Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 26,27 đọc văn- Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Cảm nhận đ¬ược nỗi niềm và tâm hồn của ngư¬ời bình dân xư¬a qua những câu hát than thân và lời ca yêu th¬ương tình nghĩa ;

- Nhận thức rõ thêm nghệ thuật đậm màu sắc dân gian trong ca dao.

B - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thư¬ơng thuỷ chung, đằm thắm ân tình của ngư¬ời bình dân trong xã hội cũ.

- Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động.

2. Kĩ năng

Đọc - hiểu ca dao theo đặc trư¬ng thể loại.

C-CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN :

- Tự nhận thức, xác định giá trị nội dung, ý nghĩa của các câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa .

- Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về quan niệm sống và mối quan hệ yêu thương, tình nghĩa của con người Việt Nam trong những câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa . .

- Tư duy sáng tạo :bình luận , bày tỏ quan niệm cá nhân về tiếng nói yêu thương tình nghĩa, tình cảm yêu thương, chia sẻ, cảm thông của con người Việt Nam trong ca dao .

D. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :

- Động não :suy nghĩ, phát biểu ý kiến về vẻ đẹp tình yêu, tình nghĩa của con người Việt Nam trong ca dao, từ đó rút ra bài học cho bản thân về cách sống, cách đối nhân xử thế trong cuộc đời .

- Thảo luận nhóm , trình bày 1 phút về tình yêu, tình nghĩa của con người Việt Nam trong cuộc sống và bài học cho mỗi cá nhân .

E-CHUẨN BỊ :

I-Công việc chính:

1-Giáo viên: bức tranh cảnh hát đối tài đền Vàng được phóng lớn.

2-Học sinh: Một số bài ca dao cùng chủ đề ( 5 bài )

