Kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm khách quan và ứng dụng của nó trong môn giáo dục công dân lớp 10

1. Lý do chọn đề tài:

Trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy học nói riêng, vấn dề đánh giá người học - chủ yếu là đánh giá kết quả học tập(KQHT) - được coi là bộ phận quan trọng cấu thành của quá trình dạy học.

Hiện nay, song song với đổi mới phương pháp dạy công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập (KTĐGKQHT) của học sinh bước đầu cũng được chú trọng, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều lúng túng, mò mẫm: giáo viên thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn, thiếu quy trình thiết kế trong đổi mới công tác KTĐGKQHT của học sinh.

Xuất phát từ các lý do trên tác giả chọn nghiên cứu đề tài " Kiểm tra đánh giá kết quả học tập bộ môn bằng trắc nghiệm khách quan (TNKQ) " nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

2. Mục đích nghiên cứu:

- Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của việc đổi mới công tác KTĐGKQHT của học sinh.

- Xây dựng, vận dụng quy trình thiết kế câu hỏi và bài TNKQ trong KTĐGKQHT bộ môn giáo dục công dân ( GDCD) lớp 10, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

 

doc50 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm khách quan và ứng dụng của nó trong môn giáo dục công dân lớp 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở giáo dục - đào tạo hoà bình trường thpt nam lương sơn =========&========= đề tài : kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm khách quan và ứng dụng của nó trong môn gDcD lớp 10 Họ và tên : Nguyễn Thị Hiền Đơn vị công tác : Trường THPT Nam Lương Sơn Hoà Bình, tháng 5 năm 2006 & cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------à-------------- sơ yếu lý lịch Họ và tên: Nguyễn Thị Hiền Ngày sinh: 19/09/1973 Năm vào ngành: 1995 đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Nam Lương Sơn Trình độ chuyên môn: Cử nhân khoa học Hệ đào tạo : Chính quy Bộ môn giảng dạy: Giáo dục công dân Ngoại ngữ: Anh A Trình độ chính trị: Sơ cấp Hình thức khen thưởng cao nhất:Lao động giỏi cấp trường Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy học nói riêng, vấn dề đánh giá người học - chủ yếu là đánh giá kết quả học tập(KQHT) - được coi là bộ phận quan trọng cấu thành của quá trình dạy học. Hiện nay, song song với đổi mới phương pháp dạy công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập (KTĐGKQHT) của học sinh bước đầu cũng được chú trọng, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều lúng túng, mò mẫm: giáo viên thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn, thiếu quy trình thiết kế…trong đổi mới công tác KTĐGKQHT của học sinh. Xuất phát từ các lý do trên tác giả chọn nghiên cứu đề tài " Kiểm tra đánh giá kết quả học tập bộ môn bằng trắc nghiệm khách quan (TNKQ) " nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của việc đổi mới công tác KTĐGKQHT của học sinh. - Xây dựng, vận dụng quy trình thiết kế câu hỏi và bài TNKQ trong KTĐGKQHT bộ môn giáo dục công dân ( GDCD) lớp 10, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng: - Quá trình dạy học bộ môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Nam lương Sơn - Hoà Bình. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung phần chủ nghĩa duy vật biện chứng (Bài mở đầu đến bài 3 - Sự tồn tại và phát triển của thế giới tự nhiên ) Giáo dục công dân lớp 10. 4. Giả thuyết khoa học: Nếu xây dựng được quy trình thiết kế và ứng dụng để xây dựng được hệ thống câu hỏi và bài TNKQ trong KTĐGKQHT môn GDCD lớp 10 sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 5, Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp thống kê toán học. 6. Đóng góp của đề tài. Nghiên cứu, hệ thống hoá những khái niệm, cơ sở khoa học và thực tiễn về KTĐGKQHT của học sinh. Xây dựng được quy trình, kỹ thuật thiết kế câu hỏi và bài TNKQ: Bước đầu vận dụng quy trình xây dựng bộ câu hỏi và bài kiểm tra TNKQ cho bài kiểm tra 45 phút học kì I môn GDCD lớp 10. 7. Cấu trúc đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài được cấu trúc gồm ba phần: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương II: Quy trình xây dựng câu hỏi và bài TNKQ trong KTĐGKQHT bộ môn và ứng dụng của nó trong môn GDCD lớp 10. Chương III: Thực nghiệm đánh giá. Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. I. lý luận chung về KTĐG 1. Một số khái niệm cơ bản. 1.1 Đánh giá. Có thể hiểu đánh giá trong giáo dục là: " Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào việc phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc " - GS Trần bá Hoành. 1.2 Kiểm tra. Kiểm tra có thể hiểu: " kiểm tra là công việc nhằm cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá ." - GS Trần bá Hoành. Như vậy có thể hiểu kiểm tra là phương tiện ,là công cụ để đánh giá. 1.3 Trắc nghiệm ( Test) Tiếng Anh : Test có nghĩa là "Thử" " phép thử" hay " bài kiểm tra" nếu là danh từ và là " Kiểm tra " nếu là động từ. Tiếng Hán: trắc nghiệm là cụm từ ghép, gồm " Trắc" có nghĩa là " Đo lường"," Nghiệm" là " suy xét, chứng thực". Trắc nghiệm là phép thử nghiệm, tiêu chuẩn hoá để đo và đánh giá kiến thức riêng. Trắc nghiệm khách quan: Bài kiểm tra gồm nhiều câu nhỏ, phủ được diện rộng của nội dung môn học. Việc tính điểm mang tính khách quan, điểm số tin cậy và ổn định, không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người chấm. Trắc nghiệm chủ quan tự luận: Là loại bài kiểm tra viết, bao gồm các câu hỏi cho phép có sự tự do tương đối nào đó để trả lời một vấn đề được đặt ra, đồng thời đòi hỏi học sinh phải nhớ lại và sắp xếp, diễn đạt ý của mình một cách chính xác và sáng sủa. 2 Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc KTĐGKQHT . 2.1 Mục đích. Trong dạy học việc đánh giá học sinh nhằm các mục đích sau: Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trang kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh đối chiếu với yêu cầu của chương trình; phát hiện những nguyên nhân sai sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học. Giúp cho học sinh có cơ sở thực tiễn để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Có thể nói, việc đánh giá học sinh nhằm mục đích nhận định thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động của cả thầy và trò. Trong nhà trường, việc đánh giá KQHT của học sinh đựơc thực hiện chủ yếu thông qua việc tổ chức kiểm tra. Do vậy có thể nói kiểm tra là phương tiện chủ yếu để đánh giá KQHT cả học sinh. 2.2 ý nghĩa. Trong dạy học, kết quả toàn