A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
1. Nắm được yêu cầu về các mặt từ ngữ, ngữ pháp và phong cách chức năng ngôn ngữ trong sử dụng tiếng Việt.
2. Biết vận dụng những hiểu biết trên vào đọc - hiểu văn bản và làm văn.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sách sáng tạo, gợi tìm; kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi .
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* ổn định Tổ chức
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
2. BÀI MỚI
* Lời vào bài (1)
Bên cạnh sử dụng tiếng Việt đúng chữ viết, phát âm thì cũng cần dùng chuẩn vè từ ngữ, ngữ pháp, phong cách. .
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 139 Tiếng Việt- Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/05/2007 Ngày giảng: 15/05/2007
Tiết 139, Tiếng Việt
Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt
(Tiếp theo)
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
1. Nắm được yêu cầu về các mặt từ ngữ, ngữ pháp và phong cách chức năng ngôn ngữ trong sử dụng tiếng Việt.
2. Biết vận dụng những hiểu biết trên vào đọc - hiểu văn bản và làm văn.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sách sáng tạo, gợi tìm; kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi .
D. Tiến trình dạy học
* ổn định Tổ chức
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
* Lời vào bài (1’)
Bên cạnh sử dụng tiếng Việt đúng chữ viết, phát âm thì cũng cần dùng chuẩn vè từ ngữ, ngữ pháp, phong cách. ..
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
(HS đọc SGK)
- Anh (chị ) trình bày những yêu cầu về từ ngữ khi sử dụng tiếng Việt.
Đối chiếu với yêu cầu sử dụng từ ngữ anh (chị) có nhận xét gì về 4 câu thơ trích trong "Nỗi thương mình"?
(HS đọc SGK)
(?) Cách sử dụng tiếng Việt đặt ra yêu cầu về ngữ pháp như thế nào?
Anh (chị )nhận xét gì về ba câu trong đoạn văn trên?
(HS đọc SGK)
HS Đọc yêu cầu các bài tập SGK?
2. Yêu cầu về từ ngữ (15’)
- Sử dụng từ ngữ đúng nghĩa của nó.
Ví dụ: Tối ưu -> nghĩa của nó là "Mức độ cao tuyệt đối" Cho nên không thể viết và nói "đây là phương án tối ưu nhất". Một ví dụ khác: Cốt cách -> nghĩa vừa có thể hình cân đối đẹp trai, vừa có phẩm chất tốt.Vì vậy không thể nói và viết: "Ôi chàng thư sinh cốt cách điển trai"
- Cần coi trọng tính cách nghệ thuật khi sử dụng từ ngôn ngữ muốn vậy ta phải trau dồi vốn hiểu biết về từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm.
Điều quan trọng là biết cách sử dụng, phối hợp từ ngữ diễn tả, càng tinh tế, hàm súc hiệu quả càng cao.
Ví dụ:
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm chàng Khanh
"Ong bướm lả lơi" thành buớm lả ong lơi diễn tả giao tình của trai gái. Hơn nữa "say đầy tháng trận cười suốt đêm" diễn tả cuộc sóng xô bờ, trác táng ở lầu xanh nhơ nhớp. Hình ảnh "lá gió cành chim" là sự liên tưởng đặc biệt. Phải chăng lá đón gió, cành đón chim những cảnh ấy phù hợp với cảnh đưa và đón, sớm và tối của Thuý Kiều ở lầu xanh của mụ Tú Bà. Đằng sau những câu thơ ấy là sự đau đớn khi con người ý thức được thân phận của mình.
2. Yêu cầu về ngữ pháp (13’)
- Quy tắc về ngữ pháp vô cùng quan trọng. Đó là những quy định vai trò chức năng của các bộ phận từ trong câu. (phân tích ví dụ SGK).
Nắm được yêu cầu này sẽ giúp ta nói, viết đúng ngữ pháp, diễn đạt chính xác.
VD: Năm 1961, Trung ương ra quyết định sát nhập hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang thành hai tỉnh Hà Bắc. Năm 1997 Trung ương lại tách hai tỉnh Bắc Giang, Bắn Ninh. Tỉnh Bắc Ninh được tái lập từ đấy.
- Câu 1 đúng
- Câu 3 đúng
- Câu 2 sai. Vì người ta hiểu trung ương tách ra thành 2 tỉnh.
Phân tích đoạn văn của Nguyễn Công Hoan (SGK)
3. yêu cầu về mặt phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Khi sử dụng tiếng Việt cần nhận rõ: Viết nói theo phong cách chức năng (tạo, lập văn bản nói, viết theo phong cách chức năng nào)
Vì sao vậy?
+ Văn bản nào cũng tạo bởi một phong cách nhất định
+ Mỗi phong cách có đặc trưng riêng không nhầm lẫn. Vì vậy phải có hiểu biết về đặc trưng ngôn ngữ của từng phong cách.
