A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về tri thức:
Hiểu được thế nào là lập luận phân tích và vai trò quan trọng của thao tác lập luận phân tích trong việc làm văn nghị luận.
Nắm được cách thức tiến hành thao tác lập luận phân tích trong một bài văn nghị luận.
2. Về kĩ năng:
Rèn kĩ năng tiến hành các thao tác LL phân tích.
3. Về tư tưởng:
Góp phần hình thành thói quen phân tích và LLPT trong khi viết một bài văn nghị luận ở nhà trường và trong các hoạt động nghị luận mà các em còn phải tiến hành sau khi ra trường.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
I. Giáo viên: sgk, sgv, giáo án, sách bài tập Ngữ văn 11,Kiến thức cơ bản Ngữ văn 11, một số ngữ liệu, bảng phụ,phiếu thực hành.
II. Học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11,Đọc, tìm hiểu SGK ở nhà, trả lời các câu hỏi 1,2,3 mục I, làm BT 1 T 28 ở nhà.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Sử dụng cụng nghệ thụng tin vào bài giảng.
- Hs cần nắm được bản chất của LLPT, để thấy rằng : những kiến thức làm văn bắt nguồn từ cs như thế nào.
- Tiết này chưa cần nghiêng về mục đích áp dụng thực hành.
- Kết hợp giữa việc tổ chức cho Hs phân tích các ngữ liệu dựa trên các câu hỏi trong sgk ở từng mục với lời diễn giảng, phân tích của Gv.
- Trong quá trình HS luyện tập, Gv gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ để HS thảo luận.
- Tích hợp với những kiến thức đã học về văn học và tiếng Việt .
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 tiết 8 Làm văn: thao tác lập luận phân tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 8
LàM văn:
Thao tác lập luận
phân tích.
Ngàysoạn: 9. 2007 Ngày dạy: Tuần 2
.
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về tri thức:
Hiểu được thế nào là lập luận phân tích và vai trò quan trọng của thao tác lập luận phân tích trong việc làm văn nghị luận.
Nắm được cách thức tiến hành thao tác lập luận phân tích trong một bài văn nghị luận.
2. Về kĩ năng:
Rèn kĩ năng tiến hành các thao tác LL phân tích.
3. Về tư tưởng:
Góp phần hình thành thói quen phân tích và LLPT trong khi viết một bài văn nghị luận ở nhà trường và trong các hoạt động nghị luận mà các em còn phải tiến hành sau khi ra trường.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
I. Giáo viên: sgk, sgv, giáo án, sách bài tập Ngữ văn 11,Kiến thức cơ bản Ngữ văn 11, một số ngữ liệu, bảng phụ,phiếu thực hành.
II. Học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11,Đọc, tìm hiểu SGK ở nhà, trả lời các câu hỏi 1,2,3 mục I, làm BT 1 T 28 ở nhà.
C. Phương pháp:
- Sử dụng cụng nghệ thụng tin vào bài giảng.
- Hs cần nắm được bản chất của LLPT, để thấy rằng : những kiến thức làm văn bắt nguồn từ cs như thế nào.
- Tiết này chưa cần nghiêng về mục đích áp dụng thực hành.
- Kết hợp giữa việc tổ chức cho Hs phân tích các ngữ liệu dựa trên các câu hỏi trong sgk ở từng mục với lời diễn giảng, phân tích của Gv.
- Trong quá trình HS luyện tập, Gv gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ để HS thảo luận.
- Tích hợp với những kiến thức đã học về văn học và tiếng Việt .
D. Tiến trình bài giảng:
I, ổn định tổ chức: 1p
Lớp 11A1: Sĩ số 44 Hs. Vắng :...........................
Lớp 11A7 : Sĩ số 46 HS. Vắng :...............................
II, Kiểm tra bài cũ: 4p
1, Câu hỏi: Em hãy cho biết quá trình lập dàn ý bao gồm các bước nào?.
2. Dự kiến trả lời:
Quá trình lập dàn ý gồm các bước:
- Xác lập luận điểm.
- Xác lập luận cứ.
- Sắp xếp các luận điểm, luận cứ.
III. Bài mới: 2p
Gv vào bài bằng câu chuyện của Trang Tử về vua Văn Huệ và tên đầu bếp.
“ Một tên đầu bếp của vua Huệ Văn mổ bò. Hắn đưa lưỡi dao cắt xoẹt xoẹt, phát ra những âm thanh có tiết tấu như vũ khúc “ tang lâm” và bản nhạc “ kinh thủ ”.
Vua Huệ Văn khen: Giỏi ! NT của ngươi sao mà cao tới mức đó được?