bộ quá trình dạy học ở một mức độ quan trọng nào đó phụ thuộc vào việc tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả của học sinh:" Kiểm tra thế nào - Thầy dạy thế đó; Kiểm tra thế nào - trò học đến đó". Tuy nhiên, xét riêng thầy và trò thì việc kiểm tra đánh giá (KTĐG ) có những ý nghĩa khác nhau: ơ Đối với học sinh: Việc kiểm tra đánh giá có tác dụng cung cấp những thông tin giúp học sinh định hướng và điều chỉnh hoạt động học. Cụ thể là: Về mặt giáo dưỡng : KTĐG chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu được vấn đề vừa học tới mức độ nào. Về mặt giáo dục: KTĐG giúp cho học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tự giác, ý chí vươn lên, củng cố niềm tin….trong học tập. - Về phát triển: Thông qua KTĐG, học sinh có điều kiện để tiến hành các thao tác và hình thức tư duy; vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo. Cũng thông qua KTĐG học sinh có thể phát hiện ra khả năng của mình để có định hướng trong việc tiếp tục học tập. Tóm lại: Đối với người học, kết quả của việc KTĐG có các chức năng sau: + Chức năng định hướng và thông báo. + Chức năng giáo dục. + Chức năng xác nhận quyền (Ví dụ : Quyền được tiếp tục học lên) ơ Đối với giáo viên: Việc KTĐG học sinh cung cấp cho giáo viên những thông tin " liên hệ ngược ngoài " giúp cho giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy. KTĐG góp phần quan trọng giúp cho giáo viên nắm được một cách cụ thể năng lực và trình độ của từng học sinh. Trình độ chung của cả lớp để có biện pháp giúp đỡ thích hợp. Đồng thời KTĐG giúp cho giáo viên xem xét hiệu quả của những cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để điều chỉnh cho phù hợp. 2.3 Yêu cầu của việc KTĐG KQHT: - Kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính khách quan . - Kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện. - Kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống. - Kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính phát triển. 3. Xác định mục tiêu trong đánh giá KQHT: Mục tiêu là kết quả của sự phân chia và cụ thể hoá mức độ của mục đích. có thể chia ra 3 lĩnh vực của mục tiêu: Tri thức, kỹ năng, và mức độ. 3.1 Mục tiêu về mặt tri thức. Có nhiều quan điểm phân chia mức độ này: Theo cách làm của nhóm nghiên cứu giáo dục - BS . Bloom- Mỹ, có 6 cấp: Nhận biết ( knowledge), thông hiểu ( comprehension), ứng dụng ( application), phân tích ( analylis), tổng hợp ( synthesis), đánh giá ( evaluation). Theo Trần Bá Hoành, Phạm Hữu Tòng có 4 cấp, theo Trần đức Khánh có 5 cấp mức độ…. Thông thường mục tiêu tri thức chia làm 3 cấp: nhớ, hiểu và vận dụng. Tuy nhiên. trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cần đặt mục tiêu về mức độ sáng tạo. 3.2 Mục tiêu về mặt kỹ năng. các mục tiêu được phân chia theo nhiều mức độ khác nhau: Bắt chước được, thao tác được, chính xác hoá, thành thạo. 3.3 Mục tiêu về mặt thái độ: - Biết chú ý quan sát ( Receiving; attending) - Hưởng ứng ( Responding). - Tổ chức ( Organization). - Đặc trưng hoá thông qua một giá trị hoặc một cấu trúc giá trị ( Characterization by a value or concept) - ( Prof.Meire) 4. Các hình thức kiểm tra đánh giá.: Căn cứ vào mục đích của việc kiểm tra, có thể phân ra một số hình thức sau: Kiểm tra sơ bộ : Với mục đích là