Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiếng việt tiết 42 phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp)

I.MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU

 _Củng cố hơn nữa nội dung khái niệm “ngôn ngữ sinh hoạt”,tiếp tục giúp học sinh nắm được khái niệm “phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” và đặc biệt là những đặc trưng cơ bản của “phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”,để có cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác.

 _Tích hợp với các kiến thức Văn và Làm Văn đã học,đặc biệt thấy rõ mối quan hệ giữa ba bài học tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

 _Rèn luyện cho học sinh kỹ năng ,năng lực giao tiếp trong đời sống hằng ngày;thể hiện văn hóa trong đời sống giao tiếp hiện nay, nhất là cách dùng từ ,cách xưng hô ,biểu hiện thái độ ,tình cảm.

 _Giáo dục tư tưởng ,tình cảm cho học sinh thông qua việc thể hiện thái độ,tình cảm trong giao tiếp hằng ngày.

 _Có thái độ nghiêm túc , tích cực trong học tập và giảng dạy.

 II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 1.Phương pháp dạy học: kết hợp các phương pháp :phân tích ngôn ngữ ,đàm thoại , thông báo giải thích,thực hành ,luyện tập,

 2.Đồ dùng dạy học: sử dụng SGK,giáo án,

 III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiếng việt tiết 42 phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT TIẾT: 42 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT(tt) I.MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU _Củng cố hơn nữa nội dung khái niệm “ngôn ngữ sinh hoạt”,tiếp tục giúp học sinh nắm được khái niệm “phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” và đặc biệt là những đặc trưng cơ bản của “phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”,để có cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác. _Tích hợp với các kiến thức Văn và Làm Văn đã học,đặc biệt thấy rõ mối quan hệ giữa ba bài học tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. _Rèn luyện cho học sinh kỹ năng ,năng lực giao tiếp trong đời sống hằng ngày;thể hiện văn hóa trong đời sống giao tiếp hiện nay, nhất là cách dùng từ ,cách xưng hô ,biểu hiện thái độ ,tình cảm. _Giáo dục tư tưởng ,tình cảm cho học sinh thông qua việc thể hiện thái độ,tình cảm trong giao tiếp hằng ngày. _Có thái độ nghiêm túc , tích cực trong học tập và giảng dạy. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Phương pháp dạy học: kết hợp các phương pháp :phân tích ngôn ngữ ,đàm thoại , thông báo giải thích,thực hành ,luyện tập,… 2.Đồ dùng dạy học: sử dụng SGK,giáo án,… III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Chuẩn bị của giáo viên: tìm hiểu ,nắm chắc các khái niệm trong bài thông qua SGK,sách tham khảo ,tài liệu hướng dẫn ,…để soạn giáo án trước khi lên lớp. 2.Chuẩn bị của học sinh: học bài cũ,đọc SGK, tài liệu tham khảo, chuẩn bị bài trước ở nhà,… IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định tình hình lớp(1 phút) _Kiểm tra sỉ số và tác phong học sinh. _Tạo tâm thế và không khí thoải mái trước khi vào tiết học. 2.Kiểm tra bài cũ(3 phút) a.Câu hỏi: Em hãy nêu khái niệm “ngôn ngữ sinh hoạt”.Sau đó,cho cô biết các hình thức tồn tại của “phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” b.