I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường, trọng công lí, chính nghĩa và tinh thần dân tộc của nhân vật Ngô Tử Văn.
- Thấy được cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì.
- Vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho người trí thức nước Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
- Niềm tin chính nghĩa luôn thắng gian tà và lời nhắn nhủ : phải đấu tranh đến cùng để tiêu diệt cái ác, cái xấu.
- Cốt truyện giàu kịch tính ; kết cấu truyện chặt chẽ, lô gích ; cách dẫn chuyện khéo léo, kể chuyện linh hoạt ; miêu tả sinh động, hấp dẫn.
2. Kĩ năng
- Đọc, tóm tắt một tác phẩm tự sự trung đại.
- Phân tích nhân vật trong truyện truyền kì.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
1. Kiểm tra. (2 phút)
2. Bài học. (85 phút)
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 71-72: Chuyện chức phán sự đền tản viên (tản viên từ phán lục- trích truyền kì mạn lục), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 71-72. Ngày soạn: 6/1/2013.
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN.
(Tản Viên từ phán lục- trích Truyền kì mạn lục)
Nguyễn Dữ
I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường, trọng công lí, chính nghĩa và tinh thần dân tộc của nhân vật Ngô Tử Văn.
- Thấy được cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì.
- Vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho người trí thức nước Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.
- Niềm tin chính nghĩa luôn thắng gian tà và lời nhắn nhủ : phải đấu tranh đến cùng để tiêu diệt cái ác, cái xấu.
- Cốt truyện giàu kịch tính ; kết cấu truyện chặt chẽ, lô gích ; cách dẫn chuyện khéo léo, kể chuyện linh hoạt ; miêu tả sinh động, hấp dẫn.
2. Kĩ năng
- Đọc, tóm tắt một tác phẩm tự sự trung đại.
- Phân tích nhân vật trong truyện truyền kì.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
1. Kiểm tra. (2 phút)
2. Bài học. (85 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: Tạo tâm thế tiếp nhận cho HS
HS thuyết trình phần tác giả, thể loại và truyền kì mạn lục theo sự hướng dẫn của GV.
HS xem một số hình ảnh có liên quan.
GV khái quát lại vả hướng dẫn HS gạch chân những ý quan trọng được trình bày trong phần Tiểu dẫn.
HĐ 2: Đọc- tóm tắt văn bản
Hs đọc văn bản truyện.
HS tóm tắt và chia bố cục của truyện?
Gv nhận xét, tóm tắt, chia bố cục.
Hđ 3: Phân tích cắt nghĩa văn bản.
H: Ngay đầu truyện, tác giả giới thiệu nhân vật Ngô soạn như thế nào? Cách giới thiệu đó có tác dụng gì?
H: Thông qua cách giới thiệu đó, Ngô Tử văn hiện lên là người như thế nào?
H: Với tính cách đó, tác giả muốn dự báo gì về con người Ngô Tử Văn này? Vì sao?
H: Vì sao Ngô Tử Văn lại đốt đền? Ngô đã tiến hành đốt đền như thế nào?
H; Hành động đốt đền của Tử Văn có ý nghĩa, tác dụng gì?
Gv chốt ý giảng giải cụ thể.
H: Hậu quả đầu tiên của việc đốt đền là gì?
Hãy phân tích hình ảnh và lời nói của cư sĩ và Thổ công. Cử chỉ và thái độ của Tử văn thể hiện điều gì?
Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận trong 3 phút và trả lời.
GV phân công cụ thể.
H: Tinh thần của Ngô Tử Văn trên đường bị bắt như thế nào?
Thái độ và lời nói của nhân vật trước Diêm Vương như thế nào?
Thái độ của tên cư sĩ giả hiệu có ý nghĩa gì.
Kết quả xử kiện nói lên điều gì?
Việc Tử Văn được tiến cử có ý nghĩa như thế nào?
H: Bên cạnh việc đề cao những phẩm chất của kẻ sĩ, truyện còn có giá trị gì?
H: hãy chỉ ra sự thành công trong nghệ thuật kể chuyện của tác giả? Có phân tích?