xác định trình độ ( kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo) của học sinh khi bắt đầu học môn học mới. Đây có thể hiểu là hình thức kiểm tra đầu vào. Kiểm tra thường xuyên: Là hình thức kiểm tra trong suốt cả quá trình dạy học môn học, giúp cho học sinh có thói quen và nề nếp học tập, ôn tập thường xuyên. Kiểm tra định kỳ: Nhằm đánh giá thực trạng các mục tiêu qua một chương, một phần nội dung môn học, nhằm xác định mức độ chính xác của kiểm tra thường xuyên, khẳng định chất lượng dạy học của thầy và trò. Kiểm tra tổng kết : Nhằm đánh giá thực trạng các mục tiêu khi môn học thực hiện được một giai đoạn, học kỳ, năm học hay toàn bộ chương trình. Kiểm tra chọn học sinh giỏi: Nhằm phát hiện ra các học sinh giỏi, năng khiếu có hướng bồi dưỡng đào tạo nhân tài, chuyên gia. II. Thực trạng về việc KTĐG KQHT bộ môn. Việc KTĐG KQHT nói chung còn nhiều bất cập, các con số nói lên chất lượng dạy học chưa có tính thuyết phục, còn nặng về thành tích, chưa đảm bảo tính khách quan, độ chính xác không cao, các bài kiểm tra chưa đo lường được nội dung kiến thức cần đạt được của từng môn học cụ thể. nội dung bài kiểm tra không phủ được diện rộng, dẫn tới tình trạng học sinh học tủ. Kết quả phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người chấm, người chấm tự phán xét, nâng, hạ, kết quả trong quá trình chấm. Học sinh không trung thực trong quá trình làm bài như: quay cóp, sử dụng các tài liệu trong phòng thi… Từ những nguyên nhân trên dẫn đến việc đổi mới công tác KTĐG KQHT bộ môn bằng phương pháp TNKQ ở trường THPT là cần thiết. Kết luận chương I Trong dạy học, kết qủa toàn bộ quá trình dạy học ở một mức độ quan trọng nào đó phụ thuộc vào việc tổ chức kiểm tra và đánh giá KQHT của học sinh. Tuy nhiên, xét riêng thầy và trò về việc KTĐG có những ý nghĩa khác nhau: Với trò, việc KTĐG có tác dụng cung cấp những thông tin giúp học sinh định hướng và điều chỉnh hoạt động học; Với thầy, việc KTĐG học sinh cung cấp cho giáo viên những thông tin " Liên hệ ngược ngoài " giúp cho giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy. KTĐG góp phần quan trọng cho giáo viên nắm được một cách cụ thể chính xác năng lực và trình độ của từng học sinh, trình độ chung của cả lớp, qua đó có biện pháp giúp đỡ thích hợp. Đồng thời KTĐG còn giúp cho giáo viên xem xét hiệu qủa của những cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để điều chỉnh cho phù hợp. Việc KTĐG KQHT phải đảm bảo tính khách quan. Tính khách quan quyết định tới tính chính xác của KTĐG. KTĐG phải phản ánh đúng KQHT, tu dưỡng của học sinh, phản ánh đúng hướng tiến độ và những thiếu sót cơ bản cũng như những nguyên nhân của chúng. KTĐG KQHT phải đảm bảo tính toàn diện, tính thường xuyên và hệ thống, tính phát triển. Hình thức và phương pháp KTĐG quyết định tới việc đảm bảo các yêu cầu của công tác KTĐG KQHT. Không có phương pháp KTĐG nào là vạn năng. Việc lựa chọn và kết hợp các hình thức, phương pháp KTĐG là cần thiết để áp dụng các yêu cầu trên. Chương II: Quy trình xây dựng câu hỏi và bài TNKQ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập bộ môn và ứng dụng của nó trong môn GDCD lớp 10 I. Quy trình xây dựng bài TNKQ: 1. Sơ lược về lịch sử KTĐG bằng TNKQ: Trắc ngghiệm trong giáo dục là một phương pháp