Đáp án: _Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày ,dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ,tình cảm,…,đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. _Ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại ở hai dạng:dạng nói và dạng viết. +Dạng nói: trò chuyện, tâm tình,trao đổi ý kiến,… +Dang viết:thư từ cá nhân,nhật ký,tin nhắn,… 3.Dạy học bài mới(37 phút) *Giới thiệu bài mới: Trong ngôn ngữ tiếng Việt,chúng ta đã biết các phong cách ngôn ngữ như: phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật,phong cách ngôn ngữ khoa học,…Mỗi phong cách ngôn ngữ đó đều có những đặc trưng riêng .Không ngoại lệ , phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng có những đặc trưng riêng của nó,để phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác.Tiết trước, cô và các em đã cùng tìm hiểu về “ngôn ngữ sinh hoạt”.Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu khái niệm “phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” và những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ này. THỜI LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 5’ 21’ 8’ 7’ 6’ 10’ Hoat động I:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm “phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” _Trong thực tế ,trước khi tìm hiểu một đối tượng nào đó chúng ta cần tìm hiểu khái niệm của nó.Vậy thì bây giờ cô và các em cùng tìm hiểu như thế nào là “PCNNSH” . _GV giải thích từ “phong cách” trong khái niệm. +”Phong cách” là sự lặp đi lặp lại nhiều lần các dấu hiệu hay đặc điểm nào đó ở một đối tượng,phân biệt đối tượng này với đối tượng khác. _GV tiếp tục thông báo_giải thích:Các em đã tìm hiểu khái niệm và đặc trưng của “ngôn ngữ sinh hoạt” ở tiết trước.Chính những dấu hiệu đặc trưng của “ngôn ngữ sinh hoạt” tạo nên PCNNSH. _GV đưa ra câu hỏi giúp HS tự hình thành khái niệm PCNNSH:Như vậy,với hiểu biết về “phong cách” và những kiến thức về “ngôn ngữ sinh hoạt”đã được học,em hiểu như thế nào là PCNNSH? _GV nhận xét,bổ sung,hoàn thành khái niệm. Hoạt động II:Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc trưng của PCNNSH. Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu tính cụ thể của PCNNSH. _Như cô đã nói ở phần đầu, mỗi PCNN đều có những đặc trưng riêng ,phân biệt nó với những PCNN khác.PCNNSH có 3 đặc trưng cơ bản:tính cụ thể,tính cảm xúc,tính cá thể.Đầu tiên cô và các em cùng tìm hiểu “tính cụ thể của PCNNSH”. _GV yêu cầu HS đọc diễn cảm,đúng giọng điệu đoạn đối thoại trang 113-SGK. _GV đưa ra câu hỏi gợi mở,nêu vấn đề: +CH1:Đoạn đối thoại diễn ra ở đâu?vào thời gian nào?(Tại khu tập thể X,vào buổi trưa) +CH2:Đoạn đối thoại bao gồm những ai?(Hùng,Lan,Hương,mẹ Hương và ông hàng xóm;phân biệt vai nghe,vai nói cụ thể). +CH3:Các nhân vật trong đoạn đối thoại nói chuyện nhằm mục đích gi?(Lan,Hùng gọi Hương đi học;mẹ Hương khuyên Lan,Hùng không nên ồn ào,…). +CH4:Các em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ trong đoạn đối thoại trên?(Dùng từ ngữ hô gọi”ơi”;khuyên bảo thân mật”khẽ chứ”;cấm đoán,quát nạt”làm gì mà”…;cách nói ví von,miêu tả:”chậm như rùa”,”lạch bà lạch bạch như vịt bầu”;… _GV đưa ra câu hỏi khái quát,tổng hợp:Như vậy,qua việc phân tích ngữ liệu trên,em nào có thể cho cô biết như thế nào là tính cụ thể của PCNNSH? _GV nhận vét,bổ sung,hoàn chỉnh khái niệm. Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu tính cảm xúc của PCNNSH. _Chúng ta thấy rằng:không một lời nói nào lại không mang tính cảm xúc.Và lời nói trong PCNNSH cũng vậy.Nó cũng mang tính cảm xúc.Sau đây, cô và các em tiếp tục tìm hiểu đặc trưng thứ hai của PCNNSH.Đó là tính cảm xúc. _GV yêu cầu HS tự đọc đoạn đối thoại trang 113-SGK và trả lời câu hỏi. _GV đưa ra câu hỏi gợi mở: +CH1:Trong đoạn đối thoại,em thấy thái độ,tình cảm của các nhân vật thể hiện qua giọng điệu như thế nào?(giọng điệu thân mật của Lan và Hùng gọi Hương đi học;giọng thân mật ,yêu thương trong lời khuyên bảo của người mẹ;giọng quát nạt,tức giận của ông hàng xóm,…) +CH2:Theo em,để bộc lộ thái độ,tình cảm của mình,các nhân vật sử dụng từ ngữ như thế nào?(cho biết rõ thái độ,tình cảm thể hiện qua các từ như:”gì mà”,”gớm”,”chết thôi”,”lạch bà lạch bạch như vịt bầu”,…?).(“gì mà”:rất bực bội,”gớm”:trách móc,”chết thôi”:lo lắng,”lạch bà lạch bạch”:phê phán sự lề mề,chậm chạp,…) +CH3:Theo em,để bộc lộ thái độ,tình cảm của mình,các nhân vật sử dụng kiểu câu như thế nào?(Câu cảm thán:”Các cháu ơi!khẽ chứ”;Câu cầu khiến:”Hương ơi!Đi học đi!”…). _GV đưa ra câu hỏi nhận biết vấn đề:Qua viêc phân tích ngữ liệu ,theo em,PCNNSH còn có đăc trưng nào? _GV đư ra câu hỏi khái quát,tổng hợp:Như vậy,thông qua việc phân tích ngữ liệu trên,em nào có thể khái quát tính cảm xúc của PCNNSH là gì? _GV nhận xét,bổ sung,hoàn chỉnh khái niệm. Hoạt động 3:Hướng dẫn HS tìm hiểu tính cá thể của PCNNSH. _Tiếp theo,cô và các em cùng tìm hiểu đặc trưng cuối cùng của PCNNSH.Đó là tính cá thể. _GV yêu cầu 2 HS tạo lập và thực hành một đoạn đối thoại ngắn với chủ đề:”may áo dài chuẩn bị cho năm học mới”. _GV đưa ra câu hỏi gợi mở:Qua cuôc đối thoại,em có nhận xét gì về tính cách và đặc điểm của hai bạn?(quê quán,sở thích,tuổi tác,cá tính,trình độ học vấn,khả năng giao tiếp,…) _GV nhận xét ,bổ sung. _GV đưa ra câu hỏi nhận biết vấn đề:Qua cuộc đối thoại cua hai bạn,ta thấy thể hiện rõ rệt những nét riêng của mỗi người.Vậy theo em,điều đó thể hiên đặc trưng gì của PCNNSH? _GV đưa ra câu hỏi khái quát,tổng hợp:thông qua tìm hiểu ngữ liệu trên,em nào có thể khái quát cho cô biết tính cá thể của PCNNSH là gì? _GV nhận xét,bổ sung,hoàn chỉnh khái niệm. _GV mở rộng vấn đề _GV tiếp tục mở rộng vấn đề. _Yêu cầu HS nêu một số câu tục ngữ,ca dao thể hiện :lời nói là nết người. _GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động III:Hướng dẫn HS thực hành_luyện tập. _Để vận dụng những lý thuyết vừa học và những kiến thức ở các tiết trước,cô và các em vào phần luyện tập. _Yêu cầu HS tạo lập và thực hành các đoạn hợi thoại ngắn với các chủ đề sau: +Hỏi bạn mượn quyển sách(thực hành theo cặp HS). +Xin lỗi bạn vì lỡ làm vấy mực lên áo bạn(2 HS thực hành). +Bàn về kế hoạch picnic vào cuối tuần(thực hành theo nhóm 3-4 người). _GV phân chia nhóm,cặp HS. _Giới hạn thời gian cho mỗi cuộc hội thoại:3 phút. _GV lắng nghe,bổ sung,góp ý ,hoàn chỉnh các cuôc đối thoại. =>Rút ra kinh nghiệm ứng xử trong giao tiếp hằng ngày,GV chia sẻ những kinh nghiệm mình tích góp được trong đời sống hằng ngày. _HS