Giáo án Ngữ văn 10 năm học 2008 -Chiến thắng mtao mxây

A-Mục tiêu bài dạy:

Nhận thức được lẽ sống và niềm vui của người anh hùng sử thi chỉ có được trong chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng.

Nắm được đặc điểm nghệ thuật của sử thi anh hùng về cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.

10A3 nắm được đặc điểm của nhân vật trong sử thi anh hùng.

B-Các bước lên lớp:

 -Ổn định tổ chức : sĩ số:

-Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm của văn bản?

-Bài mới:

Lời vào bài: Nếu người mường tự hào với “đẻ đất đẻ nước” thì người Ê đê lại tự hào với pho sử thi đồ sộ : Đăm săn, Xinh nhã, Đăm di đặc biệt là Đăm Săn, để thấy được đặc điểm của nhân vật anh hùng ca, các em hãy cùng đi tìm hiểu đoạn trích “Chiến thắng Mtao mxây”

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 năm học 2008 -Chiến thắng mtao mxây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 15/9/2007 chiến thắng mtao mxây Tiết theo PPCT: 8-9 (Trích Đăm Săn - Sử thi Tây nguyên) Lớp dạy: 10A3 A-Mục tiêu bài dạy: Nhận thức được lẽ sống và niềm vui của người anh hùng sử thi chỉ có được trong chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng. Nắm được đặc điểm nghệ thuật của sử thi anh hùng về cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ. 10A3 nắm được đặc điểm của nhân vật trong sử thi anh hùng. B-Các bước lên lớp: -ổn định tổ chức : sĩ số: -Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm của văn bản? -Bài mới: Lời vào bài: Nếu người mường tự hào với “đẻ đất đẻ nước” thì người Ê đê lại tự hào với pho sử thi đồ sộ : Đăm săn, Xinh nhã, Đăm di…đặc biệt là Đăm Săn, để thấy được đặc điểm của nhân vật anh hùng ca, các em hãy cùng đi tìm hiểu đoạn trích “Chiến thắng Mtao mxây” Hoạt động của thầy và trò Nội dung Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? Dựa vào sgk, học sinh tóm tắt Sử thi Đăm Săn? -Con người là trung tâm vũ trụ, chiến thắng trong cuộc đấu tranh với t.n. -Xã hội có giai cấp, còn ở dạng mẫu hệ. -Con người đã biết chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ địa bàn cư trú, liên minh bộ tộc. I.Tìm hiểu chung: 1.Sử thi: -Khái niệm: Học sinh nhắc lại khái niệm sử thi. +Các dân tộc /thế giới cũng có sử thi:Hi lạp,ấn độ. +ở nước ta: dân tộc Êđê, Mường, Tày. 2.Sử thi Đăm Săn: +Lấy chị em Hnhi, Hbhi làm vợ và trở thành tù trưởng giàu mạnh. +Hành động anh hùng: (đ2 của nhân vật sử thi) đánh bại kẻ thù đến cướp vợ, phá hoại buôn làng (Mtao Grư-Mtao Mxay) bắt trời bỏ thang vàng xuống để hỏi tội trời. +Chống lại tập tục nối dây (chuê nuê) dai dẳng, quyết liệt. (chặt đổ cây smuk – cây linh hồn của vợ) +Lao động xây dựng buôn làng, đi làm rẫy: Hàng trăm người đi trước, hàng nghìn người theo sau. +Bắt nữ thần về làm vợ, bị từ chối, trên đường về chàng chết, cháu Đam san ra đời tiếp tục con đường của người cậu. Nghệ thuật: Kết cấu chặt chẽ, mỗi chiến công đều được kể như một câu chuyện độc lập theo xu hướng tô đậm phẩm chất anh hùng. