng: chính nghĩa chiến thắng. - Vào trận chiến: gay go, quyết liệt “được thua chửa phân”, “Bắc Nam chống đối” -> Đó là đối đầu không chỉ về lực lượng mà còn ý chí, ta với lòng yêu nước, với sức mạnh chính nghĩa, địch “thế cường” với bao “mưu ma trước quỷ” -> ác liệt => Những hình tượng kì vĩ, mang tầm vóc của trời đất -> 1 cuộc thuỷ chiến kinh thiên động địa. Thái độ: giọng điệu của họ trong khi kể chuyện? - Thái độ giọng điệu của các bô lão: đầy nhiệt huyết, tự hào. Nhận xét về lời kể, sử dụng câu? - Lời kể: không dài dòng, súc tích, cô đọng, khái quát. - Câu dài: do nghĩa gợi không khí trang nghiêm. Sử dụng câu dài, ngắn khác nhau (phù hợp với diễn biến trận đánh). - Câu ngắn: Sắc bén, dựng lên khung cảnh chiến trận căng thẳng, gấp gáp. Sau lời kể về trận chiến là lời suy ngẫm bình luận của các bô lão. - Lời suy nghĩ, bình luận: nguyên nhân ta thắng, địch thua: trời đất, nơi hiểm trở, nhân tài… Trong các yếu tố: địa thế sông núi, con người, theo em yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiến thắng BĐ? -> khẳng định vai trò, sức mạnh, vị trí con người. -> cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lý sâu sắc. Thắng giặc: cần 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hoà; nhưng thắng giặc không cốt ở đất hiểm mà chủ yếu là đức lớn là sức mạnh của con người. ý nghĩa trận đại thắng? - ý nghĩa trận đại thắng: rửa nhục cho đất nước, anh hùng để lại tiếng thơm, lưu danh thiên cổ. Sau những lời bình luận là lời ca của các bô lão khẳng định điều gì? - Lời ca các bô lão: khẳng định giá trị tuyên ngôn về chân lý: bất nghĩa: tiêu vong; nhân nghĩa: lưu danh. c. Lời bình luận của “khách”: Đ4 Khách cũng tiếp nối lời ca của khách nhằm khẳng định điều gì? - Ca ngợi sự anh minh của 2 vị thánh quân chiến tích của sông Bạch Đằng. - Khẳng định: địa linh; nhân kiệt -> Đức cao, đức lành -> vai trò vị trí con người. => Niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp. III. Tổng kết Nêu nội dung bài thơ 1. Nội dung: - Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc - Tư tưởng nhân văn cao đẹp -> vai trò, vị trí của con người. Nghệ thuật sử dụng trong bài phú. 2. Nghệ thuật: - Câu từ: đơn giản - Bố cục: chặt chẽ, lời văn linh hoạt - Ngôn từ: trang trọng, hào hùng Đọc ghi nhớ trong SGK. 3. Ghi nhớ: SGK IV. Củng cố - Gợi lại những thời khắc hào hùng trên sông Bạch Đằng. - Khắc hoạ ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc ta là cảm hứng hào hùng về dân tộc, về cha ông ta. V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới. - Học bài. - Giờ sau: Bình Ngô đại cáo. Tiết 1: Tác giả: Khái quát về cuộc đời. Sự nghiệp thơ văn. E. Rút kinh nghiệm - Chú ý bố trí thời gian hợp lý. Ngày soạn: 28/1/ 2008 Tiết: 58Theo PPCT Ngày giảng: Tuần Tác gia nguyễn Trãi A. Mục tiêu: 1. Giúp học sinh: - Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp VH của Nguyễn Trãi – một nhân vật lịch sử, một danh nhân văn hoá thế giới, nhà văn chính luận kiệt xuất, người khai sáng thơ ca tiếng Việt. - Giá trị nội dung và nghệ thuật của Đại cáo bình ngô: Bản tuyên ngôn độc lập. 2. Kỹ năng đọc hiểu thơ văn Nguyễn Trãi, hiểu tác phẩm chính luận viết bằng thể văn biền ngẫu. 3. Giáo dục, bồi dưỡng ý thức dân tộc, yêu quý di sản văn hoá của cha ông B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10 tập 2. - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10. c. Phương pháp dạy học - Gợi mở, tái hiện, trả lời câu hỏi. - Thảo luận nhóm. - Đọc sáng tạo. D. Tiến trình giờ dạy 1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 10A3: …....................... 