II. Luyện tập (12’)
Bài tập 1
Mua, bán ở ví dụ (a) có gì khác mua, bán trong (b).
Mua -> đổi tiền lấy vật (hàng hoá)
Bán -> đổi vật lấy tiền. Vì vậy ta mua và bán trong (a) khác mua và bán trong (b). Mua bán trong (b) không có nét nghĩa lấy tiền hay đổi tiền.
Bài tập 2
+ Từ ăn và đớp có chung một nét nghĩa là đưa thức ăn qua miệng vào nuôi sống cơ thể.
+ Nhưng đớp có nét nghĩa há miệng ngoạm nhanh lấy. Các câu: ba, hai, một
Bài tập 3
Được dẫn làm ví dụ có sự co rút gọn cum danh từ. Vì "một bát cơm" là cụm danh từ.
E. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà (2’)
1. Bài cũ: - Học nắm nội dung của bài học
Hoàn thành các phần còn lại của bài tập.
Tự tìm những lỗi sai trong bài viết số 6, 7, 8 và chữa theo yêu cầu sử dụng tiếng Việt
2. Bài mới: Lập dàn bài cho bài viết số 8
Ôn tập tiếng việt
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
1. Nắm vững các kiến thức phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngông ngữ nghệ thuật, về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về những yêu cầu trong sử dụng tiếng Việt, về lịch sử tiếng Việt, về văn bản và sự phân biệnhững văn bản nói và văn bản viết.
2. Biết vận dụng những kiến thức nói trên vào việc rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt .
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sách sáng tạo, gợi tìm; kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi và thực hành.
D. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Lập bảng về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Đặc điểm
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Tính cá thể
- Thể hiện tính cách, thói quen nét riêng của mỗi cá nhân trong trao đổi
Tính thẩm mĩ
Ngôn ngữ nghệ thuật xây dựng nên hình tượng, hình tượng phải mang tính thẩm mĩ. Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ, là sự thể hiện giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ.
Tính sinh động cụ thể
- Không sử dụng lối nói trừu tượng chung chung mà chuộng lối nói sinh động, cụ thể đó là lời nói giàu âm thanh màu sắc mang lối rõ rệt của tình huống giao tiếp hàng ngày.
Tính đa nghĩa
- Thành phần biểu thị thông tin khách quan.
- Thành phần biểu thị tình cảm của nhà văn.
Thành phần được xác định căn cứ vào câu chữ - nghĩa tường minh.
- Thành phần suy ra từ nghĩa hàm ẩn.
- Nghĩa hàm ẩn vô cùng quan trọng.
Tình cảm cảm xúc
Bộc lộ một cách tự nhiên cảm xúc của người nói, viết một cách tự nhiên, trực tiếp theo khẩu ngữ hàng ngày.
Dấu ấn riêng của tác giả
- Sở thích, sở trường của nhà văn rất khác nhau.
- Sở trường diễn ra đều đặn đến mức nào đó thì tạo thành dấu ấn riêng.
Lập bảng về cách sử dụng ngôn ngữ trong phong cách
Cách sử dụng
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Về ngữ âm chữ viết
Phát âm thoả mái theo cách quen của mỗi người. Giọng nói thay đổi theo hoàn cảnh. Lời nói có thể kéo dài hoặc dứt quãng. Trong khi viết người có thể dùng các câu (…), (:)
Các yếu tố ngữ âm được khai thác triệt để xây dựng hình tượng hoặc ngữ âm gợi tả, biểu hiện nét nghĩa bổ sung (thanh điệu), tất cả đều vần bằng hạơc trắc, về chữ viết vận dụng mọi hình thức.
Về từ ngữ
- Thường dùng những từ ngữ biểu cảm thể hiện trực xúc cảm của con người nói, từ ngữ nhiều khi suồng xã, thông tục…
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt dùng rất nhiều tình thái từ, phó từ, từ ngữ đưa đẩy, thán từ, từ ngữ địa phương, cả thổ ngữ.
- Sử dụng có chọn lọcn yếu tố của tất cả các từ ngữ của các phong cách khác nhau.
- Ngoài những lớp từ chung, phong cách ngôn ngữ (thơ) còn có lớp từ riêng (giang sơn, thiên thu, lệ, nguyêt, chàng, nàng).
Về ngữ pháp
- Dùng tất cả các kiểu câu với tính cụ thể sinh động của nó (nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, trần thuật).
- Dùng nó làm chủ ngữ giả
- Dùng thêm từ gì mà (X + gì mà)
- Nhiều từ ngữ chêm xen thì là
Sử dụng tất cả các kiểu câu trong thơ có hiện tượng ngát dòng, tách câu, buông lửng.
Về biện pháp tu từ
- ưa với lối lí do so sánh
- Trong xưng hô có cách gọi: Cún ơi! Chó con ơi!
- Biện pháp nói quá sử dụng nhiều.
- Có lối nói iếc hóa
- Hơn các phong cách ngôn ngữ khác tận dụng mọi biện pháp tu từ.
