Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 4: khái quát văn học dân gian Việt Nam

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 - Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của VHDG(trọng tâm của bài học).

- Hiểu được những giá trị to lớn của VHDG. Đây là cơ sở để HS có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó học tập tốt hơn phần VH DG.

- Định nghĩa và phân biệt sơ bộ các thể loại của VHDG.

B. PHƯƠNG PHÁP:

- GV tổ chức gìơ dạy học theo phương pháp quy nạp. Từ những dẫn chứng cụ thể nêu vấn đề để HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy cho biết các thời kì phát triển của VH viết VN ? Hãy tìm những tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho từng thời kì ?

- Hãy chứng tỏ rằng: VHVN đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng ?

3. Lời vào bài mới:

 Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng cảm xúc về đất nước: “ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi . . . đất nước của ca dao thần thoại”. Những cảm xúc sâu lắng ấy trong thời kì chống Mỹ có phần bắt nguồn từ VHDG - Ngọn nguồn bất tận cho thơ ca nhạc họa.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 4: khái quát văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4: khái quát văn học dân gian việt nam A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của VHDG(trọng tâm của bài học). - Hiểu được những giá trị to lớn của VHDG. Đây là cơ sở để HS có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó học tập tốt hơn phần VH DG. - Định nghĩa và phân biệt sơ bộ các thể loại của VHDG. B. Phương pháp: - GV tổ chức gìơ dạy học theo phương pháp quy nạp. Từ những dẫn chứng cụ thể nêu vấn đề để HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi. C. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy cho biết các thời kì phát triển của VH viết VN ? Hãy tìm những tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho từng thời kì ? - Hãy chứng tỏ rằng: VHVN đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng ? 3. Lời vào bài mới: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng cảm xúc về đất nước: “ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi . . . đất nước của ca dao thần thoại”. Những cảm xúc sâu lắng ấy trong thời kì chống Mỹ có phần bắt nguồn từ VHDG - Ngọn nguồn bất tận cho thơ ca nhạc họa. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt 1. GV chọn ví dụ: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn ...” (Hồ Xuân Hương) - Thân em như tấm lụa đào. Nhận xét sự khác nhau giữa 2 tác phẩm? 2. Em hiểu thế nào là truyền miệng? 3. Thế nào là tính tập thể ? 4. Em hiểu trong đời sống cộng đồng gồm những sinh hoạt chủ yếu nào mà VHDG đã phục vụ ? 5. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu phần hệ thống thể loại của VHDG ? 6. HD tìm hiểu những giá trị của VHDG. GV chọn 1 số ví dụ để dẫn dắt: - Nhất nước, nhì phân, tam cần ... - Đi một ngày đàng .. - Ăn quả nhớ kẻ trồng cấy. - Trong đàm gì đẹp bằng sen ... - Hoa cúc vàng ... 1. Bài thơ BTN thuộc VH viết tác giả là Hồ Xuân Hương - Bài ca dao thuộc VHDG vì không xác định được tác giả lưu truyền trong dân gian. 2. Sáng tác và lưu truyền bằng lời nói hoặc trình diễn qua không gian và thời gian. 3. Là sản phẩm sáng tạo của nhiều người không thể biết ai là tác giả hoặc tác giả đầu tiên. Mọi người đều tham gia sáng tác, bổ sung hoàn thiện, ghi nhớ và lưư truyền như tài sản chung. 4.- Đời sống LĐ - Đời sống GĐ - Lễ hội. -Vui chơi giải trí Ví dụ: hát ru em, hát đồng giao, hò chèo thuyền, hhát đối đáp ... HS tự tìm ví dụ cho từng thể loại I. Khái niệm văn học dân gian: VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể người dân sáng tạo, lưu truyền bằng miệng nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. II. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian; 1. Tính truyền miệng. 2. Tính tập thể. 3. Tính thực hành. III. Hệ thống thể loại của VHDG: 1. Thần thoại 2. Sử thi 3. Truyền thuyết 4. Truyện cổ tích 5. Truyện ngụ ngôn 6. Truyện cười 7. Tục ngữ 8. Câu đố 9. Ca dao 10. Vè 11. Truyện thơ 12. Chèo IV. Những giá trị cơ bản của VHDG: 1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. - Về tự nhiên. - Về XH. - Về con người . 2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người. - Tinh thần nhân đạo: tôn vinh giá trị con người, yêu thương con người, đấu tranh giải phóng con người khỏi bất công, cường quyền đòi bạo lực. - Hình thành những phẩm chất truyền thống tốt đẹp: tinh thần yêu nước, yêu thương con người, vị tha, chung thủy, nghĩa tình ... 3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền VH dân tộc: - Nhiều tác phẩm trở thành mẫu mực nghệ thuật độc đáo để người đời sau học tập yêu quý. - VHDG là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của VH viết, phát triển song song cùng VH viết làm cho nền VHVN trở nên phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. V. Tổng kết bài học:(Ghi nhớ SGK) 4. Củng cố: 5. Dặn dò: Tiếng Việt Soạn hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

File đính kèm:

  • docTIET 3 HDONG .doc