Hắn đặt lưỡi dao xuống nói:
Thần nhờ thích cái đạo, nên NT mới tiến được. Thần biết cơ cấu thiên nhiên của con bò, chỉ lách lưỡi dao vào những chỗ kẽ trong thân thể nó, k đụng tới kinh lạc, gân, bắp thịt của nó, huống hồ là các xương lớn. Một người đồ tể giỏi, một năm mới làm cùn 1 con dao, vì chỉ cắt thịt mà thôi. Một người đồ tể tồi cứ mỗi tháng làm cùn 1 con dao vì phải chặt vào xương. Con dao này đây, thần dùng đã 19 năm rồi, đã mổ mấy nghìn con bò mà lưỡi còn bén như mới mài. Khớp xương nào cũng có kẽ, mà lưỡi dao thì mỏng. Biết đưa những lưỡi thật mỏng ấy vào những chõ kẽ ấythì thấy dễ như đưa vào chỗ không. Vì vậy, dùng 19 năm mà con dao của thần vẫn bén như mới mài. Mỗi khi gặp khớp xương, thần thấy khó khăn, thần nín thở, nhìn cho thật kĩ, chầm chậm đưa lưỡi dao thật nhẹ tay, khớp xương rời ra dễ dàng như bùn rơi xuống đất. Rồi thần cầm dao, ngửng lên, nhìn bốn bên, khoan khoái chùi dao, đút nó vào vỏ.
Vua Huệ Văn bảo: Lời tên bếp đó thật hay!”
Qua câu chuyện của Trang Tử ta thấy rằng, nếu ng cầm bút biết tìm ra 1 căn cứ phân chia hợp lí, khéo léo để “ lưỡi dao phân tích” ít làm thương tổn nhất, và do đó, bảo vệ được nhiều nhất tính toàn vẹn và hấp dẫn của các ý kiến, chủ trương nêu trong luận điểm. Có lẽ đấy là một trong những ý nghĩa có thể rút ra từ câu chuyện của Trang Tử.
Vậy thì để giúp các em có thể làm văn nghị luận trong nhà trường đạt kết quả tốt, trong giao tiếp có thể trình bày vấn đề khúc chiết, mạch lạc chúng ta cùng tìm hiểu về thao tác LLPT.
Hoạt động của GV và HS
T
Nội dung cần đạt.
Có nhiều hoạt động được gọi là phân tích mà các em thường gặp
- Trong cs:
phân tích điều hay lẽ phải, phân tích thiệt hơn, phân tích nguyên nhân sự việc....
- Trong học tập:
Phân tích đề bài, phân tích tác phẩm văn học, phân tích hình ảnh, nhân vật, phân tích các thành phần hoá học...
GV đọc đoạn trích trong sgk. T25 .
HS lần lượt trả lời các câu hỏi 1 +2 trong sgk.
Hs tham khảo sơ đồ tóm tắt. ( GV trình chiếu sơ đồ)
Sự bẩn thỉu và bần tiện của nv SK
SK lừa gạt Kiều làm nàng khổ nhục hơn.
Đã thế, hắn còn vác mặt mo
trở
lại nhiều mắng, định đánh Kiều.
Ng bị SK lừa là Kiều, người
con gái hiếu thảo, hết lòng tin, đội ơn hắn.
Nhưng SK tồi tàn hơn tất cả những kẻ
cùng nghề ở sự giả dối đội lốt nhà nho hiệp khách
SK sống bằng nghề đồi bại, bất chính nghề bám vào nhà chứ
Mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hội này.
CH: E hãy chỉ ra sự kết hợp giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn trích?
HS:
Thao tác phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp: Sau khi phân tích chi tiết bộ mặt lừa bịp, tráo trở của SK, tg đã tổng hợp và khái quát bản chất của hắn: “ Nó là cái mức cao nhất của tìn hình đồi bại trong XH này.”
-> Tg đã làm công việc phân tích với đầy đủ ý nghĩa của từ phân tích như đã nói trên.
GV:
* Song để làm sáng tỏ lđ:
ng viết phải sd thao tác phân tích + thao tác lập luận.
* Nghĩa là: dùng cách phân tích để tổ chức, gắn kết các lí lẽ và dẫn chứng-> nhằm làm sáng tỏ lđ.
* Các lí lẽ, dc được sắp xếp hợp lí, theo trình tự tăng tiến, từ biểu hiện ở mức độ thấp-> cao, khiến cho lđ cuối cùng được sáng tỏ.
-> Đoạn trích là một lập luận phân tích điển hình.
