A. Mục tiêu cần đạt
- Nắm được yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng việt trong giao tiếp, nguyên nhân mắc các lỗi thường gặp, sửa lỗi
- Rèn luyện kĩ năng sửa lỗi
- Giáo dục Hs có ý thức sử dụng tiếng việt đúng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
B. Chuẩn bị của thầy và trò
- SGK. vở soạn
- SGK, vở ghi
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. bài mới
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 34+35- Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt; thực hành sửa lỗi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: ..............
Bám sát tiết 34+35
Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt; thực hành sửa lỗi
Mục tiêu cần đạt
Nắm được yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng việt trong giao tiếp, nguyên nhân mắc các lỗi thường gặp, sửa lỗi
Rèn luyện kĩ năng sửa lỗi
Giáo dục Hs có ý thức sử dụng tiếng việt đúng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
Chuẩn bị của thầy và trò
- SGK. vở soạn
- SGK, vở ghi
Tiến trình dạy học
ổn định
Kiểm tra bài cũ
bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1
Khi sử dụng tiếng việt chúng ta cần phải chú ý đến những yêu cầu naò?
( về phát âm, nghĩa, cấu tạo ngữ pháp)
Hãy lấy ví dụ và sửa lỗi cho đúng?
Khi giao tiếp trong tình huống nhất định ta cần phải đảm bảo yêu cầu gì?
( nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh, mục đích)
Hoạt động 2
Trong quá trình sử dụng tiếng việt bản thân em thường mắc lỗi gi?
( về chính tả, dùng từ, đặt câu)
Hãy lấy vd em đã mắc phải và cho biết cách sửa chữa của em?
Trong những đoạn văn sau em thấy người viết đã mắc lỗi gi?
cho cách chữa?
Hãy cho vd về các lỗi hình thức?
cho cách chữa?
I Những yêu cầu chung khi sử dụng tiếng việt
1. Lời nói phải đúng với qui tắc ngôn ngữ
- sử dụng từ đúng ngữ âm, đúng chính tả -> để người đọc người nghe hiểu đúng ý nghĩa muốn truyền đạt
VD: đi mua chanh và đi mua tranh
- Sử dụng từ đúng ngữ pháp và ngữ nghĩa. Muốn vậy phải chú ý quan hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp khi kết hợp từ với nhau
+ Kêt hợp từ phải đúng quan hệ ngữ nghĩa
VD: nghe nói phong phanh -> Không đúng quan hệ ngữ nghĩa
+ Kết hợp phải đúng về quan hệ ngữ pháp
. Qui tắc được mọi người chấp nhận
VD: chó mực, ngựa ô -> Đúng
chó ô, ngựa mực -> sai
. Theo các quan hệ từ
VD: nói anh và nói với anh -> nghĩa khác nhau
. Quan hệ ngữ pháp của từ trong tiếng việt được thể hiện ở việc sắp xếp trật tự từ
VD: bàn ba và ba bàn -> ý nghĩa thay đổi
- Đặt câu đúng ngữ pháp( phải nắm được kiểu câu tiếng việt)
- Viết đoạn văn và văn bản phải mạch lạc, có sự thống nhất về đề tài, chủ đề và phù hợp với các đặc điểm của tình huống giao tiếp
2. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp
a. Nhân vật giao tiếp
Xác định rõ nhân vật giao tiếp là ai? Họ có ảnh hưởng như thế nào tới mục đích giao tiếp-> lựa chọn cách diễn đạt sao cho phù hợp
b. Hoàn cảnh giao tiếp
Nói viết trong hoàn cảnh nào? Hàon cảnh ấy có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung, hình thức giao tiếpnhư thế nào?
c. Mục đích giao tiếp
Nói viết để làm gì?nhằm mục đích gì?
II. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng việt- những cách chữa cơ bản
Lỗi chính tả
Do không nắm chắc qui tắc sử dụng chữ viêt tiếng việt
Do ảnh hưởng của phát âm không chính xác
Do viết hoa không đúng qui tắc
2 Lỗi dùng từ
- Dùng sai về hình thức
- Dùng sai về kết hợp ngữ nghĩa
- Dùng sai về quan hệ ngữ pháp
- Dùng thừa từ, lặp từ
- Dùng từ sáo rỗng
- Dùng từ không đúng với phong cách văn bản, sai ý nghĩa biểu thái
3. Lỗi đặt câu
- Lỗi cấu tạo ngữ pháp
+ Thiếu thành phần câu, vế câu
VD: qua tác phẩm tắt đèn đã cho chúng ta thấy cuộc sống của người nông dân trong chế độ cũ
- > thiếu thành phần chủ ngữ
+ Thiếu vị ngữ
VD: tình cảm của chúng tôi dành cho thầy, người thầy đã cho chúng tôi những bài học đầu tiên về cuộc sống
-> bổ sung: luôn theo chúng tôi trong những năm tháng chiến tranh ác liệt
+Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
VD: để có cơ hội nhận được việc làm như ý trong tương lai, ngay từ bây giờ , khi còn ngồi trên ghế nhà trường
-> Bổ sung: để có cơ hội nhận được việc làm như ý trong tương lai, ngaytừ bây giờ , khi còn ngồi trên ghế nhà trường,ch úng ta phải h ọc t ập th ật t ốt
+Lỗi thiếu vế câu ghép
VD: Thời tiết ngày mai, nếu trời có mưa, có gió. Mà chắc sẽ là mưa, gió to vì đài đã báo rồi
-> sửa: Thời tiết ngày mai, nếu trời có mưa, có gió, mà chắc sẽ là mưa, gió to vì đài đã báo rồi, chúng ta vẫn phải thực hiện kế hoạch đã đặt ra
- Lỗi sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu
VD: Chunga tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục về bảo vệ thiên nhiên và môi trường trong nhà trường.
-> Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường về bảo vệ thiên nhiên và môi trường
- Lỗi sử dụng sai dấu câu
VD: Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi không giải được bài toán đó?
-> Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tôi không giải được bài toán đó.
b. Lỗi về nghĩa
VD: Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể.
-> Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể.
4. Lỗi đoạn văn
a. Lỗi nội dung
- Lạc ý
vd: (1) Trong ca dao việt nam, những bài về tình yêu nam nữlà những bài nhiều hơn tất cả. (2) Họ yêu gia dình, yêu cái tổ ấm cùng nhauchung sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. (3) Họ yêu người làng, người nước yêutừ cảnh ruộng đồngđến công việc trong xóm, người làng. (4) Tình yêu đó nồng nhiệt và sâu sắc.
-> (1) câu chủ đề nói về tình yêu, (2),(3),(4) không nói về tình yêu nam nữ-> lạc ý
- Thiếu ý
VD: Cư dân văn lang rất yêu ca hát, nhảy múa. Họ hát trong những đêm trăng hoặc ngày hội. họ còn hát trong lúc trong thuyền, săn bắn. Những nhạc cụ đệm cho những điệu hát thường là trống đồng, khèn sáo cồng...
-> các câu 2, 3, 4 mới đề cập ý 1 câu 1 chưa đề cập ý 2
- Lỗi lặp ý
- Lỗi loãng ý
- Lỗi mâu thuẫn ý
b. Lỗi hình thức
- Lỗi thiếu hoắc dùng sai phương tiện liên kết hình thức
- Lỗi tách đoạn
Củng cố dặn dò
Hệ thống lại kiến thức
Về nhà học và ôn tập kĩ những kiến thức cơ bản chuẩn bị cho năm học tiép theo
File đính kèm:
- Nhung loi thuong gap trong su dung tieng viet.doc