Mục tiêu bài học
Học xong người học có khả năng:
- Hiểu được ý nghĩa của tiếng cười phê phán và đả kích trong hai truyện;
- Biết cách phân tích một truyện cười qua đặc trưng thể loại;
- Từ những thói hư, tật xấu mà truyện phê phán, tự có ý thức rèn luyện bản thân mình.
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút
Số học sinh vắng .Tên .
.
II. KIỂM TRA BÀI CŨ Thời gian: 5 phút
Câu hỏi: Nêu vai trò của những yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Tấm Cám?
Dự kiến học sinh kiểm tra:
Tên .
Điểm .
III. GIẢNG BÀI MỚI Thời gian: 35 phút
Đồ dùng và phương tiện dạy học: SGK, SGV, Giáo án, phấn, bảng.
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3163 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tam đại con gà nhưng nó phải bằng hai mày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ: 13
Thời gian thực hiện:1 tiết
Lớp:A- B (THCS – K8)
Số giờ đã giảng:18 tiết
Thực hiện ngày:…………..
Tên bài: TAM ĐẠI CON GÀ
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
Mục tiêu bài học
Học xong người học có khả năng:
- Hiểu được ý nghĩa của tiếng cười phê phán và đả kích trong hai truyện;
- Biết cách phân tích một truyện cười qua đặc trưng thể loại;
- Từ những thói hư, tật xấu mà truyện phê phán, tự có ý thức rèn luyện bản thân mình.
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút
Số học sinh vắng…………………………………………………..Tên…………........
………………………………………………………………………………………….
II. KIỂM TRA BÀI CŨ Thời gian: 5 phút
Câu hỏi: Nêu vai trò của những yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Tấm Cám?
Dự kiến học sinh kiểm tra:
Tên
………………...
…………………
…………………
………………
Điểm
………………...
…………………
…………………
………………
III. GIẢNG BÀI MỚI Thời gian: 35 phút
Đồ dùng và phương tiện dạy học: SGK, SGV, Giáo án, phấn, bảng.
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về thể loại truyện cười.
GV sử dụng phương pháp thuyết giảng để trình bày nội dung này.
GV: Nhân vật và cái bị cười ở đây là gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
GV: Những tình huống làm bật lên tiếng cười? Hiệu quả của nghệ thuật gây cười đó?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Ý nghĩa của tiếng cười trong truyện?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Cho HS chia nhóm và thảo luận theo những tiêu điểm:
- Nhân vật của truyện
- Nghệ thuật gây cười
- Hiệu quả của nghệ thuật gây cười
- Ý nghĩa của tiếng cười.
HS: thảo luận và trả lời
GV: Gọi HS đọc to, rõ phần ghi nhớ.
1. Giới thiệu chung
- Khái niệm: (SGK)
- Phân loại truyện cười: Truyện khôi hài và truyện trào phúng.
- Truyện “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày” thuộc loại truyện trào phúng.
II. Đọc hiểu
1. Tam đại con gà
1. Nhân vật và cái bị cười: Anh học trò và sự giấu dốt của anh.
2. Nghệ thuật gây cười:Tạo mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật:
- Dốt lại hay nói chữ, đã dốt lại càng giấu dốt.
- “Thầy” bị đặt vào những tình huống khó xử,buồn cười và cách giải quyết các tình huống càng tô đậm thói xấu giấu dốt và cái dốt của nhân vật. Không biết chữ -> giảng giải tầm bậy -> cho học trò đọc nhỏ -> Xin thổ công -> cho học trò đọc to -> chủ nhà phát hiện tra hỏi -> Biện bạch.
3. Hiệu quả nghệ thuật gây cười:
+ Giảng giải tầm bậy => Dốt cả kiến thức sách vở lẫn thực tế.
+ Cho học trò đọc nhỏ => Thận trọng giấu dốt bằng láu cá vặt.
+ Xin thổ công => Cái dốt ngửa ra theo ba dài âm dương và sự đắc chí của “thầy”: Cái dốt được khuyếch đại và nâng lên.
+ Bị chủ nhà lật tẩy cái dốt, “thầy” biện bạch” => Cái dốt nọ lại lộ ra chồng lên cái dốt kia.
1. 4. Ý nghĩa tiếng cười:
Tiếng cười trong truyện là tiếng cười phê phán sự giấu dốt của thầy đồ. Đó cũng là tiếng cười dành cho những người giấu dốt, dốt hay nói chữ.( Thực ra cái dốt không có gì đáng cười).
2. Nhưng nó phải bằng hai mày
1. Nhân vật của truyện: Lý trưởng và người theo kiện là Cải và Ngô.
2. Nghệ thuật gây cười:
+ Kết hợp lời nói với cử chỉ:Cải vội xòe năm ngón tay và nói “Xin thầy xet lại, lẽ phải về con mà”. Và thầy lý cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt của Cải
+ Nghệ thuật chơi chữ: Thầy lý nói “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải … bằng hai mày!”
3. Hiệu quả nghệ thuật gây cười:
+ Thấy được cách xử kiện quái gở, “tài tình” của thầy lí, xử kiện không cần luật pháp, lẽ phải.
+ Thấy được tình cảnh bi – hài của Cải: Tiền mất, tật mang.
4. Ý nghĩa tiếng cười:
Tiếng cười trong truyện là tiếng cười phê phán bọn quan lại tham lam, ăn của dân một cách trơ trẽn, đồng thời cũng là thái độ thương trách đối với người nông dân.
* Ghi nhớ (SGK)
IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Thời gian: 3 phút
Nội dung
Hình thức thực hiện
Bài tập: Sưu tầm thêm một số truyện cười về thầy đồ, thầy cúng, quan lại…
Bài tập về nhà
V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM (Chuẩn bị, tổ chức thực hiện)
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….
TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ BỘ MÔN
Ngày tháng năm 2008
Chữ kí giáo viên
Phạm Thị Hoài
File đính kèm:
- Tam dai con ga Nhung no phai bang hai may(1).doc