Giáo án Ngữ văn 10- học kỳ II

A. Mục tiêu bài học

 Giúp học sinh:

- Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề.

- Mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin khi trình bày một vấn đề.

B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế giáo án.

C. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp phương pháp gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.

D. Tiến trình dạy học

1.On định lớp

2. Bài cũ: không

3. Bài mới

 

doc107 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10- học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: Tiết : TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề. - Mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin khi trình bày một vấn đề. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế giáo án. C. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp phương pháp gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1.Oån định lớp 2. Bài cũ: không 3. Bài mới Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt - GV kể chuyện về các nhà hùng biện " Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề. - GV đặt tình huống. - Xác định những vấn đề có trong đề bài? - Muốn làm dàn ý cần làm gì? - Từ dàn ý yêu cầu HS lần lược trình bày từng phần một? - GV nhận xét góp ý về giọng nói, cử chỉ, điệu bộ của HS - Hướng HS đến phần ghi nhớ. - HS đọc bài tập, thảo luận nhóm - Cả lớp cùng xây dựng đáp án. - Gọi một HS khá trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét. - GV củng cố. I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề - Để bày tỏ nguyện vọng suy nghĩ, nhận thức của mình và thuyết phục người nghe cảm thông đồng tình với mình. - Việc này không dễ dàng " phải rèn luyện. II. Công việc chuẩn bị 1. Chọn vấn đề trình bày Đề bài: “ Thời trang và tuổi trẻ”. - Tìm xem đề tài trên bao gồm những vấn đề nào: + Thời trang truyền thống và tuổi trẻ ngày nay. + Cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay. + Trang phục với vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ. - Xác định nên chọn vấn đề nào, lí do chọn ( thời gian, mức độ trình bày, sự quan tâm… ). 2. Lập dàn ý: Cần xác định - Trình bày bao nhiêu ý? - Các ý đó sắp xếp ra sao? Ý nào là trọng tâm? - Từ hệ thống ý lập đề cương (dàn ý). - Hình dung trước các tình huống có thể xãy ra, cách ứng phó, chuẩn bị một số câu để chào hỏi, chuyển ý, chuyển đoạn, kết thúc. III. Trình bày 1. Bắt đầu trình bày: SGK 2. Trình bày nội dung chính: SGK 3. Kết thúc và cảm ơn: SGK IV. Ghi nhớ: SGK V. Thực hành Bài tập: Trang phục với vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ. - Trang phục là người bạn đồng hành gắn bó với con người từ cổ chí kim đặc biệt là người phụ nữ . + Aên mặc là nhu cầu tối cần thiết. + Trang phục làm cho con người thêm đẹp. + Vẻ đẹp cá nhân làm tăng vẻ đẹp cộng đồng. - Trang phục đẹp là vẻ đẹp bên ngoài vẫn không thay thế được vẻ đẹp tâm hồn. + Cái nết đánh chết cái đẹp. + Vẻ đẹp bên ngoài dể thấy nhưng chóng tàn phai. Vẻ đẹp bên trong ít phơi bày, khó thấy nhưng càng lâu càng làm tăng vẻ đẹp bên ngoài. - Cái đẹp của trang phục cá nhân cần phải thống nhất hài hoà với cái đẹp của cộng đồng. + Cái đẹp không phải là cái tách biệt với cộng đồng. + Cái đẹp phải hài hoà với truyền thống và hiện đại. Bài tập 1 - Đã… án (3) - Giờ chúng ta… thải (3) - Tôi muốn… (4) - Giờ chúng ta… (2) - Chào… đã nêu (1) - Giờ tôi sắp… (4) Bài tập 2 e. ATGT là hạnh phúc của mỗi người. - Mất ATGT là tình trạng phổ biến , báo động. - Mất ATGT gây tai hoạ cho con người: + Nguy hiểm đến tính mạng. +Để lại thương tích làm giảm, mất khả năng lao động. " gánh nặng cho gia đình xã hội. + Thiệt hại vật