A. Mục đích- yêu cầu
- Hiểu được đối tượng, ý nghĩa của những bài ca dao trong bài học.
- Thấy được những thủ pháp gây cười: Nghệ thuật phóng đại, đối lập, chơi chữ của những bài ca dao hài hước châm biếm.
B. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: Đọc ST ĐS, SGK, SGV, thiết kế bài giảng, chuẩn bị giáo án
2. Học sinh: Đọc kĩ SGK ở nhà, soạn bài, sưu tầm ca dao châm biếm hài hước.
C. Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức theo phương pháp trao đổi thảo luận theo nhóm, đọc sáng tạo, gợi tìm.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày cảm nhận của bản thân về tâm hồn người dân lao động qua những bài ca dao yêu thương tình nghĩa (đằm thắm, ân tình, tế nhị nhưng cùng rất mãnh liệt trong tình yêu, ý thức về cuộc đời và số phận của mình ).
3. GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Nội dung cảm xúc và chủ đề của ca dao rất đa dạng. Ngoài ca dao yêu thưong tình nghĩa, than thân, còn có không ít nhứng bài ca hài hước châm biếm nhẹ nhàng thể hiện tập trung các nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian, tạo ta tiếng cười giải trí và phê phán thói hư tật xấu của những đáng cười trong xã hội.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4607 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 29- Ca dao hài hước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ca dao hài hước
Ngày 31/10/2007
Tiết: 29
Người soạn: Phan Thị Hường
A. Mục đích- yêu cầu
- Hiểu được đối tượng, ý nghĩa của những bài ca dao trong bài học.
- Thấy được những thủ pháp gây cười: Nghệ thuật phóng đại, đối lập, chơi chữ của những bài ca dao hài hước châm biếm.
B. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: Đọc ST ĐS, SGK, SGV, thiết kế bài giảng, chuẩn bị giáo án
2. Học sinh: Đọc kĩ SGK ở nhà, soạn bài, sưu tầm ca dao châm biếm hài hước.
C. Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức theo phương pháp trao đổi thảo luận theo nhóm, đọc sáng tạo, gợi tìm.
D. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày cảm nhận của bản thân về tâm hồn người dân lao động qua những bài ca dao yêu thương tình nghĩa (đằm thắm, ân tình, tế nhị nhưng cùng rất mãnh liệt trong tình yêu, ý thức về cuộc đời và số phận của mình…).
3. GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Nội dung cảm xúc và chủ đề của ca dao rất đa dạng. Ngoài ca dao yêu thưong tình nghĩa, than thân, còn có không ít nhứng bài ca hài hước châm biếm nhẹ nhàng thể hiện tập trung các nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian, tạo ta tiếng cười giải trí và phê phán thói hư tật xấu của những đáng cười trong xã hội.
Hoạt động GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Hướng dẫn học sinh đọc.
Bài 1: giọng vui tươi, dí dỏm, âm hưởng đùa cợt dưới hình thức đối đáp.
Bài 2,3,4: Giọng vui tươi dí dỏm, chế giễu, nhấn mạnh một số từ…
GV: Cả 4 bài đều thuộc ca dao hài hước nhưng tiếng cười lại khác nhau. Vậy có thể chia làm mấy nhóm (Dựa vào sắc thái nội dung).
GV: Em hiểu thế nào là ca dao tự trào? về hình thức kết cấu bài ca dao này có gì đặc biệt? Tiếng cười trong bài ca dao được bật ra nhờ bịên pháp nghệ thuật nào?
HS: Tìm trả lời?
Qua những chuyện bịa đó ta nhận thấy điều gì thật?
GV: Cô gái đã thách cưới những gì? Vì sao cô lại thách cưới như vậy? Tại sao cô lại thách cưới với số lượng nhiều? Qua đó thể hiện điều gi? Em có nhận xét gì về cô gái?
Học sinh đọc bài 2, 3.
GV: Về hình thức kết cấu hai bài ca dao này có gì khác so với bài 1? Cả hai bài ca dao đều sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nhằm chế giễu loại người nào trong xã hội PKVN? Thái độ, giọng điệu của người vợ ở đây ra sao?
GV: Bài ca dao nhằm chế giễu loại người nào trong xã hội? Thái độ của nhân dân đối với loại người này như thế nào? Cách nói “Chồng yêu chồng bảo…” có ý nghĩa gi?
GV: Qua tiếng cười em có nhận xét gì về tâm hồn người lao động bình dân? Nghệ thuật chủ yếu để gây cười là gì?
I. Tìm hiểu chung:
- Học sinh đọc 4 bài ca dao.
- Chia làm hai nhóm:
+ Bài 1: ca dao tự trào.
+ Bài 2,3,4: Cao dao hài hước châm biếm.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Bài 1:
- Ca dao tự trào à tự cười bản thân.