đo để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh hoặc để KTĐG một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ học tập. Nó có một quá trình phát triển khá lâu từ thế kỷ thứ XIX đến những năm 20 của thế kỷ XX, nó được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục để đo lường KQHT của học sinh. Đầu thế kỷ XIX người Mỹ đã dùng TNKQ chủ yếu để phát hiện năng khiếu, xu hướng nghề nghiệp của học sinh. ở Nga ( Liên xô cũ) từ năm 1926 đến 1931 đã có nhiều nhà Sư phạm dùng TNKQ để chuẩn đoán đặc điểm tâm lý cá nhân và kiểm tra kiến thức học sinh. ở nước ta, trong thập kỷ 70 có những công trình vận dụng TNKQ vào kiểm tra kiến thức học sinh ( Trần Bá Hoành, Nghiên cứu giáo dục . số 11/5- 1971, số 26/7 - 1973 ). Tại các tỉnh phía nam trước ngày giải phóng , TNKQ đã được dùng khá phổ biến trong kiểm tra và thi ở bậc trung học. Gần đây, theo hướng đổi mới việc KTĐG Bộ GDĐT đã giới thiệu phương pháp TNKQ trong các trường đại học. 2. Ưu nhược điểm của TNKQ: 2.1 Ưu điểm của TNKQ: Phương pháp kiểm tra bằng TNKQ cho phép trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể và nhiều khía cạnh khác nhau của một nội dung kiến thức. Phạm vi kiểm tra kiến thức trong một bài TNKQ khá rộng nên có thể chống lại khuyên hướng" học tủ". Số lượng câu hỏi càng nhiều trong phạm vi thích hợp thì càng tăng độ tin cậy trong đánh giá học sinh qua bài kiểm tra . Đặc điểm nổi bật của TNKQ là tính khách quan, việc chấm điểm không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người chấm. Nội dung kiểm tra thoả đáng các mục tiêu đã được xác định do đó đòi hỏi học sinh phải học tập thực sự. Đồng thời kiểm tra bằng TNKQ gây được hứng thú và tính tích cự học tập cho học sinh, đựơc học sinh ưa thích.Thời gian làm bài và chấm bài nhanh gọn, học sinh sớm biết được kết qủa. TNKQ thuận tiện cho việc học sinh tự đánh giá và đánh giá được lẫn nhau trong quá trình kiểm tra. Trong quá trình làm bài, do phải trả lời số lượng câu hỏi lớn và kỹ thuật làm bài để ngày càng hoàn thiện nên học sinh khó có điều kiện gian lận. 2.2 Nhược điểm của phương pháp TNKQ: Kiểm tra bằng TNKQ học sinh chỉ rèn trí nhớ máy móc không phát triển tư duy. Học sinh không có điều kiện để diễn đạt tư tưởng, câu văn để thể hiện những kiến thức và kinh nghiệm học tập. Không đo lường được khả năng suy luận của học sinh như sắp xếp ý tưởng, so sánh, phân biệt và suy diễn. Giáo viên không nắm được tư tưởng, nhiệt tình, hứng thú, thái độ của học sinh đối với vấn đề được nêu ra. TNKQ có thể gây ra những biểu tượng sai lầm, bất lợi cho học sinh. TNKQ nhiều lựa chọn có thể gặp trường hợp học sinh lựa chọn đúng một cách ngẫu nhiên khi chưa nhận định rõ ràng ( đoán mò). Sử dụng TNKQ không thể đánh giá được lĩnh vực nhỏ một cách sâu sắc. Với sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật, TNKQ đang được sử dụng ngày càng phổ biến, mở rộng phạm vi sử dụng bằng những loại hình thích hợp. Nhưng TNKQ không phải là phương pháp vạn năng, cần đựơc sử dụng phối hợp với các phương pháp KTĐG khác một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao. 3 các loại câu hỏi khách quan: 3.1 Loại câu hỏi trăc nghiệm đúng sai: Loại câu hỏi trắc nghiệm này có thể là một phát biểu cần nhận định là Đúng hay Sai và cũng có thể là câu hỏi