Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 67 đọc văn- Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

A.Mục tiêu bài học

 Qua bài giảng, nhằm giúp HS:

 Hiểu, cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ lớn của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu cũng là bài học làm người mà ông để lại cho đời sau.

 Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử của tác giả và cũng hiểu thế nào là "văn sử triết bất phân"

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài giảng

 - Để học tốt

C. Cách thức tiến hành

 GV tổ chức giờ giảng theo phương pháp: đọc hiểu, đàm thoại phát vấn, truyết trình và thảo luận.

D. Tiến trình giờ giảng

 1. ổn định

 2. KTBC

 3. GTBM

 4. Hoạt động dạy học

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 67 đọc văn- Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 67. Đọc văn Hưng đạo đại vương trần quốc tuấn Ngô Sĩ Liên Ngày soạn: 22.1.08 Ngày giảng: Lớp giảng: 10B1, B5 Sĩ số: A.Mục tiêu bài học Qua bài giảng, nhằm giúp HS: Hiểu, cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ lớn của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu cũng là bài học làm người mà ông để lại cho đời sau. Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử của tác giả và cũng hiểu thế nào là "văn sử triết bất phân" B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài giảng - Để học tốt C. Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ giảng theo phương pháp: đọc hiểu, đàm thoại phát vấn, truyết trình và thảo luận. D. Tiến trình giờ giảng 1. ổn định 2. KTBC 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: yêu cầu HS đọc tiểu dẫn trong SGK trình bày những hiểu biết của em về Ngô Sĩ Liên? HS trả lời GV ghi bảng GV: hãy nêu những nét khái quát về cuốn "đại việt sử kí toàn thư"? HS trả lời Gv ghi bảng GV: đọc một đoạn sau đó gọi HS đọc tiếp GV: văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần? HS trả lời GV chốt lại GV: chân dung nhân vật này được hiện lên qua những hành động nào? HS: - qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước - Qua việc đem lời cha dặn hỏi ý kiến 2 người gia nô và 2 con GV: trong lời trình bày kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn với vua, ta cần chú ý tới những chi tiết nào? HS tìm chi tiết GV ghi bảng GV: qua lời trình bày kế sách giữ nước với vua, em thấy Trần Quốc Tuấn là con người như thế nào? HS: là vi tướng giỏi GV: khi trình bày kế sách giữ nước với vua, ông đã dẫn đủ xưa nay, địch, ta để chứng minh cho chủ kiến của mình -> ông hiểu sâu sắc mọi trận đánh, mọi cách đánh, biết rõ địch - ta để đưa ra những kế sách giữ nước tốt nhất hiệu quả nhất. GV: Đây là chi tiết đặc biệt quan trọng bọc lộ rõ phẩm chất, tính cách của Trần Quốc Tuấn, được tác giả kể lại một cách xúc động. Chúng ta đều biết thân phụ của Trần Quốc Tuấn là An sinh vương vốn có hiềm khích với Trần Thái Tông nên lúc mất đã có lời giối giăng mong muốn Trần Quốc Tuấn sẽ vì ông mà "lấy được thiên hạ" (cướp ngôi vua) -> thử thách lớn đối với Trần Quốc Tuấn. Bên cha (hiếu); bên vua (trung), xử lí thế nào cho phải? Đối với việc này, Trần Quốc Tuấn đã xử lí thế nào? HS: ghi lòng GV: qua những sự kiện này em có nhận xét gì về con người Trần Quốc Tuấn? HS: yêu nước GV: qua đoạn trích, em hãy khái quát lại những đặc điểm đáng lưu ý về con người Trần Quốc Tuấn? HS khái quát Gv chốt lại GV: em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật của tác giả? HS đưa ra nhận xét GV ghi bảng GV: yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và tự rút ra tổng kết (nội dung + nghệ thuật) I. Khái quát về tác giả và tác phẩm 1. Tác giả - Chưa rõ năm sinh năm mất. Quê: Chương Mĩ, Hà Tây - Năm 1442: đỗ tiến sĩ -> được cử vào viện