II-Nội dung tích hợp: Tích hợp với các bài ca dao đã học ở THCS, với Tiếng Việt ở bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3371 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 26,27 đọc văn- Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26,27 Đọc văn CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được nỗi niềm và tâm hồn của người bình dân xưa qua những câu hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa ; - Nhận thức rõ thêm nghệ thuật đậm màu sắc dân gian trong ca dao. B - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương thuỷ chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ. - Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động. 2. Kĩ năng Đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại. C-CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN : - Tự nhận thức, xác định giá trị nội dung, ý nghĩa của các câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa . - Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về quan niệm sống và mối quan hệ yêu thương, tình nghĩa của con người Việt Nam trong những câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa . . - Tư duy sáng tạo :bình luận , bày tỏ quan niệm cá nhân về tiếng nói yêu thương tình nghĩa, tình cảm yêu thương, chia sẻ, cảm thông của con người Việt Nam trong ca dao . D. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG : - Động não :suy nghĩ, phát biểu ý kiến về vẻ đẹp tình yêu, tình nghĩa của con người Việt Nam trong ca dao, từ đó rút ra bài học cho bản thân về cách sống, cách đối nhân xử thế trong cuộc đời . - Thảo luận nhóm , trình bày 1 phút về tình yêu, tình nghĩa của con người Việt Nam trong cuộc sống và bài học cho mỗi cá nhân . E-CHUẨN BỊ : I-Công việc chính: 1-Giáo viên: bức tranh cảnh hát đối tài đền Vàng được phóng lớn. 2-Học sinh: Một số bài ca dao cùng chủ đề ( 5 bài ) II-Nội dung tích hợp: Tích hợp với các bài ca dao đã học ở THCS, với Tiếng Việt ở bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. D-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC I-Ổn định: II-Kiểm tra: 1-Chủ đề truyện Tam đại con gà là gì? 2-Kể một truyện cười khác về thầy đồ, thầy bói, thầy cúng, …Theo em truyện đó gây cười bằng cách nào, như thế nào ? III-Bài mới :Ca dao là bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của thơ dân gian truyền thống, có phong cách riêng, được hình thành và phát triển trên cơ sở của thành phần nghệ thuật ngôn từ trong các loại dân ca trữ tình truyền thống. Vì thế, ca dao chẳng những khác với thơ trữ tình trong văn học viết mà còn khác với những loại thơ dân gian khác. Để thấy rõ nội dung, các biểu hiện của ca dao, chúng ta đọc - hiểu bài ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu chung *HS đọc văn bản *HS trình bày những hiểu biết của bản thân về ca dao. -Nghệ thuật của ca dao như thế nào? *Giải nghĩa các từ khó HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu văn bản -Hai lời than thân đều mở đầu bằng Thân em như … với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào ? -Nội dung bài 2 có gì khác với bài 1? -Đọc thêm những bài ca dao có cùng chủ đề này. Gv dẫn dắt: Nỗi nhớ là hiện thân của tình yêu... Nhưng nó vốn trừu tượng: “Tương tư phải cái nó làm sao/ Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào” (Nguyễn Công Trứ). Song với tác giả dân gian, nỗi nhớ ấy lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm... - Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là ai? - Trong 10 câu đầu, tính từ nào được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần? Nó diễn tả tâm trạng, tình cảm gì của cô gái? - Không chỉ dùng tính từ bộc lộ trực tiếp cảm xúc, để bộc lộ nỗi lòng thương nhớ, cô gái còn mượn những hình ảnh biểu tượng nào? - Hình ảnh cái khăn được nói đến nhiều nhất trong bài ca dao. Vì sao vậy? - Tìm điệp ngữ và ý nghĩa của nó trong 6 câu thơ đầu? - Những trạng thái nào của chiếc khăn được miêu tả? ý nghĩa của chúng? Nghệ thuật được sử dụng ở đây? - Hình ảnh ngọn đèn gợi khoảng thời gian nào? Từ đó, em thấy sự vận động nào của nỗi nhớ? ý nghĩa của hình ảnh “Ngọn đèn ko tắt”? Gv liên hệ, bổ sung: Đêm là khoảng thời gian mọi công việc được tạm gác lại, con người được đối diện với chính mình, lắng lại với những suy tư, cảm xúc. Với những tâm hồn đang yêi thì nỗi tương tư lại cồn cào, trào dâng mãnh liệt: “Đêm qua...mà mờ?”; “Đêm nằm ... gặp em”; “Đêm qua...hay ko?”;... - Từ cách mượn cái khăn, ngọn đèn bộc lộ lòng mình đến cách miêu tả nỗi nhớ thông qua đôi mắt, em thấy sự vận động của nỗi nhớ được diễn tả ntn? Gv liên hệ đến bài “Sóng”(Xuân Quỳnh) khắc sâu kiến thức. - Sự khác biệt về thể thơ của 2 câu kết so với 10 câu trên? - Em hiểu thế nào là cảm xúc lo phiền? - Cô gái lo phiền về điều gì? - Trong 1 chỉnh thể nghệ thuật, dù có tồn tại những trạng thái cảm xúc trái ngược nhau thì sự tồn tại của chúng ko độc lập, tách rời nhau. Bài ca dao nàycó đề cập đến 2 ý rất rõ ràng. Theo em, giữa chúng có mối quan hệ ntn? Gv dẫn dắt: Hình ảnh muối mặn- gừng cay là 2 hình ảnh gắn bó, thường được nhắc đến trong ca dao như những biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung của con người: “Tay nâng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”,... - Tìm 1 số câu ca dao có cùng mô-típ mở đầu bằng “Thân em...”