Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 72 làm văn: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

A. Mục tiêu bài học

 Qua giờ luyện tập, nhằm giúp HS:

 1. Củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã học đồng thời thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa các kĩ năng đó với kĩ năng lập dàn ý.

 2. Vận dụng các kĩ năng đó để viết được một đoạn văn thuyết minh có đề tài gần gũi với cuộc sống hoặc công việc học tập của các em.

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài giảng

 - Để học tốt

 - Một số ngữ liệu thực tế.

C. Cách thức tiến hành

 - Đọc hiểu

 - Thảo luận

 - Luyện tập, thuyết trình

D. Tiến trình giờ giảng

 1. ổn định

 2. KTBC

 GV:

 Cho biết ngụ ý phê phán trong "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" (trích "truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)

 HS:

 - Hồn ma tướng Minh giả mạo thổ thần sống chết đều hung ác, xảo quyệt, tham lam, hại dân, hại thần.

 - Hiện tượng oan trái, bất công từ cõi trần đến cõi âm: kẻ ác làm càn được bao che, thánh thần ở cõi âm cũng tham nhũng để cái ác lộng hành. Diêm Vương và cộng sự quan liêu xa dân để bao người tốt chịu oan ức bất công ngang trái.

 3. GTBM

 4. Hoạt động dạy học

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 72 làm văn: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 72. Làm văn luyện tập viết đoạn văn thuyết minh Ngày soạn: 25.02.08 Ngày giảng: Lớp giảng: 10 B5 Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua giờ luyện tập, nhằm giúp HS: 1. Củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã học đồng thời thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa các kĩ năng đó với kĩ năng lập dàn ý. 2. Vận dụng các kĩ năng đó để viết được một đoạn văn thuyết minh có đề tài gần gũi với cuộc sống hoặc công việc học tập của các em. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài giảng - Để học tốt - Một số ngữ liệu thực tế. C. Cách thức tiến hành - Đọc hiểu - Thảo luận - Luyện tập, thuyết trình D. Tiến trình giờ giảng 1. ổn định 2. KTBC GV: Cho biết ngụ ý phê phán trong "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" (trích "truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ) HS: - Hồn ma tướng Minh giả mạo thổ thần sống chết đều hung ác, xảo quyệt, tham lam, hại dân, hại thần. - Hiện tượng oan trái, bất công từ cõi trần đến cõi âm: kẻ ác làm càn được bao che, thánh thần ở cõi âm cũng tham nhũng để cái ác lộng hành. Diêm Vương và cộng sự quan liêu xa dân để bao người tốt chịu oan ức bất công ngang trái. 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV yêu cầu HS nhắc lại thế nào là đoạn văn? HS: trả lời GV chốt lại GV: một đoạn văn cần phải đạt những yêu cầu nào? GV: theo em giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh có gì giống và khác nhau? HS thảo luận -> GV lấy kết quả và chốt lại GV: đoạn văn thuyết minh gồm mấy phần? đó là những phần nào? HS trả lời GV ghi bảng GV: trong đoạn văn thuyết minh chúng ta có thể thuyết minh theo trình tự nào? HS: thời gian, không gian GV: muốn viết một đoạn văn thuyết minh chúng ta trải qua những bước thế nào? HS: 4 bước GV ra bài tập: em hãy viết 1 đoạn văn thuyết minh về tác phẩm "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi (phần thân bài) yêu cầu HS lập dàn ý, nêu dàn ý GV: yêu cầu HS viết từng đoạn theo nhóm (mỗi nhóm một mục) -> gọi HS đọc và sửa GV: yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ I. Ôn tập về đoạn văn 1. Khái niệm - Hình thức: đoạn văn nằm giữa hai chỗ xuống dòng - Về nội dung: có thể hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnh - Về hình thức: đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh, lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu dòng, có dấu hiệu kết đoạn. 2. Yêu cầu của đoạn văn - Tập trung làm rõ một ý trung, một chủ đề chung thống nhất - Liên kết với các đoạn văn đứng trước và sau nó. - Diễn đạt chính xác, trong sáng, gợi cảm hùng hồn. 3. Sự giống và khác nhau giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh - Giống nhau: + Vì cùng trình bày về một sự kiện, miêu tả về một sự việc -> người viết đều phải quan sát cẩn thận + Đều đảm bảo cấu trúc thường gặp của một đoạn văn - Khác nhau: + Mục đích: ã Đoạn văn tự sự: kể lại ã Đoạn văn thuyết minh: nhằm trình bày giới thiệu + Đoạn văn thuyết minh cần căn cứ vào mục đích để lựa chọn phương pháp thích hợp 4. Cấu trúc của một đoạn văn thuyết minh - 2 phần: + Phần 1: nêu ý cần thuyết minh + Phần 2: thuyết minh rõ ý đó -> Lưu ý: 1 đoạn văn thuyết minh cũng có câu mở đầu, những câu tiếp theo và câu kết đoạn. - Trình tự thuyết minh: + Thời gian: nếu là một vấn đề lịch sử, một lễ hội... + Không gian: 1 danh lam, thắng cảnh, 1 sự việc + Nhận thức, phản bác, chứng minh: 1 vấn đề xã hội. II. Viết đoạn văn thuyết minh 1. Các bước để viết 1 đoạn văn thuyết minh - Bước 1: xây dựng đối tượng cần thuyết minh - Bước 2: xây dựng dàn ý - Bước 3: viết theo dàn ý - Bước 4: lắp ráp các đoạn thành bài văn, kiểm tra chữa lỗi, bổ sung. 2. Luyện tập a. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài cáo - Tháng 1 năm 1428: khi đất nước sạch bóng quan thù - Nguyễn Trãi đã viết trong hoàn cảnh xúc cảm đặc biệt b. Cơ sở luận đề chính nghĩa - Tư tưởng nhân nghĩa - Quyền tự chủ độc lập c. Nguyên nhân và quá trình chính phạt - Âm mưu và tộ ác của kẻ thù - Khó khăn ban đầu của nghĩa quân - Khắc phục khó khăn của nghĩa quân - Chiến thắng của nghĩa quân d. Tuyên bố cho toàn dân tộc biết thắng lợi vĩ đại - Khẳng định chủ quyền độc lập trên toàn vẹn lãnh thổ - Rút ra bài học lịch sử 3. Ghi nhớ 5. Củng cố và dặn dò Trả bài số 5, ra đề số 6 (HS làm ở nhà)

File đính kèm:

  • doctiet 72.doc