chất. + Uøn tắt giao thông, lãng phí thời gian, ảnh hưởng sức khoẻ, công việc của nhiều người. - Giải pháp lập lại ATGT: + Xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản, hiện đại. + Nâng cao chất lượng phương tiện giao thông. + Giáo dục ý thức tôn trong luật lệ giao thông cho mọi người. - Để trình bày người nói cần chuẩn bị thêm lời giớithiệu mở đầu, cám ơn… 4. Củng cố: theo mục tiêu bài học. 5. Dặn dò: - Làm các bài tập còn lại. - Soạn: Lập kế hoạch cá nhân. @ Kinh nghiệm sau tiết dạy: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. š¯› Ngày: Tiết : LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂN Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Nắm được yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân. - Biết xác định mục tiêu, định liệu kế hoạch khoa học và viết thành bản kế hoạch cá nhân. - Có ý thức và thói quen làm việc theo kế hoạch một cách khoa học. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế giáo án. C. Cách thức tiến hành: Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận ,thực hành ngắn. D.Tiến trình dạy học 1. Oån định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Tầm quan trọng và cách thức trình bày một vấn đề? 3. Bài mới Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt - Trong lớp ta ai là người có thói quen lập kế hoạch cá nhân? - Khi tiến hành công việc theo kế hoạch cá nhân em thấy có những thuận lợi gì? - Để lập KHCH cần tiến hành những công việc gì? - Bản KHCH gồm mấy phần? mỗi phần có nội dung gì và được phân bố như thế nào? - Lời văn trong KHCH có những yêu cầu nào cần lưu ý? - GV hướng HS đến phần ghi nhớ. Bài tập 1, 2 : GV gợi ý cho HS làm. - Bài tập 3: yêu cầu học sinh làm trên giấy. + Thu bài, chấm bài. + Cùng cả lớp đánh giá rút kinh nghiệm. I. Sự cần thiết của việc lập KHCN - Là bản dự kiến nội dung, cách thức hđ và phân bố thời gian để hoàn thành công việc nhất định. Từ đó hình dung trước công việc mình cần làm. - Quyết định kết quả và thuận lợi của công việt. II. Cách lập KHCN VD: Lập kế hoạch cá nhân để ôn tập môn ngữ văn. 1. Đọc lại mục lục để xác định nội dung cần ôn tập. 2. Phân bố thời gian ôn tập các phân môn văn, tiếng việt ,làm văn và tiếp tục học bài mới. 3. Viết nội dung kế hoạch thành văn bản. a. Thể thức mở đầu, bản KH gồm những gì? Được trình bày ra sao? b. Nội dung gồm mấy phần lớn? Các phần đó được trình bày như thế nào? c. Lời văn trình bày có gì đáng lưu ý? III. Ghi nhớ :SGK IV. Luyện tập Bài tập 1: Đây là thời gian biểu trong một ngày không phải là kế hoạch cá nhân ( công việc nêu chung chung, không có phần dự kiến, kết quả cần đạt). Bài tập 2: Bản KHCN chưa đạt yêu cầu, nội dung còn thiếu. Bài tập 3: Nội dung công việc,yêu cầu, cách thực hiện, thời gian hoàn thành. 4. Củng cố, dặn dò: - Làm bài tập còn lại. - Soạn: Phú sông BĐ –THS. @ Kinh nghiệm sau tiết dạy: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. š¯› Ngày: Tiết : PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG TRƯƠNG HÁN SIÊU A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú. - Đặc trưng cơ bản của thể phú. - Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trân trọng những địa danh lịch sử, danh nhân lịch sử. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế giáo án. C. Cách thức tiến hành: Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, thảo luận, trả lời câu hỏi SGK. D. Tiến trình dạy học 1. Oån định lớp 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng và phân tích các bài thơ Hai-kư của Ba-sô? 3.Bài mới Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt - Phần tiểu dẫn giới thiệu nội dung gì? - HS đọc văn bản - Chia bố cục? - Phát vấn câu hỏi 2 SGK - Phát vấn câu hỏi 3 SGK - Tại sao vui? ( sông nước hùng vĩ, thơ mộng) - Tại sao buồn? - Nhân vật bô lão là ai? ( nhân dân địa phương, hư cấu) - Phát vấn câu hỏi 4 SGK. + Ta: yêu nước, sức mạnh chính nghĩa. + Giặc: thế cường, mưu ma, chước quỉ. -Thiên thời: trời cũng chiềungười - Địa lợi: đất hiểm. - Nhân hoà: người tài. - Phát vấn câu hỏi 5 SGK. - Gọi HS đọc to và rõ ghi nhớ. I. Tiểu dẫn - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu sông Bạch Đằng ( di tích lịch sử). - Đặc trưng của bài phú. II. Đọc – hiểu 1. Hình tượng nhân vật “ khách”( khách… còn lưu) - Khách: là sự phân thân của tác giả, dạo chơi vừa để thưởng thức thiên nhiên vừa nghiên cứu bồi bổ tri thức. - Có 2 loại địa danh: + Lấy trong điển cố Trung Quốc: Nguyên, Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ… ( đi qua bằng sách vở ,tưởng tượng) " Thể hiện tráng chí 4 phương của “ khách”. + Địa danh của đất Việt: Cửa Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng… ( có tính chất đương đại, hình ảnh trước mắt) : thật hùng vĩ, hoành tráng song ảm đạm hiu hắt " Tâm trạng vừa vui, tự hào, vừa buồn đau, nuối tiếc. 2. Trận BĐ qua lời kể của các bô lão ( Bên kia… ca ngợi) - Thái độ của bô lão: Nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính “khách”. - Lời kể theo diễn biến tình hình: + Ngay từ đầu: ta và địch tập trung binh lực quyết chiến + Sau đó : diễn ra gay go quyết liệt( đối đầu về kực lượng ý chí). + Nhật nguyệt / mờ Hình tượng kì vĩ, Trời đất / đổi thế đối lập. " Báo hiệu cuộc thuỷ chiến kinh thiên động địa. + Cuối cùng: chính nghĩa thắng, giặc chuốt nhục muôn đời. - Thái độ giọng điệu khi kể: Nhiệt huyết ,tự hào là cảm hứng của người trong cuộc. - Lời kể: súc tích, cô đọng gợi được không khí, diễn biến trận đánh. + Câu dài, dõng dạc: gợi không khí trang nghiêm. + Câu ngắn gọn: dựng khung cảnh căng thẳng gấp gáp. 3. Bình luận của các bô lão về chiến thắng BĐ ( Tuy nhiên… lệ chan ) - Chỉ ra nguyên nhân ta thắng địch thua: thiên thời, địa lợi, nhân hoa.ø - Yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất là nhân hoà ( người tài) " Đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn, có tầm triết lí sâu sắc. 4. Lời ca của bô lão và “khách” ( Còn lại) Lời ca của các bô lão: mang ý nghĩa tổng kết: tuyên ngôn về chân lí. + Bất nghĩa: tiêu vong. + Anh hùng: lưu danh. Lời ca của “khách”: + Ca ngợi 2 vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. + Ca ngợi chiến tích sông Bạch Đằng. + Nhân kiệt là yếu tố quyết định ( so với địa hình). " Nêu cao vai trò vị trí con người " Tự hào dân tộc + tư tưởng nhân văn cao đẹp. III. Ghi nhớ: SGK 4. Củng cố - Nội dung: Yêu nước + tự hào dân tộc ( truyền thống anh hùng bất khuất + đạo lí nhân nghĩa) + tư tưỡng nhân văn cao đẹp. - Nghệ thuật: Đỉnh cao nghệ thuật thể phú: cấu tứ đơn giản, hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, ngôn từ trang trọng gợi cảm. 5. Dặn dò: - Học thuộc lòng phần 1. - Soạn: Bình Ngô đại cáo- NT. @ Kinh nghiệm sau tiết dạy:………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………….. . . . . . . . …….. .. . .. .. . .. ……….. …………………………………………………………………….................................................................................................. š¯› Ngày: Tiết: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ NGUYỄN TRÃI A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi. - Hiểu rõ giá trị lớn về nội dung, nghệ thuật của ĐCBN- bản tuyên ngôn độc lập chủ quyền của dân tộc, áng văn sáng ngời tư tưởng nhân văn, kết hợp yếu tố chính luận và văn chương. - Nắm được đặc trưng cơ bản của thể Cáo. - Giáo dục bồi dưỡng tinh thần dân tộc, yêu quí di sản văn hoá dân tộc. