I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được khái niệm, phong cách, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức
- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.
- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin )
2.Kĩ năng
- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.
III.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sgk. Sgv. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng. Giáo án
- Bài soạn
IV.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Gv tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận, trả lời câu hỏi, vấn đáp. Làm bài tập vận dụng
V.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1. Ổn định lớp
2.Bài mới
Các em đã học hai bài : “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” và “đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết” hôm nay chúng ta học tiếp bài “ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”
Cần thấy rằng ba bài này có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì:
+Thứ nhất, con người phải thường xuyên giao tiếp bằng ngôn ngữ để trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm tạo lập mối quan hệ.
+Thứ hai, trong xã hội loài người luôn có hai hình thức giao tiếp “nói” và “viết”, trong đó “nói” là hình thức phổ cập nhất mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được.
+Thứ 3, giao tiếp bằng hình thức nói chính là “phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”(còn gọi là “khẩu ngữ”, hay “ngôn ngữ hội thoại”)
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 17524 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng văn:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được khái niệm, phong cách, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức
- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống thường nhật.
- Hai dạng ngôn ngữ sinh hoạt: chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), đôi khi ở dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin…)
2.Kĩ năng
- Lĩnh hội và phân tích ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Sử dụng ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.
III.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Sgk. Sgv. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng. Giáo án…
- Bài soạn…
IV.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Gv tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận, trả lời câu hỏi, vấn đáp. Làm bài tập vận dụng
V.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1. Ổn định lớp
2.Bài mới
Các em đã học hai bài : “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” và “đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết” hôm nay chúng ta học tiếp bài “ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”
Cần thấy rằng ba bài này có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì:
+Thứ nhất, con người phải thường xuyên giao tiếp bằng ngôn ngữ để trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm tạo lập mối quan hệ.
+Thứ hai, trong xã hội loài người luôn có hai hình thức giao tiếp “nói” và “viết”, trong đó “nói” là hình thức phổ cập nhất mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được.
+Thứ 3, giao tiếp bằng hình thức nói chính là “phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”(còn gọi là “khẩu ngữ”, hay “ngôn ngữ hội thoại”)
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung cần đạt
Gv yêu cầu hs đọc diễn cảm đoạn hội thoại trong sgk
Cuộc hội thoại diễn ra ở đâu, khi nào? Các nhân vật giao tiếp là ai? Quan hệ giữa họ như thế nào?
Nội dung và hình thức giao tiếp của cuộc hội thoại là gì?
Ngôn ngữ trong cuộc hội thoại có đặc điểm gì?
Căn cứ vào kết quả phân tích cuộc hội thoại trên, hãy cho biết “ngôn ngữ sinh hoạt” là gì?
Căn cứ vào câu trả lời ở phần trên hãy cho biết các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?
Hs đọc phần ghi nhớ Sgk
Hs thảo luận phát biểu giả thích câu ca dao.
Gv nhận xét bổ sung.
Trong giao tiếp con người phải thể hiện phương châm lịc sự. Tùy trường hợp mà pahir lựa chọn từ ngữ và cáh nói, có khi phải giữ đúng phép tắc xã giao, có khi cần phải nói thẳng, tránh xu mịnh người đối thoại. Lời nói thẳng không phải lúc nào cũng làm vừa lòng người đối thoại, nhưng nó sẽ có tác dụng tốt nếu chúng ta biết lựa cách nói…
Em hãy giả thích ý nghĩa câu ca dao trên?
I. Ngôn ngữ sinh hoạt
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
a.Tìm hiểu ngữ liệu:
- Cuộc hội thoại diễn ra ở:
+Không gian (địa điểm): khu tập thể X
+Thời gian: buổi trưa
- Nhân vật giao tiếp:
+Lan, Hùng, Hương (nhân vật chính) quan hệ bạn bè (vai vế) bình đẳng trong giao tiếp
+Mẹ Hương, người đàn ông: (nhân vật phụ), mẹ Hương quan hệ ruột thịt vớ Hương, người đàn ông quan hệ xã hội (vai vế) họ đều là bề trên.
- Nội dung giao tiếp: báo đến giờ đi học
- Hình thức: gọi đáp
- Mục đích: để dến lớp đúng giờ
- Đặc điểm ngôn ngữ:
+Sử dụng nhiều từ hô gọi, tình thái: ơi, đi, à, ới, với, chứ, chết thôi…
+Sử dụng các ngôn ngữ thân mật suồng sã, khẩu ngữ: chúng mày, lạch bà lạch bạch…
+Câu: ngắn, câu đặc biệt, câu tỉnh lược: Hương ơi!, hôm nào cũng chậm…
b) Khái niệm “ngôn ngữ sinh hoạt”
Là lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
2.Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
- Dạng nói:(đây là dạng chủ yếu): độc thoại, đối thoại..
- Dạng viết:nhật kí, thư thừ, nhắn tin…
- Dạng lời nói tái hiện: mô phỏng lời nói trong đời sống, nhưng đã được gọt giũa, biên tập và phần nào mang tính ước lệ, cách điệu giống như các tín hiệu nghệ thuật: lời nói của nhân vật trong kịch, tuồng, chèo, tryện, tiểu thuyết…
*Ghi nhớ: (sgk)
3. Luyện tập
a)
* Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Lời nói: tài sản chung của cộng đồng, ai cũng có quyền sử dụng.
- “Lựa lời”: lựa chọn từ ngữ, cách nói (nói phải suy nghĩ, chịu trách nhiệm về lời nói của mình)
-“Vừa lòng nhau”: tôn trọng người nghe, giữ phép lịch sự, vui lòng người nghe.
àÝ nghĩa của câu câu ca dao: khuyên răn chúng ta phải nói năng thận trọng, và có văn hóa
* Vàng thì thử lửa, thử than
Chông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
-“Vàng”: vật chất, có thể đo được khi thử qua lửa
-“Chuông”:vật chất, kiểm tra thông qua độ vang của tiếng chông
-“Người ngoan”: người có năng lực và phẩm chất tốt đẹp, có thể đo được thông qua lời nói (cách lựa chọn từ ngữ, cách nói)
àÝ nghĩa: Việc sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng lời nói là một thước đo quan trọng cho thấy phẩm chất, năng lực của con người.
b) Nhận xét về dạng ngôn ngữ sinh hoạt và cách dùng từ của đoạn trích:
- Dạng ngôn ngữ sinh hoạt: lời nói tái hiện
- Dùng nhiều từ địa phương Nam Bộ:
Quới -- quý
Chén -- bát
Ngặt -- nhưng
Ghe -- thuyền nhỏ
Rượt -- đuổi
Cực -- đau
àÝ nghĩa: làm văn bản thêm sinh động, mang đậm dấu ấn địa phương, khắc họa đặc điểm riêng của nhân vật Năm Hên.
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
1. Củng cố: Khái niệm, các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.
2.Dặn dò: Làm các bài tập trong Sgk
Đọc trước bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”(tiết 2)
Soạn bài: “Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão”.
File đính kèm:
- phong cach ngon ngu sinh hoat.docx