trực tiếp cần được trả lời là Có hay Không Ví dụ: Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là: Hoạt động của người có thể là hoạt động có đối tượng hoặc không đối tượng. Đ - S Khả năng phân loại học sinh ra các mức giỏi, khá của loại câu hỏi này là rất thấp. 3.2 Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi: Loại câu hỏi này thường có hai dãy thông tin: Một dãy là danh mục dẫn và một danh mục các câu đáp, chúng được ghép lại với nhau theo kiểu tương ứng một - một để trở thành một nhận định đúng. Ví dụ : Căn cứ vào cột A đánh số thứ tự của câu vào ô trống ở cột B để có câu trả lời đúng. A B 1. Cung cấp ôxy cho máu a. Phổi 2. Phản xạ bẩm sinh b. Phản xạ không điều kiện 3. Tiêu hoá thức ăn c. Tả lỵ 4. Bệnh truyền nhiễm e. Tuyến nước bọt. Loại câu hỏi này được sử dụng khá phổ biến để đánh giá KQHT của học sinh rất phù hợp với việc kiểm tra một nhóm kiến thức liên quan gần gũi, chủ yếu là kiến thức sự kiện. 3.3 Loại câu hỏi trắc nghiệm đa phương án: Đây là loại câu tốt nhất của loại câu hỏi TNKQ vì nó KTĐG được kiến thức kỹ năng, tư duy trong hầu hết các môn học và làm giảm cơ may đoán đúng của người học. Loại này sử dụng rộng rãi và có khả năng phân biệt tốt giữa người học giỏi và người học kém. Ví dụ: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu có trả lời đúng nhất Đê - mô - cơ - rít cho rằng vật chất là: A. Nước B. Nguyên tử C. Lửa D. Không Khí Câu hỏi trắc nghiệm đa phương án là một trong những loại câu hỏi trắc nghiệm linh hoạt nhất. Nó thường được dùng để kiểm tra tri thức ở trình độ " nhớ lại hoặc nhận ra" và " ứng dụng". 3.4 Loại câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết. Loại câu hỏi này cần cung cấp câu trả lờibằng một hay ít từ cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ các thông tin mới cũng có thể được đưa vào trong câu dẫn . Ví dụ: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống: Vật chất là một khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những ( 1)…………(2)………trong thế giới (3)……….., chúng tồn tại (4)………đối với (5) ………..của con người và có thể được con người (6) ……….bằng các cơ quan (7)…………. Loại này yêu cầu người học phải nhớ lại bài học. Nó có ưu thế hơn các loại câu hỏi TNKQ khác ở chỗ nó đòi hỏi người học phải tìm kiếm câu trả lời đúng chứ không phải là nhận ra hay chọn ra câu trả lời các thông tin đã cho. 4. Các nguyên tắc thiết kế quy trình xây dựng câu hỏi và bài TNKQ trong KTĐG KQHT : 4.1 Quy trình phải đảm gbảo tính hệ thống: KTĐG KQHT mang tính chất của một hệ thống , nó chứa đựng những yếu tố từ khâu bắt đầu đến khâu kết thúc. Việc KTĐG phải được tiến hành theo kế hoạch, có hệ thống, đánh giá trước, trong và sau khi học một phần của chương trình. 4.2 Quy trình đảm bảo tính hiệu quả: Hệ thống cây TNKQ được xây dựng phải bao trùm nội dung của môn học. Đồng thời phải đảm bảo phải nâng cao độ tin cậy của bài kiểm tra, tức là mức độ chính xác của việc đo lường KQHT và đạt được các tiêu chí cần thiết. Trước hết phải có hệ thống câu trắc nghiệm tốt, trên cơ sở đó giáo viên thiết lập được bài kiểm tra phù hợp sử dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ nâng cao được hiệu quả , tức là kết quả đo lường phản ánh đúng và thoả mãn được mục tiêu GD của môn học 4.3 Quy trình đảm bảo