CH: Vậy mục đích và yêu cầu của thao tác LLPT là gì?
GV MR:
* Sau này các em sẽ còn được tìm hiểu thêm thao tác LL SS, thao tác LL Bác bỏ, Thao tác LL Bình luận...Kết hợp sd cho bài văn phong phú, sinh động. Song thao tác LL phân tích là rất quan trọng và cơ bản nhất khi nghị luận.
-> Thao tác này được sử dụng trong nhiều kiểu bài: BG, CM, BL,...
GV dẫn dắt vấn đề:
Nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác LLPT là cơ sở để tìm hiểu kiến thức trọng tâm nhất của bài học- Cách phân tích.
Sau khi xác định được mục đích của việc phân tích là làm sáng tỏ ý kiến nào đó rồi, cần
chia nhỏ đối tượng phân tích, ra từng yếu tố để tìm hiểu sâu hơn. Việc phân tích này phải dựa trên mqh, hay tiêu chí nào đó.
-> Chúng ta cùng tìm hiểu mục II trong sgk.
Gọi 1 Hs đọc đoạn trích 1.
GV gợi mở, dẫn dắt để các em thấy được:
- Đầu tiên, người viết chuyển ý và nêu rõ luận điểm cần làm sáng tỏ - trong XH “ Truyện Kiều”, đồng tiền đã thành một sức mạnh tác quái rất ghê.
- Tiếp đó, người viết dùng thao tác phân tích để chia tách luận điểm thành các mặt, các bộ phận, các khía cạnh.
HS tham khảo sơ đồ tóm tắt.
( GV Trình chiếu Sơ đồ Tóm tắt)
CH: Trong đoạn trích, Hoài Thanh đã chia tách đối tượng theo tiêu chí, quan hệ nào?
HS thảo luận theo nhóm.
( 3 nhóm ).
Nhóm trưởng ghi kết quả vào bảng phụ, trình bày:
GV nhận xét :
* Phân tích theo quan hệ nội bộ đối tượng: “ Tính hai mặt của đồng tiền: tích cực và tiêu cực.”
Tg chủ yếu nhìn mặt tác hại của đồng tiền.
* Phân tích theo qhệ nguyên nhân- kết quả: Sức mạnh tác quái của đồng tiền -> Thái độ khinh bỉ của Ng. Du khi nói tới đồng tiền.
GV bổ sung:
- Mỗi lần phân chia, Hoài Thanh chỉ dùng một căn cứ thống nhất. Căn cứ đó giúp ng đọc nhận rõ các bản chất, các quan hệ cơ bản của vấn đề.
- Các ý nhỏ chia ra phải nằm trong ý lớn và không chồng chéo lên nhau.
CH: Em hãy chỉ ra mqh giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn trích trên?
GV giảng:
Sau khi chia nhỏ lđ để xem xét kĩ càng, phải tổng hợp, đưa ra ý kiến nhận xét sâu sắc , mới mẻ hơn so với nhận xét ban đầu: sức mạnh của đồng tiền-> Thái độ và cách hành xử của các tầng lớp XH đối với đồng tiền, -> Thái độ của N. Du đối với XH đó.
GV: Đoạn văn của HT là đv sd thao tác LLPT rất hiệu quả do tg đã biết chia tách vdề để xem xét rất hợp lí.
CH: Khi phân tích ta phải làm như thế nào?
GV giảng:
Tiêu chí, quan hệ:
- Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng: Phương diện nội bộ đối tượng.
- Quan hệ nhân quả: 1 sv, ht bao giờ cũng kết quả của 1 hay nhiều nguyên nhân nào đó.
- Quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan. ( Liên hệ- đối chiếu,)
- Quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích ( Thái độ, bình giá).
CH: Theo em, vì sao phân tích phải luôn đi với nx, khái quát?
GV BS:
Phân tích phải luôn đi với nhận xét, khái quát. Vì nếu không như thế người ta k thể nhận xét đúng đắn vấn đề.
Mục đích của PT và TH là giúp cho người nghe, người đọc nhận thức đúng, hiểu đúng vấn đề, do đó, nếu đã có phân tích thì đương nhiên phải có nhận xét, tổng hợp và ngược lại. Nói cách khác, PT và TH luôn có mqh biện chứng làm nên “hồn vía “cho văn bản nghị luận.
-> Đó cũng là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận.
GV KQ: Như vậy các em vừa được tìm hiểu thao tác LLPT.
Khi sd thao tác này, phải lưu ý 3 điểm chính. Đó là nội dung phần ghi nhớ trong sgk.