? Thân em như hạt mưa rào...; Thân em như giếng giữa đàng...; Thân em như miếng cau khô...; Thân em như cái chổi đầu hè...;... - Phân tích ý nghĩa biểu cảm của những hình ảnh: tấm lụa đào, ấu gai - ruột trắng - vị ngọt bùi -Mở đầu bài ca dao này có gì khác với hai bài trên? -Em hiểu như thế nào về từ “ai” trong câu Ai làm chua xót lòng này, khế ơi! -Bị lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững thủy chung. Điều đó được thể hiện qua hệ thống so sánh , ẩn dụ như thế nào ? -Vì sao tác giả dân gian lại lấy hình ảnh của thiên nhiên vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người? -Cái hay của bài này là ở đâu? Hình ảnh sông hẹp một gang và chiếc cầu bằng dải yếm gợi cho em cảm nhận gì? @ Hình ảnh chiếc cầu trong ca dao: +Cô kia đứng ở bên sông – Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang. +Yêu nhau cởi áo cho nhau. Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay. +Qua cầu ngả nón trông cầu. Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu. Yêu cầu hs đọc và học phần ghi nhớ (sgk). - Qua chùm ca dao đã học, em thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao? HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập -Qua chùm ca dao đã học, các em thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng? Những biện pháp đó có nét riêng gì khác với nghệ thuật thơ của văn học viết? A-TÌM HIỂU CHUNG VỀ CA DAO -Ca dao là lời thơ của bài hát dân gian ( dân ca). Ca dao là lời, dân ca là nhạc, là giai điệu. Ca dao thuộc loại trữ tình dân gian . Dân ca tồn tại trong diễn xướng, thường được kể, ru, đọc (khi được sưu tầm và in sách) -Phân loại ca dao theo nội dung chủ đề: ca dao than thân, ca dao yêu thương tình nghĩa, ca dao hài hước, trào phúng. -Ca dao có những đặc trưng nghệ thuật riêng về thể thơ, kết cấu, ngôn ngữ … khác với thơ trữ tình của văn học viết. Ca dao là hòn ngọc quý của nhân dân . Các nhà thơ, nhà văn học tập được nhiều ở ca dao. B-TÌM HIỂU VĂN BẢN 1- Bài 1: Tiếng hát than thân: + Hình ảnh tấm lụa đào và tấm lụa đào phất phơ giữa chợ: ( sự đối lập giữa vẻ đẹp, giá trị >< thân phận. Lẽ thường cuộc sống tương xứng dành cho người con gái có nhan sắc và phẩm hạnh tốt đẹp là cuộc sống hạnh phúc, bình yên. Nhưng ở đây thân phận của cô chỉ được coi như“tấm lụa đào phất phơ giữa chợ”, như 1 món hàng giữa chợ đời. Chợ: không gian ồn ào, phức tạp, xô bồ với đủ người thanh, kẻ thô, hiền nhân quân tử lẫn phàm phu tục tử ( Tấm lụa đào ko thể tự lựa chọn người mua. + Phất phơ ( cái thế bấp bênh, chông chênh. + Biết vào tay ai ( cảm giác chới với, đắng cay của thân phận ko thể tự lựa chọn, quyết định được hạnh phúc, tương lai của mình. Nỗi đau xót nhất của nhân vật trữ tình trong lời than thở chính là khi vừa bước vào độ tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời thì nỗi lo thân phận lại ập đến ngay. (Bài ca dao là lời than của cô gái có thân phận bị phụ thuộc, ko thể làm chủ và quyết định được tương lai, hạnh phúc của mình. 2-Bài 4:Tiếng hát yêu thương: - Nhân vật trữ tình: cô gái. * Nỗi nhớ thương: - Điệp từ “thương nhớ” (5 lần): +gợi nỗi nhớ chồng chất, triền miên, cồn cào, da diết như những lớp sóng đang dồn vỗ trong tâm hồn cô gái đang yêu. + tình yêu chân thành, mãnh liệt, sâu sắc. - Hình ảnh khăn: + Là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ “người đàng xa”. VD: -“ Gửi khăn, gửi áo, gửi lời, Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa”. “Nhớ khi khăn mở trầu trao Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình”. + Là vật luôn gắn bó, chia sẻ tâm tình với người con gái. - Điệp từ “khăn” (6 lần, ở vị trí đầu câu thơ) (cấu trúc điệp vắt dòng và điệp ngữ “Khăn thương nhớ ai” (3 lần) diễn tả nỗi nhớ triền miên, da diết, khắc khoải, vừa rất mãnh liệt vừa rất nữ tính.. - Những trạng thái của chiếc khăn: + Thương nhớ. + Rơi xuống đất. + Vắt lên vai. + Chùi nước mắt. Những hình ảnh nhân hoá và một loạt các động từ chỉ sự vận động trái chiều :vắt - rơi, lên - xuống cộng hưởng với hình ảnh những