tính thực tiễn: Quy trình xây dựng , sử dụng câu TNKQ phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra : Bộ câu hỏi trắc nghiệm phải được thiết kế sao cho phù hợp với điều kiện thực tế cảu nhà trường, đặc biệt của KTĐG KQHT của môn học, với khả năng và nhu cầu của đội ngữ giáo viên. 5. Quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm: 5.1 Bước 1: Xác định mục tiêu cần đánh giá. Xác định đúng các mục tiêu làm cơ sở cho việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm . Về mặt lý luận, có 3 mức độ chính: nhớ, hiểu và vận dụng. 5.2 Bước 2: Xây dựng bảng trọng số. Mục đích thành lập bảng trọng số là: Làm căn cứ để viết câu trắc nghiệm, đánh giá được trường hợp viết quá nhiều hay quá ít loại câu TNKQ cho một nội dung nào đó . Đảm bảo các câu TNKQ viết ra phản ánh được các mục tiêu đã định trước, tức là phải xác định trọng số cho từng mục tiêu. Mẫu bảng trọng số Chủ đề Các mục tiêu Trọng số % Nhớ Hiểu Vận dụng A B .............. Tổng Số 100 Căn cứ để xác định bẳng trọng số : Căn cứ vào tầm quan trọng của các chủ đề. Kế hoạch, thời gian phân phối của chủ đề.... Sách giáo khoa đang dùng. 5.3 Bước 3: Viết câu hỏi trắc nghiệm. 5.3.1. Viết câu hỏi lựa trọn . a. Cấu trúc của câu hỏi lựa chọn ( Câu đa phương án ) Cấu trúc của câu hỏi TNKQ loại nhiều lựa chọn gồm hai phần chính: phần dẫn và phần câu lưạ chọn. Trong phần câu lựa chọn gồm câu trọn đúng và câu trọn sai ( câu nhiễu ). ơ Câu dẫn: là câu phải chứa đựng đủ thông tin cần thiết để tạo ra một kích thích, gợi lên câu trả lời cho học sinh, câu dẫn có thể là một câu hỏi hay một mệnh đề tạo cơ sở cho phần lựa chọn. Câu dẫn không nên dài quá. Không nên dùng những câu dẫn mang tính phủ định kép , vì dễ làm rối trí học sinh.( Ví dụ: Khi tắt máy không theo quy trình sẽ không gây nên các hư hỏng phần nào của máy tính.) ơ Câu lựa chọn: Gồm nhiều câu trả lời, (thường từ 3 đến 5 câu ), trong đó chỉ có một câu trả lời đúng, gọi là câu chọn, các câu còn lại là câu nhiều. Số lượng câu lựa chọn không nên quá ít hay quá nhiều. Câu lựa chọn và câu dẫn tạo nên nội dung kiến thức cần đánh giá. Câu lựa chọn quyết định nhiều đến độ khó của câu hỏi trắc nghiệm . b. Nguyên tắc viết câu hỏi nhiều lựa chọn. Khi viết câu lựa chọn phải: Có mối liên hệ với câu dẫn và tạo lên một nội dung hoàn chỉnh có nghĩa. Để phòng việc đưa ra gợi ý từ câu nhiễu vào câu đúng. Nếu như có sự tương tự giữa câu dẫn và câu trả lời đúng về mặt từ, câu hoặc cấu trúc ngữ pháp và nếu như sự tương tự này là không có đối với các câu lựa chọn khác thì trên cơ sở này học sinh cũng đủ nhận ra câu trả lời nào là đúng. Tránh khuynh hướng sử dụng cách viết như trong sách giáo khoa cho các câu lựa chọn khác. Tránh khuynh hướng làm cho lựa chọn đúng luôn dài hơn các câu nhiễu. Câu lựa chọn được viết theo cùng một dạng hành văn. Tóm lại tất cả các câu lựa chọn có hình thức giống nhau. Tránh để lộ câu trả lời đúng do sử dụng các các từ của câu nhiễu. không nên đưa quá hai ý trong một câu trả lời. Sắp xếp các lựa chọn đúng trong các câu hỏi một cách ngẫu nhiên. 