10A9:.............................. 10A4: .............................. 2. Kiểm tra bài cũ CH: - Đọc thuộc lòng bài phú Sông Bạch Đằng. - Phân tích nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài phú. TL: Đọc. Nội dung: Hào khí Đông A: tự hào. Nghệ thuật: 3. Bài mới Đầu thế kỷ XV trên bầu trời Đại Việt toả sáng rạng ngời một ngôi sao đại anh hùng dân tộc – danh nhân văn hoá thế giới, con người đẹp nhất và oan khuất nhất: ức Trai – Nguyễn Trãi. Đọc chậm mục I SGK và tóm tắt ý chính và trình bày ngắn gọn. I. Cuộc đời: - 1380 – 1442 – ức Trai - Quê: Chí Linh, Hải Dương Nêu: - Quê hương - Gia đình: Cha: Nguyễn Phi Khanh - Gia đình - Bản thân Mẹ: Trần Thị Thái Có truyền thống: Yêu nước, văn hoá, văn học. - Bản thân: (Cuộc đời) Cuộc đời NT có gì đặc biệt? + Thuở thiếu thời: trải qua nhiều mất mát đau thương. Ông có những đóng góp gì cho đất nước? - NT đã đóng góp cho đất nước về nhiều mặt: góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Cuối 1427 -> Đại cáo bình ngô, sách lược đánh giặc Ngô -> những chiến lược chiến thuật: mưu phạt tâm công, lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều -> được Lê Lợi vận dụng -> thành công. - Nguyễn Trãi: Giúp Lê Lợi việc soạn thảo các thư từ, mệnh lệnh trong quân đội (quân trung từ mệnh tập), những bức thư dụ giặc được coi là đỉnh cao của văn luận chiến thời trung đại -> quan trọng vào thắng lợi của kháng chiến. - Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng -> Bình ngô đại cáo – áng “thiên cổ hùng văn”. - Thời bình: Quan tâm đến dân, coi trọng dân, lấy dân làm gốc. Từ đó đánh Giá Nguyễn Trãi là nhân vật như thế nào trong lịch sử? - Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, 1 nhân vật toàn tài hiếm có, danh nhân văn hoá thế giới. Ông đã gặp những nghịch cảnh gì trong cuộc sống? Vì quá thanh liêm, cương trực suốt đời đeo đuổi lí tưởng thân dân nên NT không tránh khỏi xung đột với bọn quần thần trong triều -> bị ganh ghét. Lệ Chi Viên: 1442 – Lê Thái Tông duyệt võ ở Chí Linh ghé thăm NT ở Côn Sơn, trên đường trở về kinh cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, vợ lẽ của Nguyễn Trãi -> lễ nghi nữ học sĩ trong triều về đến Lệ Chi Viên nghỉ ngơi thì đột ngột đêm đó vua cảm lạnh qua đời -> giết vua. Chỉ có 1 người vợ lẽ khác: Phạm Thị Mẫn có thai trốn thoát -> Nguyễn Anh Võ -> 20 năm sau Lê Thánh Tông -> rửa oan -> Nguyễn Anh Võ -> tri huyện. II. Sự nghiệp thơ văn 1. Những tác phẩm chính. Tác phẩm của Nguyễn Trãi gồm có những gì? Phân loại các tác phẩm chính của ông? * Về chữ Hán: “Quân trung…. gồm những thư từ gửi cho tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh -> tác phẩm văn chiến đấu Phan Huy Chú “có sức mạnh của 10 vạn quân” - Quân trung từ mệnh tập (tập sách chép những thư từ và mệnh lệnh trong quân đội) -> kết hợp tư tưởng: nhân nghĩa, yêu nước. - Bình ngô đại cáo (bài văn cáo công bố trước toàn dân về công cuộc đánh dẹp giặc Minh thắng lợi). - ức Trai thi tập. Phú núi Chí Linh - Chí Linh sơn phú - Chuyện cũ về tướng công Băng Hồ, tức Trần Nguyên Đán - Băng Hồ di sự lục. - Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Lam Sơn thực lục - Văn bia lăng Lê Thái Tổ - Văn bia Vĩnh Lăng - Các chiếu, biểu - Văn loại - Sách địa lý -> đây là bộ sách địa lí xưa nhất của Việt Nam. - Dư địa chí. * Chữ Nôm: Là tập thơ có nhiều thành tựu về thể loại đề tài, từ ngữ, cách diễn đạt, vừa thể hiện tấm lòng ưu ái nồng hậu của ông với dân, nước, cuộc đời, tình yêu thiên nhiên sâu sắc… -> góp phần thúc đẩy sự phát triển của VH viết bằng chữ Nôm. - Quốc âm thi tập. 2. Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất. Em hiểu thế nào là nhà văn chính luận? -> Luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Nói NT nhà văn chính luận kiệt xuất bởi ông là tác giả của những tác phẩm chính luận kiệt xuất nào? - Nhận định: Nhà văn chính luận xuất sắc nhất trong lịch sử VHTĐ. - Tác phẩm: Đại cáo bình ngô. - Quân trung từ mệnh tập. Nội dung những luận điểm cốt lõi trong sáng tác của NT là gì? - Luận điểm cốt lõi xuyên suốt tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. DC: “Việc nhân nghĩa… trừ bạo” “Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn: mất thời và không thế thì mạnh hoá ra yếu, yên lại thành nguy… nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn sao?... 3. Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc. Nêu tác phẩm tiêu biểu - Thể hiện những con người bình thường – con người trần thế thống nhất, hoà quyện với con người anh hùng vĩ đại. - Bài thuật hứng – 2 - Lí tưởng nhân nghĩa yêu nước kết hợp với thương dân, vì dân trừ bạo. - Bài Bảo kính cảnh giới – 43 -> Khao khát dân giàu nước mạnh, yên ấm, thái bình. - Tình cảm vua tôi, cha con, gia đình…. - Tình cảm vua tôi, cha con, gia đình, bạn bè. VD: Quân thần chưa báo lòng canh cánh Tình phụ cơm trời áo cha (Ngôn chí – Bài 7) - Tình cảm thiên nhiên: cây chuối, côn sơn ca. – Tình cảm thiên nhiên. Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn NT? 4. Giá trị nội dung và nghệ thuật: - Nội dung: CL: Thể hiện 1 nhiệt tình chiến đấu vì độc lập dân tộc, lý tưởng nhân nghĩa vì hạnh phúc nhân dân. + Cảm hứng yêu nước + nhân đạo + Văn chính luận + Thơ trữ tình. - Thơ trữ tình: Bộc lộ tâm hồn phong phú tình cảm chân thành nồng hậu dành cho thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống hài hoà giữa 1 người anh hùng vĩ đại và 1 con người đời thường chân chất, giản dị, gần gũi quen thuộc. - Nghệ thuật: + Cống hiến đặc biệt trong thơ Nôm: sáng tạo thể loại: thơ lục ngôn (thơ Đường luật thất ngôn chen một số câu 6 tiếng) + Sử dụng hình ảnh quen thuộc dân dã: cây chuối, sen, ao bèo, rau muống. Tình thơ một bức phong còn kín Gió nơi đâu gượng mở xem. + Cảm xúc thơ tinh tế. 5. Ghi nhớ: SGK. IV. Củng cố - Cuộc đời Nguyễn Trãi. - Sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi, những đóng góp của Nguyễn Trãi. - Bậc đại anh hùng dân tộc V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới. - Học bài. - Giờ sau: Bình Ngô đại cáo. Đọc tiểu dẫn Đọc tác phẩm: chú thích. Soạn bài theo câu hỏi SGK. E. Rút kinh nghiệm - Phân bổ thời gian hợp lí. - Cần có những dẫn chứng cụ thể hơn. Ngày soạn: 10/2/2008 Tiết: 59 + 60 Theo PPCT Ngày giảng: Tuần đại cáo bình ngô Nguyễn Trãi A. Mục tiêu: 1. Hiểu rõ những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật của

File đính kèm:

  • docMot so giao an Ngu van lop 10.doc