giọt nước mắt đã diễn tả nỗi nhớ trải ra ko gian nhiều chiều và tâm trạng rối bời, ngổn ngang trăm mối của cô gái. - Hình ảnh ngọn đèn( gợi thời gian ban đêm( nỗi nhớ chuyển từ ko gian sang thời gian, từ ngày sang đêm nên càng thêm sâu sắc, da diết. - Hình ảnh ngọn đèn ko tắt: là ẩn dụ chỉ ngọn lửa tình yêu bừng cháy, mãnh liệt, nỗi nhớ đằng đẵng với thời gian. Hình ảnh ngọn đèn gợi tả chiều dài của nỗi nhớ dằng dặc theo thời gian. - Hình ảnh đôi mắt: + Là hình ảnh hoán dụ. + Là cửa sổ tâm hồn( con người khó giấu cảm xúc, tình yêu qua nó. “Mắt ngủ ko yên”:Sự trằn trọc, thao thức - nỗi nhớ xâm nhập cả tiềm thức và vô thức của cô gái. Hình ảnh đôi mắt diễn tả chiều sâu của nỗi nhớ. *10 câu đầu: + Diễn tả không gian ba chiều của nỗi nhớ (trải rộng theo ko gian, trải dài theo thời gian và thâm nhập vào chiều sâu tiềm thức và vô thức của con người). + Thể hiện sự vận động cứ tăng dần, mãnh liệt, sôi trào của nỗi nhớ. * Nỗi lo phiền: - Thể thơ: lục bát (khác 10 câu trên: thể vãn bốn)( âm điệu da diết, khắc khoải, lắng sâu. - Lo phiền: lo lắng, phiền muộn ( tâm trạng nảy sinh khi con người đối diện với những trở ngại trong cuộc sống. - Cô gái lo phiền: vì ko yên một bề. * Nỗi lo của cô gái trước ngưỡng cửa hôn nhân. Đặt trong hoàn cảnh cuộc sống người phụ nữ xưa và trong hệ thống những bài ca dao than thân về hôn nhân gia đình *cô gái lo âu vì lễ giáo PK bất công, hủ tục của xa hội cũ khiến tình yêu dù có thiết tha sâu nặng nhưng ko dễ gì dẫn tới được hôn nhân, đơm hoa kết trái: “Thương anh cũng muốn nói ra/ Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời”. *Mối quan hệ giữa nỗi nhớ thương vànỗi lo phiền: - Cùng một cội rễ nguyên nhân: + Thương nhớ: vì yêu, vì xa cách. + Lo phiền: vì yêu, vì tình yêu còn bị ngăn cách bởi những trở ngại - Bước phát triển từ cảm xúc nhớ thương đến nỗi lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi thể hiện khao khát hạnh phúc chính đáng của người con gái. *Tiểu kết: Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ thương bồn chồn, da diết xen lẫn những lo âu của một trái tim chân thành, cháy bỏng yêu thương. 3: Bài 6:Tiếng hát tình nghĩa: - Muối và gừng: + Là những gia vị trong bữa ăn của nhân dân ta. + Còn được dùng như những vị thuốc lúc đau ốm của người lao động nghèo. + Là những vật luôn gắn bó với nhau. + Thử thách thời gian không làm nhạt phai hương vị: Muối- 3 năm- còn mặn/ Gừng- 9 tháng- còn cay. - Hình ảnh biểu tượng: muối mặn- gừng cay * Đó là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những trải nghiệm cay đắng, mặn mà của tình người nhất là tình cảm vợ chồng. *Đồng thời sự gắn bó tự nhiên của chúng còn biểu trưng cho tình nghĩa thủy chung của con người. - Tình nghĩa con người: Ba vạn sáu ngàn ngày- mới xa: Cả đời người - Chỉ có cái chết mới đủ sức chia lìa con người. *Tiểu kết: Bài ca dao trên thể hiện sự gắn bó thuỷ chung, son sắt, bền vững của tình cảm vợ chồng. ĐỌC THÊM : 1.-Bài 2: 2-Bài 3: Tâm sự, than thở của người lỡ duyên. -Hình ảnh nhân vật trữ tình: trèo lên cây khế nửa ngày – thời gian khá lâu, hành động kỳ lạ chứa đựng tâm trạng. -Ai – đại từ phiếm chỉ ( người trong cuộc – chàng trai hoặc cô gái ) gợi ra sự trách móc, oán giận, nghe xót xa. -Câu 3: hình ảnh so sánh -> tình cảnh hiện tại, người bị lỡ duyên so sánh người mình thương yêu như mặt trăng. Người mình không không thuận, không ưng như mặt trời => ca ngợi người mình yêu thương. -Câu 4 cũng như trên. -Tiếng gọi mình ơi kết hợp câu hỏi tu từ -> tình cảm tha thiết, gợi nhớ, gợi thương . -Câu 6: hình ảnh so sánh – khẳng định tình yêu chung thủy. Một trong những nét đẹp của tâm hồn Việt Nam 4-Bài 5: -Hình ảnh chiếc cầu – mô tip của ca dao trữ tình – nơi gặp gỡ, tỏ tình, tâm tình, nơi chia tay của lứa đôi. -Sông hẹp một gang, cầu dải yếm - hình ảnh không có thực – tình huống phi lý nhưng gợi lên tình ý -> ước muốn táo bạo nhưng đằm thắm mang nét riêng của nữ tính => tình yêu thật mãnh liệt. C- TỔNG KẾT VÀ LUYỆN TẬP Những biện pháp nghệ thuật mà ca dao thường dùng: - Sự lặp lại các công thức mở đầu (môtíp nghệ thuật). - Các hình ảnh biểu tượng: chiếc cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay- muối mặn,... - Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ,... - Thể thơ: lục bát, song thất lục bát và các biến thể của chúng, vãn bốn, vãn năm, hỗn hợp,... . IV-DẶN DÒ -Học bài cũ: - Học thuộc lòng sáu bài ca dao. - Sưu tầm thêm những bài ca dao được mở đầu bằng "Thân em..." và "Ước gì"... -Chuẩn bị bài mới: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ( Tiếng Việt ). V-RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiet 26 GA van 10 co tich hop kN song.doc