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật trào lộng gây cười:
Chàng trai dẫn cưới.
Bằng lối khoa trương, phóng đại, lối nói giảm, lối đối lập (voi à trâu à bò à chuột).
Cách lập luận, lý lẽ mang tính giả tưởng, hài hước (dẫn voi à quốc cấm, dẫn trâu à máu lạnh, dẫn bò à co gân, cuối cùng chàng dẫn chuột).
ị tiếng cười bật lên càng về sau càng sảng khoái, vì sự thật anh chàng nông dân làm gì có voi, trâu, bò mà dẫn cưới. Nhưng anh lại nói như có đầy đủ mọi thứ mà chỉ vì sợ này sợ nọ nên đành không dẫn những thứ đó. Song cũng làm gì có dẫn cưới bằng chuột dù chuột có béo có to đến đâu cũng không đủ thịt để mời dân mời làng cũng lại là chuyện bịa.
- Cái thật:
+ Là tình cảm của chàng trai đối với cô gái.
+ Là cuộc sống nghèo khổ và tâm hồn vui vẻ, phóng khoáng của anh.
Cô gái thách cưới:
Trước lễ dẫn cưới của chàng trai, cô gái không ngạc nhiên mà khen sang và không có ý phá ngang nhưng vẫn nói lời thách cưới:
+ Thách cưới: Một nhà khoai lang à có lẽ vì cô biết rõ nhà chàng trai nghèo. Nhưng số lượng cô thách không ít mà “một nhà” à tạo ra tiếng cười, thể hiện mong ước mùa màng bội thu ở nông thôn xưa.
Cô giải thích việc mình thách cưới với số lượng nhiều vì: củ to à mời làng, củ nhỏ à họ hàng ăn chơi, củ mẻ à để trẻ ăn, cu rím, củ hà à nuôi suc vật ị cô gái là con người đảm đang, tháo vát, có tình cảm đậm đà với họ hàng, làng xóm, gia đình và cuộc sống thuận hoà trong nhà ngoài xóm.
2. Bài 2,3:
- Kết cấu: Cả hai bài đều là người vợ nói về chồng mình mang tính độc thoại, đơn thoại.
- Nghệ thuật:
+ Cả hai bài đều có chung mô tip mở đầu.
+ Đều sử dụng hình thức đối lập giữa hai dòng à nhằm chế giễu những ông chồng – người đàn ông yêu quý của mình: lẽ ra cái sức trai khoẻ mạnh – cái trụ cột gia đình ấy phải “Xuống đông tĩnh lên đoài đoài yên” hay “Phú Xuân đã trải Đồng Nai đã từng”… thì ở đây họ lại “khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng” và “Ngồi bếp sờ đuôi con mèo”. Với biện pháp phóng đại cường điệu, đối lập nhằm chế giễu loại đàn ông yếu đuối, ươn hèn không đáng mặt đàn ông à dân gian nhằm phê phán nhắc nhở nhau tránh những thói hư tật xấu mà người đàn ông thường mắc phải.
* Bài 3
Sự đối lập giữa “chồng người” và “chồng em “ ị chế giễu anh chồng lười biếng chỉ quanh quẩn nơi xó bếp, một người vô tích sự:
“ăn no rồi lại nằm khoèo,
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem”
3. Bài 4:
- Chê cười loại đàn bà - người vợ đỏng đảnh vô duyên, đoảng vị.
- Nghệ thuật:
+ Cường điệu, phóng đại, so sánh, trùng lặp nhằm gây cười ị thể hiện mua vui, giải trí; châm biếm nhẹ nhàng loại đàn bà vô duyên, đoảng vị, bẩn thỉu, luộm thuộm à cái nhìn nhân hậu, sự nhắc nhở nhẹ nhàng, cảm thông.
+ Cách nói “Chồng yêu, chồng bảo…” à yêu nên tốt, ghét nên xấu, yêu thì chín bỏ làm mười ị lời châm biếm nhẹ nhàng, kín đáo, mong người vợ của mình cần thay đổi cách sống.
III. Tổng Kết – Luyện Tập:
Nghệ thuật cường điệu phóng đại, tương phản đối lập, tưởng tưởng, khắc hoạ nhân vật bằng những nét điển hình khái quát ị tạo ra tiếng cười hóm hỉnh, thông minh, có tác dụng giải trí, tự trào, châm biếm. Qua đó ta thấy tâm hồn lạc quan yêu đời và nhân sinh lành mạnh của người lao động bình dân.
Học sinh đọc và nắm phần ghi nhớ SGK.
Sưu tầm những bài ca dao hài hước khác.
Chuẩn bị bài tiếp theo
File đính kèm:
- Tiet 29 Ca dao hai huoc cham biem.doc