A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Hệ thống hóa kiến thứcvề văn học DG đã học: đặc trưng , các thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của thể loại ca dao.
- Biết vận dụng đặc trưng các thể loại để phân tích các tác phẩm cụ thể.
- Bồi dưỡng tình cảm trân trọng, tự hào về VHDG Việt Nam.
B. PHƯƠNG PHÁP: Ôn tập theo cách trả lời các câu hỏi ôn tập, hệ thống hóa và làm bài tập vận dụng
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vấn đáp.
- Kiểm tra sự chuẩn bị các câu hỏi ôn tập, các bảng biểu hệ thống .
3. Lời vào bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 32- Ôn tâp văn học dân gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32: ôn tâp văn học dân gian
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Hệ thống hóa kiến thứcvề văn học DG đã học: đặc trưng , các thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của thể loại ca dao.
- Biết vận dụng đặc trưng các thể loại để phân tích các tác phẩm cụ thể.
- Bồi dưỡng tình cảm trân trọng, tự hào về VHDG Việt Nam.
B. Phương pháp: Ôn tập theo cách trả lời các câu hỏi ôn tập, hệ thống hóa và làm bài tập vận dụng
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vấn đáp.
- Kiểm tra sự chuẩn bị các câu hỏi ôn tập, các bảng biểu hệ thống .
3. Lời vào bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1:
- Nêu định nghĩa và đặc trưng cơ bản của văn học dân gian?
HS trả lời
I/ Câu 1:
1/ Định nghĩa:
2/ Đặc trưng:
- Tác phẩm nghệ thuật truyền miệng.
- Sáng tạo tập thể.
- Gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
HĐ2:HD củng cố kiến thức về các thể loại và đặc trưng thể loại.
- Hoạt động nhóm: các nhóm lập bảng tổng hợp theo mẫu và cử đại diện trình bày, cả lớp bổ sung, GVchốt lại.
- Nhóm 1: bảng tổng hợp thể loại.
- Nhóm 2: đặc trưng sử thi.
- Nhóm 3: truyền thuyết.
- Nhóm 4: cổ tích.
- Nhóm 5: truyện cười.
- Nhóm 6: ca dao.
II/Câu 2:
1/ Các thể loại( phân loại theo nhóm)
a) Truyện dân gian: thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ
b Câu nói dân gian: tục ngữ,câu đố.
c) Thơ ca dân gian: ca dao , vè.
d. Sân khấu dân gian: chèo, tuồng..
2/ Đặc trưng thể loại:
a/ Sử thi: Có qui mô lớn, nhân vật anh hùng đại diện cho cộng đồng. Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu, nghệ thuật so sánh, phóng đại.
b/ Truyền thuyết: kể về các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử. Kết hợp yếu tố lịch sử với tưởng tượng, phản ánh quan điểm, tình cảm, thái độ của nhân dân về các sự kiện và nhân vật lịch sử.
c/ Cổ tích thần kỳ: có sự tham gia của yếu tố thần kỳ. Nội dung phản ánh những mâu thuẩn trong gia đình và xã hội được thể hiện dưới dạng đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, tốt và xấu. Kết thúc có hậu.
d/ Truyện cười:
- Nội dung: khai thác những mâu thuẩn trái tự nhiên để gây cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán.
- Nghệ thuật : ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, mâu thuẩn phát triển nhanh, kết thúc bất ngờ .
e/ Ca dao: sáng tác trữ tình, nội dung( than thân, yêu thương, hài hước). Nghệ thuật: ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh ẩn dụ, cấu trúc bằng nhiều mô típ, công thức mang đậm sắc thái dân gian.
HĐ3: Lập bảng tổng hợp so sánh các thể loại theo mẫu
- GV nhận xét, bổ sung, đưa ra bảng chuẩn.
HS trình bày bảng tổng hợp đã chuẩn bị trước nhà
III/ Câu 3: lập bảng tổng hợp so sánh các thể loại truyện dân gian đã học theo biểu mẫu.
HĐ4: ôn kiến thức về ca dao
- Nội dung chính của ca dao?
- Những biện pháp NT đặc trưng của ca dao?
GVchốt lại bằng bảng hệ thống.
HS trình bày theo 3 chủ đề
- Ca dao than thân.
- Ca dao tình nghĩa.
- Ca dao hài hước.
IV/ Câu 4: Ôn nội dung và nghệ thuật của ca dao bằng bảng hệ thống.
HĐ5: HD luyện tập
1/ HS đọc phát hiện và phân tích.
2/HS lập bảng và ghi nội dung theo mẫu.
3/ HS phân tích, chứng minh.
Bài 4, 5, 6: làm ở nhà.
V/ Luyện tập:
Bài tập 1:
- Tưởng tượng phóng khoáng, bay bổng
- So sánh, phóng đại, trùng điệp.
- Hiệu quả: tôn vinh, tô đậm vẻ đẹp hùng tráng, kì vĩ của người anh hùng sử thi trong khung cảnh hoành tráng.
Bài tập 2: bảng hệ thống.
Bài tập 3: Nhân vật Tấm từ yếu đuối thụ động đến mạnh mẽ quyết liệt.
Bài tập 4, 5, 6:
4. Củng cố:
5. Dặn dò: Trả bài viết số 2
File đính kèm:
- tiet 32 on tap.doc