5.3.2 Viết câu hỏi đúng sai . a. Cấu trúc câu hỏi đúng sai. Cấu trúc của câu hỏi đúng sai cũng bao gồm hai phần chính: câu dẫn và câu lựa chọn. Phần câu lựa chọn chỉ gồm hai trường hợp. Nhiệm vụ của học sinh là lựa chọn một trong hai trường hợp đó. Ví dụ: Trong Microsoft Word, để mở tệp văn bản mới cần ấn tổ hợp phím Ctrl và N a. Đúng b. Sai ( Câu a là lựa chọn đúng). b. Nguyên tắc viết câu hỏi đúng sai. - Câu dẫn là câu mà ngoài việc chứa đựng đủ thông tin cần thiết như câu dẫn loại nhiều lựa chọn, mà còn phải nhiều diễn đạt cho học sinh quyết định đúng hay sai, không để trường hợp không hẳn đúng , không hẳn sai. - Câu lựa chọn kiểu đúng sai chỉ có hai phương án, thường được viết bởi các từ " Đúng" hoặc " Sai" , " Có " hoặc " Không". Khi viết câu hỏi đúng sai cần tuân theo các nguyên tắc sau: + Không nên trích nguyên mẫu các câu trong sách. + Không nên viết những câu nhận định mang tính phủ định kép, tránh mắc lỗi logic ( ví dụ : Tuyệt đối cấm học sinh không được ra ngoài trong khi làm bài) . Nên dùng các thuật ngữ chính xác và thích hợp để câu hỏi đơn giản và rõ ràng. + Tránh dùng những từ mang tính khẳng định, phủ định toàn bộ như: " luôn luôn", " tất cả" , " không bao giờ" ," không thể đựơc", " chắc chắn"….Vì như thế học sinh dễ dàng nhận được câu đó đúng sai. + Các câu hỏi phải dùng văn phạm để học sinh không hiểu câu đó " sai" chỉ vì diễn đạt không chính xác.Tránh làm cho câu hỏi trở thành " sai" chỉ vì một chi tiết quá nhỏ hoặc vì một ý tưởng nhầm " đánh bẫy" học sinh . + Tránh để học sinh đoán câu trả lời đúng nhờ chiều dài của câu hỏi. các câu đúng thường dài hơn câu sai, vì cần thêm các điều kiện, giới hạn cần thiết . + Số câu đúng và số câu sai nên tương đương nhau. 5.3.3 Viết câu hỏi ghép đôi . a. Cấu trúc của câu hỏi ghép đôi. Cấu trúc của câu hỏi ghép đôi bao giờ cũng gồm hai dãy thông tin, hai mệnh đề: một dãy là các câu dẫn và một dãy là các câu đáp. mỗi dãy thông tin có từ 5 đến 12 phần tử, nội dung của câu dẫn có thể cùng hoặc khác chủ đề, tuỳ thuộc vào mục đích KTĐG. Nhiệm vụ của học sinh tham gia trắc nghiệm là lựa chọn ra từng cặp câu trả lời tương ứng. Ví dụ: ghép các cụm ở hai cột với nhau sao cho phù hợp Các nhà triết học cổ đại định nghĩa vật chất là: Cột A Cột B 1. Ta - Lét a. Ngũ hành ( Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) 2. Hê- ra- cờ - rít b. Nguyên tử 3. Đê - mô - cờ - rít c. Nước 4. Triết học ấn Độ d. Lửa 5. Triết học Trung Quốc e. Đất, cây cối f. Nước, lửa, không khí Câu ghép đúng: 1 - c; 2 -d; 3 - b; 4 - f; 5 - a Dẫy thông tin chứa đựng các câu dẫn và dẫy thông tin chứa đựng các câu đáp, không xếp theo thứ tự với nhau, mục đích để người làm trắc nghiệm phải vận dụng các kiến thức đã được học, lựa chọn ghép các thông tin lại với nhau sao cho đúng mục đích, yêu cầu đặt ra. b. Nguyên tắc viết câu ghép đôi. Khi xây dựng câu trắc nghiệm câu ghép đôi cần lưu ý một số điểm sau: Dãy thông tin đưa ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại, có liên quan với nhau. Cột câu dẫn và cột câu đáp không nên bằng nhau, nên có những câu đáp dư ra để nâng sự cân nhắc khi lựa chọn. Sắp xếp các danh mục một cách rõ ràng. Tất cả các phần tử cùng danh sách nên nằm cùng một trang để học sinh đỡ nhầm lẫn hay gặp khó khăn khi phải lật trang nhiều lần. 5.3.4 Viết câu loại điền khuyết. a. Cấu trúc của câu điền khuyết. Câu điền khuyết là loại câu trăc nghiệm mà câu dẫn có để một vài chỗ trống. Học sinh phải điền vào c

File đính kèm:

  • docHIEN GD.doc