- Các biện pháp tu từ liên quan đến ngữ âm, từ vựng, cú pháp.
Về bố cục trình bày
- Thích diễn biến tự nhiên, cảm xúc, ý tưởng đề tài luôn thay đổi. - Nhiều đoạn câu từ lặp vì không có chuẩn bị.
- Hoặc vô ý mà trình bày lẫn lộn
- Hết sức coi trọng, vẻ đẹp cân đối, hài hoà.
- Bố cục trình bày như là biện pháp nghệ thuật quan trọng nhất là thơ.
Bảng xác định yêu cầu khi sử dụng tiếng việt
Nhìn yêu cầu chung
Tiếng Việt
Ngữ âm và chữ viết
Từ ngữ
Ngữ pháp
Yêu cầu về phong cách chức năng
- Khi nói và viết phải đúng âm tiết
- Đúng chính tả, chú ý nhịp điệu tiết tấu
- Sử dụng từ ngữ đúng nghĩa của nó
- Mỗi từ ngữ có nghĩa riêng cần phân biệt
- Chú ý coi trọng tính nghệ thuật trong việc sử dụng từ ngữ. Phải trau dồi hiểu biết về từ nhiều nghĩa, trái nghĩa.
- Cần phải tuân thủ các quy tắc ngữ pháp
- Nói và viết bài đúng quy tắc ngữ pháp sẽ tránh được hiểu lầm.
- Phải tuân thủ, tôn trọng tính chất chặt chẽ bó buộc của các quy tắc ngữ pháp. Song cần vận dụng linh hoạt các quy tắc đó.
- Nói, viết theo phong cách nào phải sử dụng đúng ngôn ngữ phong cách tiếng Việt của ngôn ngữ ấy
- Tránh sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của phong cách này sang phong cách khác.
VD: Không thể sử dụng bừa bãi, không đúng chỗ phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
đặc điểm văn bản nói và văn bản viết
Đặc điểm văn bản nói
Đặc điểm văn bản viết
- Dùng trong giao tiếp với sự có mặt của người nói và người nghe. Đây là hình thứuc sống động, cơ bản, tự nhiên nhất của con người.
- Sử dụng âm thanh ngữ điệu làm cho phương tiện biểu hiện. Nó thường dùng chi các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, dáng điệu, cử chỉ nên khả năng tác động gợi cảm mạnh mẽ hơn so với văn viết.
- Thường được người nghe tiếp nhận chỉ một lần. Nên người nói thường sử dụng những yếu tố dư thừa lặp lại nhằm nhấn mạnh nội dung.
- Thường được người viết tiếp nhận nghe chỉ một lần. Nên người nói thường sử dụng những yếu tố dư thừa lặp lại nhằm nhấn mạnh nội dung.
- Người nói người nghe cùng có mặt nên hình thức tỉnh lược thường xuyên được sử dụng. Điều này làm cho văn bản nói nhiều khi không trau chuốt.
- Thực hành bằng chữ viết: Do đó có khả năng lưu giữ lâu dài, hướng tới phạm vi người hết sứcủa rộng lớn.
- Do vắng mặt người tiếp nhận trực tiếp lại không sử dụng âm thanh, các yếu tố phi ngôn ngữ mà chỉ dùng kí hiệu chữ viết phải sử dụng hệ thống các dấu câu, kí hiệu quy ước để biểu đạt làm cho văn bản tự đầy đủ về ý nghĩa.
- Có từ ngữ đặc thù không có trong văn bản nói.
- Diễn tả rõ ràng, lôgíc, mạch lạc, văn bản viết thường có kiểu câu dài, nhiều thành phần, được nối kết chặt chẽ bằng các quan hệ từ.
- Văn học viết thường tinh luyện, trau chuốt,…
Bảng xác định đặc điểm văn bản
Thống nhất về đề tài, nội dung và mục đích
Hoàn chỉnh về hình thức
Văn bản có tác giả
- Văn bản nào cũng nói và viết về một đề tài.
- Các từ ngữ, câu văn, đoạn văn đều bám đề tài.
- Người nói viết thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh (nội dung)
- Văn bản nào cũng có mục đích. Đó là sự tác động vào người nghe, người đọc.
- Đề tài, tư tưởng tình cảm và mục đích quy định cách chọn từ ngữ.
- Thường có bố cục gồm ba phần:
+ Mở bài
+ Thân bài
+ Kết luận
- Hoặc theo sự quy định chặt chẽ như thơ cách luật, đơn từ hợp đồng.
- Tạo lập văn bản nào cần sử dụng đúng quy tắc của văn bản ấy.
- Lời nói của ai thì đó là tác giả.
- Văn bản hành chính thì có tên người với chức danh.
- Một bài báo, cuốn sách có tên người viết.
Văn bản nghệ thuật mang dấu ấn riêng của tác giả.
Bài tập 6: HS về nhà làm
File đính kèm:
- tiet 135.doc