lắng nghe _HS chú ý _HS lắng nghe,liên hệ với kiến thức của tiết trước,hình thành những ý cơ bản về khái niệm PCNNSH. _HS phát biểu ý kiến. _HS lắng nghe,chép bài. _HS lắng nghe. _HS đọc.Cả lớp lắng nghe,suy nghĩ và trả lời câu hỏi. +HS trả lời. +HS trả lời. +HS trả lời. +HS trả lời. _HS lắng nghe,hình thành những ý cơ bản về khái niệm và phát biểu ý kiến. _HS chép bài. _HS lắng nghe. _HS tự đọc ngữ liệu và suy nghĩ trả lời câu hỏi. +HS trả lời. +HS trả lời. +HS trả lời. _HS trả lời. _HS lắng nghe,chép bài. _HS lắng nghe. _HS tự bắt cặp với nhau,tạo lập và thực hành đối thoại.Cả lớp chú ý theo dõi. _HS trả lời. _HS trả lời. _HS trả lời. -HS lắng nghe,chép bài. _HS lắng nghe và chép bài. _HS lắng nghe. _HS lắng nghe. _HS chọn chủ đề thích nhất. _Tạo lập và thực hành đối thoại. _Cả lớp lắng nghe,nhận xét và rút kinh nghiệm. _HS lắng nghe và cùng chia sẻ. I. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 1. Khái niệm PCNNSH: PCNNSH là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày. 2. Ba đặc trưng của PCNNSH. a.Tính cụ thể của PCNNSH. *Tìm hiểu ngữ liệu. → Hoàn cảnh giao tiếp xác định(không gian, thời gian). →Nhân vật giao tiếp cụ thể. →Mục đích giao tiếp xác định(nói để làm gì?). →Cách diễn đạt cụ thể. =>Tính cụ thể của PCNNSH là một đặc trưng của PCNNSH ,thể hiện cách thức trình bày ngôn ngữ sinh hoạt cụ thể về hoàn cảnh ,về con người,về cách diễn đạt nhằm đạt tới tính sáng rõ ,chính xác và cụ thể hóa vấn đề được nói đến. b.Tính cảm xúc của PCNNSH. *Tìm hiểu ngữ liệu. →Mỗi nhân vật có những thái độ ,tình cảm thể hiện qua những giọng điệu khác nhau. →Sử dụng từ ngữ mang tính khẩu ngữ và tính cảm xúc rõ rệt. →Sử dụng kiểu câu giàu sắc thái biểu cảm. =>Tính cảm xúc của PCNNSH :là một đặc trưng của PCNNSH,bộc lộ một cách tự nhiên thái độ,tình cảm, của người nói,người viết đối với đối tượng được đề cập đến và đối với người nghe,người đọc trong những tình huống giao tiếp cụ thể hằng ngày. c. Tính cá thể của PCNNSH. *Tìm hiểu ngữ liệu. *Tính cá thể của PCNNSH :là một đặc trưng cơ bản của PCNNSH,thể hiện tính khí,thói quen,nét riêng của mỗi cá nhân trong cách trao đổi,trò chuyện,tâm sự,…với người khác. _Vận dụng đặc trưng này ,các nhà văn thường sử dụng lời nói hằng ngày như một phương tiện nghệ thuật đắc lực phục vụ cho việc khắc họa tính cách nhân vật một cách độc đáo,sâu sắc. Ví dụ: +Chị Dậu:”Mày cứ trói chồng bà bà cho mày xem” →thể hiện tính cách cương quyết ,mạnh mẽ. +Chị Út Tịch:”Còn cái lai quần cũng đánh” →thể hiện ý chí quật cường,bất khuất của người phụ nữ Nam Bộ trong kháng chiến _Về phương diện này,lời ăn tiêng nói là vẻ mặt thứ hai của con người,thể hiện nết người. Ví dụ: “ Vàng thì thử lửa thử than Chuông kêu thử tiếng, người khôn thử lời” II. Luyện tập. 4.Củng cố kiến thức(3 phút) _Yêu cầu HS nhắc lại một cách ngắn gọn ba đăc trưng của PCNNSH. _GV chỉ định 2 HS lần lượt đọc chậm ,to rõ ghi nhớ trong SGK trang 126. 5.Dặn dò(1 phút) _HS học lý thuyết và làm bài tập 1,2,3_SGK trang 127. _Xem trước bài mới. IV.RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….... GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TẬP GIẢNG (Kí tên) (Kí tên) Bùi Thị Thanh Quang.

File đính kèm:

  • docphong cach ngon ngu sinh hoat(1).doc