2 HS đọc phần ghi nhớ. sgk T 27.
HS làm việc theo nhóm.
( 3 nhóm )
Nhóm trưởng ghi kết quả vào bảng phụ.
Treo lên bảng. Đọc kết quả.
GV nhận xét, giảng giải thêm.
Đoạn a.
* Luận điểm cần làm sáng tỏ: Tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong một đêm đau khổ trước lúc phải nói lời trao duyên với Thuý Vân.
* Phân tích theo :
- quan hệ nội bộ đối tượng ( diễn biến nội tâm nhân vật): đau xót, quẩn quanh, tuyệt vọng.
- Người viết còn cắt nghĩa, bình giá.
Đoạn b.
Người viết phân tích đối tượng dựa trên sự liên hệ, so sánh giữa bài thơ “Lời kĩ nữ” của Xuân Diệu với bài thơ “ Tì Bà Hành” của Bạch Cư Dị.
Đoạn trích 2. T 27. sgk
- Phân tích theo qh nhân – quả: Bùng nổ dân số ( n.nhân )-> a/h rất nhiều đến đ/s của con người ( k/q.)
- Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: a/h xấu của bùng nổ đs đến con người:
+ Thiếu lương thực- thực phẩm.
+ Suy dinh dưỡng, suy thoái nòi giống.
+ Thiếu việc làm, thất nghiệp.
- Khái quát: DS tăng nhanh thì chất lượng cs của cộng đồng, gđ, cá nhân giảm sút.
GV bổ sung:
Đoạn a,b : nghị luận về vấn đề Văn học.
Đoạn trích 2 T 27 nghị luận về vấn đề xã hội.
Trong cs, trong giao tiếp, đôi khi chúng ta phân tích những điều hay lẽ phải, những thiệt hơn, nguyên nhân vấn đề...
=> Vì vậy các em phải rèn luyện nhiều kĩ năng lập luận phân tích để vận dụng có hiệu quả trong khi viết và giao tiếp hàng ngày.
Theo em, để giải quyết đề trên, phần thân bài cần có những ý nào? ( trình chiếu )
NT sử dụng từ ngữ giàu h/a và cản xúc.
NT sử dụng từ trái nghĩa.
Nt sử dụng phép lặp từ ngữ, phép tăng tiến, đảo trật tự cú pháp.
Tất cả các ý trên.
HS đọc bài tập.
HS đưa ra đáp án bằng thẻ học tập.
Gv thống kê số Hs trả lời đúng.
CH: Qua bài tập 3,em rút ra kinh nghiệm gì cho mình khi viết bài ?
* Khi viết bài, ta có thể vận dụng nhiều cách phân tích khác nhau trong bài viết để đạt hiệu quả cao nhất và làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn, thuyết phục.
8
14
12
A. Lí thuyết:
I. Mục đích , yêu cầu của thao tác lập luận phân tích:
1. Ngữ liệu:
Đoạn trích sgk T 25 .
2. Tìm hiểu ngữ liệu:
3. Nhận xét:
* Mục đích :
Làm rõ đặc điểm nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng
( Làm sáng tỏ ý kiến hay quan niệm nào đó ).
* Yêu cầu:
Phân tích phải gắn liền với tổng hợp.
II. Cách phân tích:
Ngữ liệu:
* Đoạn trích 1. T 26. sgk.
2. Tìm hiểu ngữ liệu:
- Phân tích theo quan hệ:
* Nội bộ đối tượng.
* Nhân - quả.
- Thao tác phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp.
Nhận xét:
- Khi phân tích, cần chia tách đối tượng thành các yếu tố theo tiêu chí, quan hệ nhất định.
- Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, khía cạnh, song cần lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau, cần rút ra b/ chất chung của đối tượng.
III. Ghi nhớ:
SGK T 27.
B. Luyện tập :
1. Bài tập 1 sgk T 28.
Trong các đoạn trích dưới đây, người viết đã phân tích đối tượng từ những mối quan hệ nào?
Đoạn a.
Đoạn b.
Đoạn 2. sgk T 27.
* Thao tác LLPT rất gần gũi, phổ biến và quan trọng trong cs, và học tập.
2. Bài tập 2: sgk T 28.
Gv gợi ý làm BT bằng câu hỏi trắc nghiệm và y/c HS về nhà làm BT này.
Bài tập 3:
( Phiếu bài tập )
IV. Củng cố bài học: 2p
Vận dụng tốt thao tác LLPT sẽ giúp cho việc làm sáng tỏ vấn đề khi làm văn, cũng như khi giao tiếp. Song lưu ý, đối tượng được phân tích phải theo một căn cứ nhất định, thống nhất, được xem xét sâu sắc ở từng khía cạnh, phân tích phải kết hợp với tổng hợp.