Hđ 4: Tổng hợp, đánh giá chung.
HS đọc phần Ghi nhớ SGK và rút lại nội dung bài học.
Hđ 5: Củng cố kiểm tra, đánh giá.
H : Xác định những chi tiết kì ảo trong truyện và cho biết tác dụng của chúng.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả.
2. Thể loại truyền kì.
3. Truyền kì mạn lục.
4. Văn bản.
a. Đọc – tóm tắt văn bản.
b. Bố cục.
II. ĐỌC HIỂU.
1. Nội dung
a. Nhân vật Ngô Tử Văn.
* Lai lịch nhân vật Ngô Tử Văn.
- Ngô Tử Văn tên là Soạn, người đất Yên Dũng, Lạng Giang.
- Xuất thân là một tri thức nho học
-> Được giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn.
* Tính cách:
- Cương trực, yêu chính nghĩa:
+ Là người rất khẳng khái “ thấy sự gian tà thì không chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”
+ Tức giận trước sự tác oai tác quái của tên hung thần nên sẵn sàng đốt đền để trừ hại cho dân
./ Tắm gội sạch sẽ.
./ Khấn trời đất.
./ Châm lửa đốt.
→ Hành động:cẩn trọng, công khai, đàng hoàng và quyết liệt: Tự tin và hành động với thái độ chân thành và trong sạch mong được trời ủng hộ.
=> Hành động này thể hiện tính cương trực khẳng khải của nhân vật.
+ Sẵn sàng nhận chức phán sự đền Tản Viên để thực hiện công lý.
- Dũng cảm kiên cường không khuất phục trước cái xấu cái ác.
+ Tỏ thái độ bình thản điềm nhiên sau khi đốt đền “ vung tay không cần gì cả” và không khiếp sợ trước những lời đe doạ của tên hung thần mà vẫn ngồi “ngất ngưởng”
+ Gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ dưới âm phủ.
./ Quỷ dạ Xoa mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác.
./ Cảnh âm phủ: gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương
./ Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội gì xin bảo cho không để chết oqn uổng được.
+ Vạch mặt tên hung thần bằng những lời lẽ cứng cỏi, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu đanh thép vững vàng.
./ Nếu không đúng như thế tôi xin chịu thêm cái tội nói càn
→ Đây là cuộc đấu tranh sống còn giữa hai thế lực con người và thần linh , ma quỷ.
- Giàu tinh thần dân tộc.
+ Đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tường giặc.
+ Làm sang tỏ nỗi oan và phục hồi danh vị cho thổ thần nước Việt.
+ Diệt trừ tai hoạ cho nhân dân.
=> Hành động của Ngô Tử Văn khẳng định sự thắng lợi giữa chính và tà, cái xấu và cái ác, thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lý và chính nghĩa.
b. Ngụ ý phê phán của tác phẩm.
- Vạch trần bản chất hung hãn xảo quyệt của tên tướng giặc họ Thôi.
- Phơi bày thực trạng bất công thối nát của xã hội đương thời từ cõi trần đến cõi âm và lời nhắn nhủ sẽ đấu tranh đến cùng trước cái xấu và cái ác.
- Ca ngợi phẩm chất cứng cỏi và vẻ đẹp nhân cách của Ngô Tử văn.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.
- Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết hấp dẫn.
- Cách kể chuyện và miêu tả sinh động.
- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thực.
3. Ý nghĩa văn bản
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao những người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc đồng thời khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta.
III. TỔNG KẾT.
- Truyện đề cao tinh thần đấu tranh chống cái ác và niềm tin của nhân dân vào công lý.
- Nghệ thuật kể chuyện lôi cốn hấp dẫn giàu kịch tính.
IV. LUYỆN TẬP
3. Hướng dẫn HS học bài ở nhà. (3 phút)
- HS học thuộc bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài “Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh”.
RÚT KINH NGHIỆM
Liên hệ:0199.377.6967.
File đính kèm:
- TIET 7172 CHUYEN CHUC PHAN SU THEO CHUAN KIEN THUC.doc