A. Mục tiêu bài học
Qua giờ giảng, giúp học sinh nắm được một cách khái quát những chi thức cốt lõi về cội nguồn, quan hệ họ hàng của tiếng Việt và quan hệ tiếp xúc giữa tiếng Việt với số ngôn ngữ khác trong tiếng Việt
Nhận thức rõ quá trình phát triển của tiếng việt gắn bó với lịch sử phát triển của dân tộc, của đất nước.
Ghi nhớ lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “tiếng nói là thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Thiết kế bài giảng
- giới thiệu giáo án 10
- Để học tốt Ngữ văn 10
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ giảng theo phương pháp kết hợp giữa đọc – hiểu, đàm thoại – phát vấn và thuyết trình.
D. Tiến trình giờ giảng
1. ổn định
2. KTBC
3. GTBM
4. Hoạt động dạy – học
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 66 Tiếng việt- Khái quát lịch sử tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 66. Tiếng Việt
khái quát lịch sử tiếng việt
Ngày soạn: 25.02.07
Ngày giảng:
Lớp giảng: 10D
Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
Qua giờ giảng, giúp học sinh nắm được một cách khái quát những chi thức cốt lõi về cội nguồn, quan hệ họ hàng của tiếng Việt và quan hệ tiếp xúc giữa tiếng Việt với số ngôn ngữ khác trong tiếng Việt
Nhận thức rõ quá trình phát triển của tiếng việt gắn bó với lịch sử phát triển của dân tộc, của đất nước.
Ghi nhớ lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: “tiếng nói là thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
- Thiết kế bài giảng
- giới thiệu giáo án 10
- Để học tốt Ngữ văn 10
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ giảng theo phương pháp kết hợp giữa đọc – hiểu, đàm thoại – phát vấn và thuyết trình.
D. Tiến trình giờ giảng
1. ổn định
2. KTBC
3. GTBM
4. Hoạt động dạy – học
Hoạt động của thày và trò
Yêu cầu cần đạt
GV: em hiểu tiếng việt là gì?
HS: Tiếng việt là tiếng nói của dân tộc việt, là ngôn ngữ dùng chính thức trong các lĩnh vực hành chính, giáo dục….
GV: qua sự chuẩn bị bài, em có nhận xét gì về lịch sử phát triển của tiếng việt?
HS: Tiếng việt có lịch sử phát triển lâu đời. Qua 5 thời kì:
+ Thời kì dựng nước
+ Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
+ Thời kì độc lập tự chủ
+ Thời kì Pháp thuộc
+ Sau CM tháng Tám ă nay
GV: Hãy cho biết nguồn gốc của TV?
HS trả lời GV ghi bảng:
GV: “Bản địa”: đó không phải là thứ tiếng du nhập, tính bản địa của ngôn ngữ gắn với tính bản địa dân tộc (xuất hiện cùng lúc với dân tộc) – Bản địa gốc của TV là lưu vực sông Hồng và sông Mã
Có những ngôn ngữ của những quốc gia được hình thành không phải có nguồn gốc bản địa mà do sự du nhập từ nước khác: Mĩ, úc, braxin…
GV: Dựa vào SGK, em hãy cho biết nguồn gốc họ hàng của TV?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: Họ ngôn ngữ Nam á được phân chia thành một số dòng, trong đó có dòng Môn – Khme phân bố ở vùng cao nguyên Nam Đông Dương và 1 phần ở Bắc Đông Dương. thuộc miền núi phía Bắc, dọc Trường Sơn, Tây Nguyên.
Dòng Môn – Khme tách ra TV – Mường
GV: Lịch sử của mỗi dân tộc bao giờ cũng gắn liền với những biến cố có liên quan đến các cộng đồng lân bang, chính vì vậy lãnh thổ quốc gia không trùng khít với lãnh thổ ngôn ngữ, có quan hệ với ngôn ngữ khác.
GV: Theo em TV có quan hệ họ hàng với ngôn ngữ nào?
HS: TV quan hệ họ hàng với tiếng Mường..
GV: Lấy ví dụ: Tay (Việt)ăThay (Mường)ă Day (Khme)ă Tai (Môn).
GV: trong thời kì này, TV có những đặc điểm gì lưu ý?
HS: Có sự giao hoà với nhiều ngôn ngữ khác.
GV: Hãy nêu khái quát hoàn cảnh lịch sử của đất nước thời kì này?HS: Phong kiến phương Bắc xâm lươc. Lịch sử, xã hội nước ta có nhiều thay đổi…
GV: Trong thời kì này, sự phát triển của lịch sử TV có điểm gì lưu ý?
HS: tiếp xúc với tiếng Hán
GV: để tồn tại được trước âm mưu đồng hoá của kẻ thù, thì TV đã đấu tranh và phát triển như thế nào?
HS: Việt hoá ngôn ngữ Hán
GV: Tâm, tài, đức, gia đình, hạnh phúc..
GV: Nhàn cư vi bất thiện ărỗi rãi làm điều bậy
GV:
- Hán: Bồi hồi (đi đi lại lại)
- Việt: Bồi hồi (bồn chồn, xúc động)
GV: Nhiệt náo (Hán) ănáo nhiệt (Việt)
GV: em có nhận xét gì về sự tồn tại và phát triển của TV trong giai đoạn này?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: hãy nêu hoàn cảnh đất nước thời kì này?
HS: Bắt đầu từ thế kỉ XI, nho học đươc đề cao và dần giữ vị trí độc tôn, việc học ngôn ngữ, đặc biệt là văn tự Hán được chủ động đẩy mạnhănền văn chương chữ Hán mang sắc thái VN hình thành và phát triển.