V.Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau: 2p
1. Hướng dẫn học bài:
- Nắm chắc được thao tác LLPT
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Vận dụng những chỉ dẫn đã nói ở phần kiểm tra bài cũ, Làm bài tập 2 vào vở. ( Viết thành một bài văn .) Bài tập 2, sách bài tập ngữ văn.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Soạn bài “ Thương vợ” ( TTX )
- Tóm tắt : Tiểu dẫn,
- Tìm hiểu : Bố cục bài thơ, NT đối chỉnh, cách vận dụng sáng tạo VH DG....
- Giờ sau học Đọc văn.
Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài tập 3 :
Thao tác lập luận phân tích.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
(1). Mở đầu là một âm thanh trong đêm khuya:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Những người có nhiều tâm sự thường không ngủ say, đêm khuya chỉ một âm thanh nhỏ cũng dễ dàng đánh thức. “Văng vẳng” là âm thanh từ xa vọng lại, cũng là âm thanh nghe từ trong giấc ngủ. Đáng chú ý là chữ “dồn”. Tiếng cầm canh đêm khuya là thứ trống giữ nhịp, thay gác, vốn bình thường hết sức, chẳng có gì gọi là dồn hay không dồn. “Dồn” ở đây là cảm xúc của nhà thơ. Trống canh là tín hiệu thời gian đang thúc giục.
(2). Trơ cái hồng nhan với nước non
“Hồng nhan” vốn là danh từ chỉ vẻ đẹp phụ nữ, rồi chỉ người phụ nữ đẹp một cách trang trọng. Đem ghép chữ “cái” vào thành “cái hồng nhan” làm cho hồng nhan được vật thể hoá, xoá đi màu sắc văn chương, thể hiện ra một thiếu phụ cô đơn. “Trơ” đây không chỉ là trơ trọi, cô đơn, mà còn có gì như là vô duyên vô phận, rất bẽ bàng, đáng thương, đáng giận. Cái tiếng trống thời gian nó đánh vào cảm thức cô đơn của nàng. người phụ nữ đây tỉnh dậy không chỉ thấy mình nằm một mình trơ trọi, mà cảm thấy rõ cái thân phận hồng nhan vô duyên của mình. “Nước non” là hình ảnh vũ trụ, của đời, của thế giới. Một số phận dang dở giữa đời.
(Theo trần Đình Sử, Đọc văn, học văn )
1. Đoạn trích bàn về tác phẩm nào?
A. Thương vợ (Tú Xương).
B. Tự tình (bài II – Hồ Xuân Hương)
C. Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công trứ)
D. Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
2. Đoạn (1) trong đoạn trích trên sử dụng cách phân tích nào?
A. Cắt nghĩa C. Quan hệ nội bộ đối tượng.
B. Chỉ ra nguyên nhân D. Liên hệ, đối chiếu
3. Nội dung của đoạn (1) là gì?
A. Phân loại các yếu tố hình thức của câu thơ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn.
B. Chỉ ra sự giống nhau về hoàn cảnh của nhân vật trữ tình với những người khác.
C. Giải thích nghĩa của những từ ngữ quan trọng trong câu thơ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn.
D. Nhận xét về tâm trạng nhân vật trữ tình..
4. Đoạn (2) trong đoạn trích trên sử dụng cách phân tích nào?
A. Cắt nghĩa, bình giá
B. Quan hệ nội bộ đối tượng.
C. Liên hệ, đối chiếu
D. Chỉ ra nguyên nhân – kết quả
5. Yếu tố nghệ thuật nào của câu “Trơ cái hồng nhan với nước non” được đem ra phân tích trong đoạn (2)?
A. Nhạc điệu C. Biện pháp tu từ
B. Thể thơ D. Từ ngữ, hình ảnh
6. Dòng nào nói đúng nhất trình tự phân tích câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” của tác giả trong đoạn (2)?
A. Nêu nội dung khái quát của câu thơ rồi cắt nghĩa từ ngữ sau.
B. Cắt nghĩa từ ngữ của câu thơ trước rồi nêu khái quát nội dung của nó.
C. Lần lượt cắt nghĩa từ ngữ xuất hiện theo thứ tự trước sau của câu thơ.
D. Cắt nghĩa nội dung của câu thơ rồi liên hệ đối chiếu với câu thơ khác..
File đính kèm:
- Thao tac lap luan phan tich.doc