Hàn lâm - Đời Lê Thánh Tông: giữ chức Hữu thị Lang bộ lễ -> làm tư nghiệp Quốc Tử Giám (hiệu trưởng) - Là một trong những nhà sử học nổi danh của nước ta dưới thời trung đại 2. Tác phẩm - Cơ sở sáng tác: dựa trên sách "Đại việt sử kí" của Lê Văn Hưu ở thời Trần và "sử kí tục biên" của Phan Phu Tiên ở đầu thời hậu Lê - Nội dung của tác phẩm: + Là bộ chính sử lớn nhất của Việt Nam được Ngô Sĩ Liên biên soạn và hoàn tất năm 1479. + Gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Thái Tổ lên ngôi năm 1428. + Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, vừa có giá trị sử học vừa có giá trị văn học. II. Khái quát văn bản 1. Đọc 2. Bố cục - Văn bản chia làm 3 phần: + Phần I: từ đầu-> giữ nước vậy: lời nói cuối cùng của Trần Quốc Tuấn với vua Trần về kế sách giữ nước + Phần II: tiếp theo -> cho Quốc Tảng vào viếng: Trần Quốc Tuấn với lời trối của cha, trong các câu chuyện với gia nô và 2 con trai. + Phần còn lại: nhắc lại những công tích lớn và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn III. Đọc hiểu văn bản 1. Chân dung nhân vật lịch sử, danh tiếng anh hùng Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. a. Qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước. - Chi tiết: + Nó cậy trường trận ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản chế trường là sự thườgn của binh pháp. + Nếu thấy quân nó keo đến như lửa, như gió thì dễ chế ngự. Nó tiến chậm như cách tằm ăn -> chọn tướng giỏi, xem xét quyền biến, tuỳ thời tạo thế. + Có được đội quan một lòng như cha con thì mới dùng được -> Trần Quốc Tuấn: vị tướng tài ba, có tầm nhìn xa rộng, có quan điểm nhân dân sâu sắc trong công cuộc chống xâm lăng và bảo vệ tổ quốc. Đó là vị tướng toàn tài, yêu nước và tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân. b. Qua sự việc đem lời cha dặn hỏi ý kiến 2 gia nô và 2 con trai. - Trước lời dặn của cha mình, Trần Quốc Tuấn: + Ghi để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải + Nói với gia nô: Dã Tượng, Yết Kiêu. Được họ can ngăn ông cảm phục đến khóc và khen ngợi họ. + Với Hưng Vũ Tương (con trai): vờ hỏi -> con trai trả lời: "dẫu khác họ cũng không nên huống chi là cùng họ" -> Trần Quốc Tuấn ngầm cho là phải. + Với Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, nhận được câu trả lời -> Trần Quốc Tuấn: trái ý, rút gươm kể tội, định giết. - > Trần Quốc Tuấn là 1 vị tướng yêu nước, luôn đặt quyền lợi của quốc gia dân tộc lên trên quyền lợi gia đình; một con người thận trọng, chín chắn trong công việc, mọt con người thẳng thắn, có chủ kiến, quyết đoán trong hành động. => Đoạn trích đã khắc hoạ đậm nét hình ảnh Trần Quốc Tuấn, một nhân cách vĩ đại, sống bất tử trong lòng dân tộc: * Một con người yêu nước, trung nghĩa, toàn tâm, toàn ý lo cho vận mệnh của nước, của dân, bao giờ cũng đặt quyền lợi của quốc gia lên trên hết. * Một bậc anh hùng, 1 vị tướng có tài mưu lược, nắm vững binh pháp trong tay, có con mắt nhìn xa trông rộng. * Biết phân biệt đúng sai, phải trái, không ham danh vọng quyền lợi cho bản thân. * Cẩn thận, chú đáo * Trọng dụng người tài và khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước. 2. Đặc sắc về nghệ thuật a. Nghệ thuật xây dựng nhan vật: khéo léo - Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ, nhiều tình huống thử thách-> phẩm chất và tính cách: quan hệ cha - con, quan hệ chủ tướng - gia nô, quan hệ giữa nhiệm vụ công việc - danh vọng, bỏng lộc. - Kết hợp các chi tiết: khéo léo, chi tiết có thật + chi tiết thần kì -> tôn vinh đề cao nhân vật. b. Nghệ thuật kể truyện: điêu luyện, đạt hiểu quả cao, giúp người đọc tiếp nhận 1 cách hứng thú 3. Tổng kết 5. Củng cố và dặn dò Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên)

File đính kèm:

  • doctiet 67.doc