Giáo án Tiết 10 Tiếng Việt: VĂN BẢN(tiếp)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức:

+ Củng cố kiến thức về khái niệm và đặc điểm của văn bản, phân loại văn bản.

 + Rèn luyện các kỹ năng phân tích văn bản, liên kết văn bản, hoàn chỉnh văn bản

 Kĩ năng: nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.

 Giáo dục bảo vệ môi trường.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo.

 Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo.

C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

 Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Văn bản là gì?

 - Nêu các loại văn bản?

 3. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 10 Tiếng Việt: VĂN BẢN(tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 Tiết 10: Tiếng Việt: VĂN BẢN(tt) —&– A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: + Củng cố kiến thức về khái niệm và đặc điểm của văn bản, phân loại văn bản. + Rèn luyện các kỹ năng phân tích văn bản, liên kết văn bản, hoàn chỉnh văn bản… Kĩ năng: nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp. Giáo dục bảo vệ môi trường. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Văn bản là gì? - Nêu các loại văn bản? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Bài tập 1, trang 37, sgk GV: Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn? HS: Thảo luận nhóm, lên bảng trình bày sản phẩm. GV: Sữa, cho điểm. GV: Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn (từ ý khái quát đến ý cụ thể qua cấp độ)? HS: Lên bảng trình bày cá nhân GV: Sữa và cho điểm cá nhân GV: Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn? Bài tập 2, trang 38, sgk HS: Đứng tại chỗ trả lời ( có thể sắp xếp theo trình tự: 1,3, 4, 5, 2) GV: Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn? Bài tập 4, trang 38, sgk GV: Xác định các vấn đề chính và viết một lá đơn xin phép nghỉ học? HS: Tất cả hs đều viết một lá đơn xin phép nghỉ học. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tìm hiểu các bài tập: Bài tập 1: a. Tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn được thể hiện ở câu: Câu mở đoạn (câu chủ đề, câu chốt): Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. b. sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn: - Các câu khai triển: + Câu 1: Vai trò của môi trường đối với cơ thể. + Câu 2: Lập luận và so sánh. + Câu 3: Dẫn chứng thực tế. + Câu 4: Dẫn chứng thực tế. - Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát. Các câu khai triển tập trung hướng về câu chủ đề, cụ thể hoá ý nghĩa cho câu chủ đề. c. Có thể đặt nhan đề cho đoạn văn là: - Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường. - Môi trường và sự sống. Bài tập 2: - Sắp xếp thành một văn bản hoàn chỉnh: Phần 1 - phần 3 - phần 5- phần 2- phần 4. - Đặt nhan đề: Bài thơ Việt Bắc. Bài tập 4: Xác định những vấn đề: - Đơn gửi cho thầy, cô. Người viết là học trò. - Mục đích: Xin phép nghỉ học. - Nội dung: Nêu rõ họ, tên, lí do xin nghỉ, thời gian nghỉ và hứa thực hiện chép bài, làm bài đầy đủ khi đi học. 2. Ghi nhớ: sgk II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Tìm hiểu thêm các văn bản để nhận diện các văn bản theo phong cách biểu đạt. 4. CỦNG CỐ: Nhắc lại khái niệm văn bản và các thể loại văn bản. 5. DẶN DÒ: Soạn bài: An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ. E. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 11, 12: Đọc văn: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY ( Truyền thuyết ) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: + Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể. + Nhận thức được bài học kinh nghiệm giữ nước ẩn sau câu chuyện tình yêu, có tinh thần cảnh giác, biết giữ gìn hạnh phúc tình yêu. + Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết. + Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, cá nhân với cộng đồng. + Sự kết hợp hài hòa giữa “cốt lõi lịch sử” với tưởng tượng, hư cấu. Kĩ năng: Đọc (kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian. Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hình tượng Đăm Săn trong trận chiến đấu với Mtao Mxây? - Đăm Săn trong buổi tiệc ăn mừng chiến thắng? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HS đọc tiểu dẫn. Nêu những nội dung chính? GV giới thiệu đôi nét về thành Cổ Loa xưa? (cho hs xem hình ảnh về Cổ Loa Thành). GV: Truyền thuyết này có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn? HS: Trình bày cá nhân. HS đọc văn bản GV: Tóm tắt truyện theo tuyến nhân vật An Vương Dương? HS: Trình bày cá nhân. HS: Em có nhận xét như thế nào về quá trình xây thành của ADV? HS: TLN, 5’. 2 nhóm đại diện lên bảng trình bày sản phẩm. GV: Chỉnh sửa, bổ sung cho hoàn chỉnh. GV: Tóm tắt truyện theo tuyến nhân vật Mị Châu, Trọng Thuỷ? HS: Trình bày cá nhân. GV: Sai lầm đầu tiên của vua AVD là gì? HS: Trình bày cá nhân. GV: Sai lầm của vua Mị Châu là gì? HS: Trình bày cá nhân. GV: Theo em hành động chém đầu con gái Mị Châu của vua An Dương Vương thể hiện tính cách gì của ông? Hình ảnh vua cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa vàng xuống biển thể hiện thái độ gì của tác giả dân gian? HS: Thảo luận nhóm 5’. Lên bảng trình bày sản phẩm. GV: Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả dân gian đối với 2 nhân vật Mị Châu và Trọng Thuỷ? HS: Trình bày cá nhân. GV: Chi tiết ngọc trai – giếng nước mang ý nghĩa gì? HS: Trình bày cá nhân. GV: Truyện mang ý nghĩa gì? HS: Trình bày cá nhân. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Đặc trưng của truyền thuyết: (sgk, tr 39) 2. Xuất xứ tác phẩm: Trích từ “Truyện Rùa Vàng” trong tác phẩm “Lĩnh Nam chích quái” (Những câu chuyện ma quái ở phương Nam ra đời cuối TK XV). 3. Bố cục: - Đ1: Từ đầu đến “bèn xin hoà” : ADV xây thành chế nỏ bảo vệ vững chắc đất nước. - Đ2: Từ “không bao lâu…xuống biển”: Bi kịch nước mất nhà tan. - Đ3: Còn lại: Thái độ của tác giả dân gian đối với MC, TT. II. Đọc - hiểu: 1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ và bảo vệ đất nước: - Xây thành: + Thành đắp tới đâu sạt lở tới đó. + Lập bàn thờ cầu đảo bách thần. + Nhờ Rùa Vàng giúp, nhà vua xây thành nửa tháng thì xong. à An Dương Vương kiên trì, nhẫn nại, không ngại khó khăn. - Chế nỏ: Băn khoăn, lo lắng hỏi: “ Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”. Sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm lẫy ðCó ý thức trách nhiệm và tinh thần cảnh giác cao. Sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm chống giặc bảo vệ đất nước. 2. Bi kịch nước mất nhà tan: - Vua An DươngVương vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ. - Mị Châu lén cha cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần. - Triệu Đà cất quân sang xâm lược, - An Dương Vương vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ. ð An Dương Vương chủ quan, khinh địch, mất cảnh giác, ỷ lại vào vũ khí. Đó là bài học đắt giá về bi kịch nước mất nhà tan. 3. Thái độ của tác giả dân gian: - An Dương Vương: + Chém Mị Châu à Đặt cái chung lên trên cái riêng. + Cầm sừng tê bảy tấc, rồi theo Ruà Vàng xuống biển à Người anh hùng dựng nước là bất tử. - Mị Châu: + Rùa Vàng nói “Giặc ở sau lưng nhà Vua đó!” à Nghiêm khắc phê phán kẻ có tội. + Máu thành ngọc trai, xác thành ngọc thạch àLòng bao dung, độ lượng của nhân dân, an ủi cho lòng trong trắng, ngây thơ của Mị Châu (bị lừa dối. vô tình phạm tội). - Trọng Thuỷ: + Cái chết của Trọng Thuỷ: hắn là giặc ngoại xâm, là kẻ phụ tình à Phải bị đền tội. + Chi tiết ngọc trai giếng nước: Hoá giải oan tình cho Mị Châu; Tha thứ cho Trọng Thuỷ vì hắn bị cha lợi dụng. ð Vẻ đẹp hoàn mỹ, thể hiện sự bao dung, nhân hậu của nhân dân ta. 4. Nghệ thuật: - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa “cốt lõi lịch sử” và hư cấu nghệ thuật. - Kết hợp chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao (ngọc trai – giếng nước). - Xây dựng được những nhân vật truyền thuyết tiêu biểu. 5. Ý nghĩa văn bản: - Giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc. - Nêu lên bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Chỉ ra những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết và phân tích ý nghĩa của chúng. - Quan điểm của anh (chị) về ý kiến cho rằng truyền thuyết này là tiếng nói ngợi ca tình yêu chung thủy và phản kháng chiến tranh. 4.Củng cố: GV nhấn mạnh lại những ý chính trong bài (gọi HS phát biểu). 5. Dặn dò: - Làm BT SGK 43 bài 1,2,3. - Tóm tắt truyện để chuẩn bị cho bài : Lập dàn ý bài văn tự sự. E. RÚT KINH NGHIỆM: Tổ trưởng ký duyệt Ngày …...tháng …... năm 2011 TT: Đỗ Thanh Hồng

File đính kèm:

  • docTU_N 4.doc
Giáo án liên quan