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học. C. Cách thức tiến hành: Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận ,trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1. Oån định lớp 2. Bài cũ - Đọc thuộc lòng đoạn 1 , phân tích hình tượng nhân vật “ khách”? - Các bô lão kể về trận Bạch Đằng như thế nào? Ghi nhớ? 3. Bài mới Hoạt động của GV, HS Yêu cầu cần đạt - Hs đọc sáng tạo SGK- trình bày những điểm cơ bản về truyền thống gia đình, sự kiện chính về cuộc đời NT? - Kể cho HS nghe những giai thoại về NT( 3 giọt máu của con rắn rơi xuống khi NT đang đọc sách báo trước điềm phải tru di tam tộc… ) - Sau khi tìm hiểu về NT em chú ý đặc điểm nào? - Trình bày những tác phẩm chính của NT? - Thơ văn NT có những nội dung nào? - Nội dung chính của thơ trữ tình? Dẫn chứng? - GV phân tích ví dụ SGK. - Thiên nhiên bình dị dân dã như thế nào? “Bao giờ nhà dựng đầu non Pha trà nước suối gối hòn đárơi” “ núi… anh tam”. - Trình bày những nét chính về nghệ thuật? - Chúng ta kết luận gì về cuộc đời , con nhười, nội dung và nghệ thuật thơ văn NT? Hs đọc to và rõ ghi nhớ. * Củng cố: - Qua phần tác giả em rút ra cho mình bài học gì? - HS đọc tiểu dẫn. - Phần tiểu dẫn giới thiệu nội dung gì? ( HS phát hiện - GV chốt ý lại) - HS đọc bài Cáo theo từng đoạn ( tự hào, căm thù, mạnh mẽ… ) - Bố cục? - Chủ đề? - Em hiểu thế nào là nhân nghĩa? - Vì sao giặc xâm lược nước ta là phi nghĩa mà ta chống xâm lược lại là chính nghĩa? - NT đã đưa ra những yếu tố nào để xác định chủ quyền? So sánh với bài“Nam quốc sơn hà”- LTK có gì khác? + LTK dựa vào “thiên thư”. + NT dựa vào lịch sử. - Tác giả vạch trần âm mưu của giặc như thế nào? - HS tìm dẫn chứng, phân tích - Phát vấn câu hỏi 3 SGK - GV gợi ý , phân tích cho HS hiểu 2 hình tượng này. - Tg dùng hình ảnh nào khắc ghi tội ác của giặc? - Nhận xét về lời văn của bản cáo trạng? - Phát vấn câu hỏi 4 SGK - Tìm những từ ngữ hình ảnh diễn tả tâm trạng của vị lãnh tụ Lê Lợi? - Cho HS so sánh nỗi lòng của Lê Lợi với nỗi lòng của TQT ( Hịch tướng sĩ) - Vì đâu cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi mặc dù khó khăn? - GV liện hệ bài “ VTNSCG”- NĐC : cũng ca ngợi hình tượng người nông dân. - Phát vấn câu hỏi 4 SGK. - Gọi HS tìm những cụm từ miêu tả sức mạnh của ta, thất bại của giặc, khung cảnh chiến trường? - Em có suy nghĩ gì khi giặc thua chạy, ta lại tha chết? - Trở lại câu văn đầu khẳng định lại cho HS lí tưởng nhân nghĩa - Hướng HS vào phần ghi nhớ. A. Phần một: TÁC GIẢ I. Cuộc đời - 1380-1442, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại ( Chí Linh, Hải Dương) sau về Nhị Khê. - Gia đình: có truyền thống lớn yêu nước và văn học. + Cha: Nguyễn Phi Khanh học giỏi đỗ thái học sinh. + Mẹ : Trần Thị Thái con quan tư đồ Trần Nguyên Đán -Cuộc đời + Thuở ấu thơ chịu nhiều mất mát đau thương ( mất mẹ, ông ngoại). + 1407: cha bị giặc Minh đưa sang Trung Quốc, khắc ghi lời cha dạy NT đã giúp Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh và chiến thắng vẻ vang. + Đầu 1428: hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước " bị nghi vấn, không được tin dùng. + 1439: về ở ẩn Côn Sơn. + 1440: Ra giúp nước khi Lê Thái Tông mời. + 1442: Bị án oan Lệ Chi Viên khép vào tội “ Tru di tam tộc”. + 1464: Lê Thánh Tông minh oan cho NT. " NT là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hoá thế giới. " Một con người phải chịu oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử giai đoạn phong kiến Việt Nam. II. Sự nghiệp thơ văn 1. Những tác phẩm chính - Tác phẩm viết bằng chữ Hán, Nôm: SGK - Ngoài ra còn bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam ( Dư địa chí). 2. Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt xuất - Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất, để lại khá lớn văn chính luận; tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. + Quân trung từ mệnh tập:mang tính luận chiến bậc thầy( có sức mạnh bằng 10 vạn quân- Phan Huy Chú). + BNĐC: là án văn yêu nước lớn, bản cáo trạng đanh thép, là bản anh hùng ca. - Nghệ thuật: đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực về đối tượng, mục đích, lập luận sắc bén. 3. Nguyễn Trãi- nhà thơ trữ tình sâu sắc - Nguyễn Trãi vừa là người anh hùng vừa là người trần thế. Lí tưởng anh hùng: - Hoà quyện giữa nhân nghĩa với yêu nước thương dân. .-Phẩm chất càng sáng ngời trong chiến đấu chống ngoại xâm chống cường quyền, bạo ngược vì công lí. Con người trần thế: - Ông đau nỗi đau của con người- yêu thương con người - Khao khát sự hoàn thiện của con người, mơ ước xã hội thái bình thịnh trị“Dân NghiêuThuấn, vuaN.Thuấn”. - Dành cho tình yêu thiên nhiên: có những bức tranh hoành tráng ( chữ Hán), có khi xinh xắn phảng phất thơ Đường( chữ Nôm). Đặc biệt thiên nhiên rất bình dị , dân dã " tạo môi trường sống thanh tao, gắng giữ vẻ đẹp nguyên sơ (SGK). - Thơ NT nói về nghĩa vua tôi, tình cha con xiết bao cảm động (SGK). - Ca ngợi tình bạn. - Tha thiết với quê hương. " Khía cạnh “ con người” trong người anh hùng NT chính là vẻ đẹp nhân bản đã góp phần nâng cao người anh hùng dân tộc lên tầm nhân loại. 4. Nghệ thuật - Văn chương của NT là sự kết tinh 2 bình diện cơ bản: thể loại- ngôn ngữ( việt hoá thơ Đường). - Hình ảnh bình dị dân dã: sử dụng từ thuần việt. III. Kết luận - Cuộc đời, con người: NT trở thành một hình tượng văn học kết tinh truyền thống văn hoá Lí – Trần( ½ đầu thế kỉ XV) mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới. - Nội dung văn chương: Hội tụ 2 nguồn cảm hứng lớn yêu nước- nhân đạo. - Nghệ thuật: ông là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng VH tiếng việt, với sáng tác bằng chữ Nôm góp phần làm cho tiếng việt trở thành ngôn ngữ dân tộc giàu và đẹp. IV. Ghi nhớ: SGK B. Tác phẩm: BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO I. Tiểu dẫn - Hoàn cảnh sáng tác. - Ý nghĩa bài BNĐC. - Thể loại: Cáo - Giải thích nhan đề( Bình: dẹp yên; Ngô: chỉ giặc Minh- đất Ngô là quê của vua nhà Minh – cũng chỉ chung bọn giặc phương Bắc xâm lược với hàm ý căm thù). - Bố cục:SGK II. Chủ đề Bài cáo khẳng định tư tưỡng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt, tố cáo tội ác giặc Minh. Nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và tuyên bố kháng chiến thắng lợi rút ra bài học lịch sử. III. Đọc – hiểu 1. Đoạn 1: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc Tư tưởng nhân nghĩa: - Nhân nghĩa: + Mối quan hệ tốt đẹp giữa người – người. + Yên dân trừ bạo: tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên bình của người dân. " Nhân nghĩa gắn liền với chống xâm lược phù hợp nguyên lí chính nghĩa ( vì bảo vệ độc lập dân tộc). Chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt - Cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử: “ từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác” " hiển nhiên, vốn có lâu đời. - Những yếu tố cơ bản để xác lập chủ quyền dân tộc: Cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn học lâu đời và có ca ûlịch sử riêng, chế độ riêng với “ hào kiệt đời nào cũng có”. " Thể hiện tự hào dân tộc: qua nghệ thuật so sánh, câu văn biền ngẫu, sóng đôi cân xứng. 2. Đoạn 2: Tố cáo, lên án tội ác giặc Minh - Vạch trần âm mưu xâm lược của giặc Minh, vạh trần luận điệu xảo trá bịp bợm “ Phù Trần diệt Hồ ” thực ra chỉ là “ mượn gió bẻ măng”" đứng trên lập trường dân tộc. - Tố cáo chủ trương cai trị thâm độc và tội ác của