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đoạn trích gồm có mấy nhân vật? Ai là người khiêu chiến và thái độ của Đăm Săn như thế nào? Lần thứ 2 thái độ của Đăm Săn như thế nào? Hai bên giao đấu máy hiệp? Hiệp thứ nhất diễn ra như thế nào? Tìm các chi tiết miêu tả? -Hành động của 2 nhân vật như thế nào? -Cuộc đọ sức diễn ra theo chiều hướng như thế nào? -Em có suy nghĩ gì về nhân vật ông trời? -Cách miêu tả nhân vật của sử thi như thế nào? -Vì sao tác phẩm không miêu tả việc Đăm Săn gặp lại vợ, vì đây là cuộc chiến dành hạnh phúc, vậy còn ý nghĩa nào khác? Cả dân làng Mtao mxây cũng đi theo Đăm Săn ? Ngôn ngữ trùng điệp, giàu hình ảnh, phóng đại tô đậm nhân vật vừa có nét chung của sử thi thế giới vừa có nét riêng của sử thi Việt Nam. 3.Đoạn trích: -Gồm 6 nhân vật: Đăm Săn, Mtao mxây, tôi tớ, dân làng, ông trời, người kể chuyện. -Miêu tả cuộc đọ sức giữa 2 nhân vật: II.Đọc hiểu: 1.Cuộc đọ sức giành chiến thắng của Đăm Săn: *Lần 1:+ Đăm Săn :Ơ diêng xuống đây ta thách… +Mtao mxây : Ta không xuống đâu… ->Đăm Săn thách thức, đến tận nhà của Mtao mxây. Mtao mxây thì thái độ ngạo nghễ, trêu tức Đăm Săn và trì hoãn cuộc đấu. *Lần 2: +Ngươi không xuống ư…. Lần 2 thái độ của Đăm Săn quyết liệt hơn, buộc Mtao mxây phải xuống đấu. *Cuộc đấu sức của Đăm Săn và Mtao mxây : +Hiệp 1: Cả 2 bên múa kiếm. -Mtao mxây :tỏ ra kém cỏi hơn Đăm Săn. -Đăm Săn :Dũng mãnh, quyết liệt. -Mtao mxây bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông, vung dao chém đứt một cái chão cột trâu. -Hnhi vứt miếng trầu, Đăm Săn giành được, sức khoẻ tăng lên nhưng vẫn chưa giết được Mtao mxây. -Nhờ có ông trời giúp, Đăm Săn đã chiến thắng. +Ông trời quyết định sự thắng lợi của Đăm Săn là nhân vật phù trợ giống như tiên, bụt trong cổ tích. +Miêu tả = so sánh phóng đại: Múa trên cao như gió bão, múa dưới thấp như gió lốc. Quả núi 3 lần rạn nứt, đồi tranh bật rễ..là cách tưởng tượng của người êđê và lối nói sử thi. +Đòi lại vợ chỉ là cái cớ nảy sinh chiến tranh giữa các bộ tộc, nhằm mở rộng bờ cõi làm nổi bật uy danh của cộng đồng, thắng bại đều do tù trưởng quyết định, vì thế mà dân làng Mtao mxây đi theo Đăm Săn hết, không nói nhiều về cái chết mà nhấn mạnh chi tiết ăn mừng chiến thắng. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Miêu tả đoạn ăn mừng chiến thắng như thế nào? Em có suy nghĩ gì về cách miêu tả của sử thi? Học sinh đọc ghi nhớ. Qua bài học rút ra giá trị nội dung nghệ thuật ? 2.Ăn mừng chiến thắng: -Đăm Săn hoà với tôi tớ ăn mừng chiến thắng : “Hỡi anh em trong nhà…” -Cảnh nhà Đăm Săn đông ngịt khách. -Đăm Săn nằm trên võng… ->Cách nói phóng đại, tạo ấn tượng. Nói tới quá khứ anh hùng của dân tộc. Là thế giới được lý tưởng hoá. Âm điệu hùng tráng của sử thi. III.Tổng kết: Củng cố: Ghi nhớ. Hướng dẫn học bài: văn bản (tiếp) Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc8.9 Chien thang Mtao Mxay.doc