GV: TV trong thời kì này có đặc sắc gì?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: sự ra đời chữ Nôm có vai trò gì?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: chữ Nôm ra đời thay thế chữ Hán, nhưng chủ yếu là để sáng tác thơ văn. Còn trong các lĩnh vực khác chữ Hán vẫn giữ 1 vị trí quan trọng.
GV: sự phát triển của TV trong thời kì này có điểm gí khác biệt so với các thời kì trước?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: tuy nhiên chữ Hán vẫn tồn tại khá phổ biến trong sáng tác văn chương
GV: thuyết giảng về sự ra đời của chữ quốc ngữ.
GV: để làm cho ngày càng phong phú kho từ vựng của mình, TV đã tự làm giàu bằng cách nào?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: trong thời kì này TV có vị trí như thế nào?
GV: qua sự phát triển của TV, em có nhận xét khái quát gì?
HS: TV không ngừng phát triển và ngày càng phong phú, giàu có. Trong quá trình phát triển TV không bị đồng hoá mà còn Việt hoá ngông ngữ khác.
GV: chính vì vậy ta cần phải giữ gìn sự trong sáng của TV (hiểu đúng, dùng đúng; chống lạm dụng từ nước ngoài)
GV: Chữ viết của TV có lịch sử phát triển như thế nào?
HS: tóm tắt nội dung SGK
- Theo truyền thuyết và dã sử, người Việt đã có 1 thứ chữ viết trông như “đàn nòng nọc đang bơi”
- Thời Bắc thuộc, chữ Hán du nhập vào nước ta và trở thành chữ viết chính thống trong thời gian dài.
- Dựa vào chữ Hán, người Việt sáng tạo chữ Nôm
- Thế kỉ XVII chữ quốc ngữ ra đời
GV: hãy nêu những ưu điểm và nhược điểm của chữ quốc ngữ?
GV: ví dụ
- Âm /k/: cờ được ghi bằng 3 con chữ: c, k, q2/26/2007
- Âm /ng/: ngờ có 2 cách ghi: ng, ngh
- 1 con chữ có 2 cách phát âm: “giê”
+ gà
+ giết
I. Khái niệm tiếng việt.
II. Lịch sử phát triển của tiếng việt.
1. TV trong thời kì dựng nước
a. Nguồn gốc.
- TV có nguồn gốc bản địa
- TV thuộc họ Nam á
b. Quan hệ họ hàng của TV
- Tiếng việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường và có quan hệ họ hàng tương đối xa với nhóm tiếng Môn – Khme
ăĐặc điểm: Trong thời kì này, với sự giao hoà với nhiều dòng ngôn ngữ trong vùng, TV với cội nguồn Nam á đã sớm tạo dựng được một cơ sở vững chắc để có thể tồn tại và phát triển.
2. TV trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
- TV vẫn phát triển trong mối quan hệ với các ngôn ngữ cùng họ Nam á, đồng thời có sự tiếp xúc với tiếng Hán (sự tiếp xúc này diễn ra lâu và sâu rộng nhất)
- Để tồn tại và phát triển: TV vừa mở rộng vốn từ vựng, vừa Việt hoá ngôn ngữ Hán
+ Về mặt âm đọc, ý nghĩa và phạm vi sử dụng
+ Sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt
+ Chuyển đổi sắc tháitu từ
+ Đổi vị trí các yếu tố
ăTV đã phát triển mạnh mẽ một phần là nhờ những cách thức vay mượn theo hướng Việt hoá ăTV: phong phú.
3. TV dưới thời kì độc lập tự chủ.
- TV ngày càng phong phú, tinh tế và uyển chuyển. Đồng thời dựa vào chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm
- Với sự ra đời của chữ Nôm, TV đã khẳng định được ưu thế của mình: tinh tế, trong sáng, uyển chuyển và phong phú.
4. TV trong thời kì Pháp thuộc
- Tiếng Pháp chiếm vị trí độc tôn
+ Trong TV, bắt đầu xuất hiện 1 số thuật ngữ khoa học vay mượn của tiếng Pháp:
giai cấp, kinh tế, axit….
- Chữ quốc ngữ ra đời và phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của TV
5. TV từ sau CM tháng Tám đến nay
- Xây dựng các thuật ngữ trong TV:
+ Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây
+ Vay mượn thuật ngữ KH – KT qua tiếng Trung Quốc.
+ Đặt thuật ngữ thuần Việt
- Vị trí: TV có 1 vị trí xứng đáng, được coi là một thứ ngôn ngữ quốc gia chính thống, bình đẳng với ngô ngữ khác trên thế giới.
ăĐược coi là tài sản vô giá của quốc gia.
III. Chữ viết tiếng Việt
1. Lịch sử phát triển của TV
2. Chữ quốc ngữ.
- Ưu điểm:
+ Là loại chữ ghi âm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xoa nạn mù chữ, phổ cập văn hoá và nâng cao dân trí
+ Chữ viết dựa vào hệ chữ La - tinhă đơn giản, tiện lợi và khoa học
- Nhược điểm:
+ Chưa hoàn toàn tuân theo nguyên tắc ngữ âm học (đọc sao viết vậy), chưa đảm bảo tỉ lệ 1/1 (tức 1 âm vị chỉ ghi bằng 1 con chữ, hoặc 1 con chữ biểu thị 1 âm vị)
+ Có quá nhiều dấu phụ để ghi thanh điệu và các mũ chữ.
5. Củng cố và dặn dò
File đính kèm:
- tiet 66.doc