giặc. Huỷ hoại môi trường sống bằng hành động diệt chủng, tàn sát người dân vô tội “ nướng dân đen, vùi con đỏ”, bốc lột sức lao động, nặng thuế khoá " đứng trên lập trường nhân bản. - Nghệ thuật: dùng hình tượng để diễn tả tội ác kẻ thù. + Trước vô số tội ác của giặc Nguyễn Trãi đã khái quát lại bằng 2 hình tượng “ nướng dân đen, vùi con đỏ.” " diễn tả thực tội ác man rợ của giặc Minh . " Lòng căm thù càng khắc ghi. + Hình ảnh đối lập: Hình ảnh kẻ thù xâm lược “ thằng há miệng, đứa nhe răng… ” + Kết thúc bản cáo trạng bằng câu văn đầy hình tượng: “ Độc ác… sạch núi” " Lấy cái vô hạn này để chỉ cái vô hạn kia ( Trúc Nam Sơn- tội ác của giặc), Lấy cái vô cùng ( nước Đông Hải) để nói cái vô cùng ( sự nhơ bẩn của kẻ thù). + Lời văn của bản cáo trạng: đanh thép thống thiết: khi uất hận trào sôi, khi căm thù tha thiết, khi nghẹn ngào tấm tức… " như bản tuyên ngôn nhân quyền. 3. Đoạn 3: Diễn biến của cuộc kháng chiến a. Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến - Tập trung miêu tả hình tượng Lê Lợi từ đó khắc hoạ được những khó khăn gian khổ và ý chí quyết tâm của toàn dân tộc. + Hình tượng Lê Lợi: Tuy xuất thân bình thường ( chốn… nương mình) nhưng là một lãnh tụ có lòng căm thù giặc sâu sắc ( há đội trời chung, thề không cùng sống) , có lí tưởng hoài bão lớn và quyết tâm thực hiện lí tưởng. " Là người anh hùng áo vải xuất thân từ nhân dân. + Buổi đầu còn gặp nhiều khó khăn: Giặc mạnh, thiếu nhân tài, thiếu quân, lương thực nhưng nhờ “ tấm lòng cứu nước, gắng chí” và nhất là “ nhân dân 4 cõi một nhà” “ tướng sĩ một lòng phụ tử” nên cuộc kháng chiến đã vượt qua được khó khăn ban đầu để tổng phản công giành thắng lợi " Tuyên ngôn về vai trò sức mạnh của nhân dân ( tư tưởng lớn). b. Giai đoạn 2: Các cuộc khởi nghĩa * Dựng lên toàn cảnh bức tranh khởi nghĩa Lam Sơn với bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca. - Những trận đánh: Bồ Đằng- Trà Lân; Tây kinh, Đông Đô-Tốt Động , Ninh Kiều; Chi Lăng – Mã Yên " Ở mỗi trận khí thế ta rất hùng mạnh đều giành thắng lợi vẻ vang, còn giặc thì đại bại thảm khốc. - Những bút pháp nghệ thuật + Hình tượng phong phú đa dạng, đo bằng sự rộng lớn kì vĩ của thiên nhiên: . Chiến thắng của ta: “ sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, sạch không kình ngạc, tan tác chim muông, trút sạch lá khô”. . Sức mạnh của ta: “ đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn”. . Thất bại của giặc: “máu chảy thành sông, máu trôi đỏ nước… ” . + Ngôn ngữ: động từ mạnh, tính từ. + Câu văn: khi dài, khi ngắn biến hoá linh hoạt. + Nhạc điệu: Dồn dập, sảng khoái, âm thanh giòn giã, hào hùng như sóng trào qua, bút pháp liệt kê ( ngày 18, 20, 25…) , chiến thắng liên tiếp hoặc “ gươm… chim muông”. - Xen giữa bản anh hùng ca là hình ảnh kẻ thù: Ham sống sợ chết, hèn nhác " khi đó càng tôn thêm khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến. - Tạo điều kiện để kẻ thù sống -tha tội chết : Nguyễn Trãi càng làm nổi bật tính chính nghĩa, nhân đạo . 4. Đoạn 4: Lời tuyên bố độc lập dân tộc - Trong lời kết thúc bài cáo NT dùng lời văn trịnh trọng vui mừng để truyền lời tuyên bố. - Bài học lịch sử: Thay đổi để phục hưng là nguyên nhân điều kiện để thiết lập sự vững bền. " Viễn cảnh đất nước diễn ra rất huy hoàng tươi sáng. - Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại “ nhờ có… đỡ”, “ một cổ… năm”. IV. Ghi nhớ: SGK 4. Củng cố: - Lập sơ đồ kết cấu của BMĐC và phân tích tác dụng của nghệ thuật. 5. Dặn dò - Học thuộc lòng phần mở đầu. - Soạn: Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn TM. @ Kinh nghiệm sau tiết dạy: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 10GDTXHKII.doc
Giáo án liên quan