Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 87, 88- Thái phó Tô Hiến Thành (trích đại việt sử lược )

A.Mục tiêu bài học :

Giúp HS :

- Thấy được nhân cách chí công vô tư, uy vũ không khuất phục, danh lợi không đổi lòng, suốt đời vì nước của nhân vật lịch sử Tô Hiến Thành.

- Hiểu cách viết sử của tác giả là khắc hoạ tính cách nhân vật lịch sử qua việc chọn hoàn cảnh, sự kiện, lời nói, việc làm

- Nét riêng của lối xây dựng nhân vật lịch sử trong tác phẩm sử học : chọn sử liệu, không hư cấu, kể ngắn gọn mà sinh động.

- Tích hợp với các bài Thái sư Trần Thủ Độ và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

 

B. Phương tiện thực hiện :

- SGK, SGV Ngữ văn 10 Nâng cao.

- Thiết kế bài dạy.

- Tư liệu tham khảo : Đại Việt sử kí toàn thư.

 

C.Cách thức tiến hành :

GV tổ chức dạy học theo cách gợi mở, phát vấn, đọc cảm thụ

D.Tiến trình dạy học :

D1.Ổn định tổ chức :

Sĩ số :

D2.Kiểm tra bài cũ :

 ? Nhận xét về cách phẩm bình các nhân vật lịch sử : Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh của tác giả Lê Văn Hưu

 ? Phân tích những phẩm chất cần có của nhà viết sử chân chính qua 2 bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” và “Phẩm bình nhân vật lịch sử”.

 

D3.BÀI MỚI :

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3062 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 87, 88- Thái phó Tô Hiến Thành (trích đại việt sử lược ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Thái phó tô hiến thành Tiết 87, 88 Ngày dạy : (Trích Đại Việt sử lược ) A.Mục tiêu bài học : Giúp HS : Thấy được nhân cách chí công vô tư, uy vũ không khuất phục, danh lợi không đổi lòng, suốt đời vì nước của nhân vật lịch sử Tô Hiến Thành. Hiểu cách viết sử của tác giả là khắc hoạ tính cách nhân vật lịch sử qua việc chọn hoàn cảnh, sự kiện, lời nói, việc làm… Nét riêng của lối xây dựng nhân vật lịch sử trong tác phẩm sử học : chọn sử liệu, không hư cấu, kể ngắn gọn mà sinh động. Tích hợp với các bài Thái sư Trần Thủ Độ và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. B. Phương tiện thực hiện : - SGK, SGV Ngữ văn 10 Nâng cao. - Thiết kế bài dạy. - Tư liệu tham khảo : Đại Việt sử kí toàn thư. C.Cách thức tiến hành : GV tổ chức dạy học theo cách gợi mở, phát vấn, đọc cảm thụ… D.Tiến trình dạy học : D1.ổn định tổ chức : Sĩ số : D2.Kiểm tra bài cũ : ? Nhận xét về cách phẩm bình các nhân vật lịch sử : Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh của tác giả Lê Văn Hưu ? Phân tích những phẩm chất cần có của nhà viết sử chân chính qua 2 bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” và “Phẩm bình nhân vật lịch sử”. D3.Bài mới : HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt ? Dựa vào SGk, hãy tóm tắt vài nét về tác giả GV giới thiệu tóm lược tác phẩm Đại Việt sử lược cho HS. ? Vài nét về Đại Việt sử kí toàn thư ? Tác phẩm thuộc thể loại nào - GV nêu yêu cầu đọc, tóm tắt. ( giọng đọc chậm rãi, khúc chiết, thể hiện tính cách qua ngôn ngữ trực tiếp của các nhân vật Tô Hiến Thành và Thái Hậu. - 4 -> 6 HS thực hiện. - GV nhận xét cách đọc, kể. ? Tóm tắt sự kiện thứ nhất năm 1175 ? Vì sao Thái hậu tìm mọi cách mua chuộc Tô Hiến Thành ? Việc bà sai triệu gấp Long Sưởng chứng tỏ điều gì ? Vì sao mọi âm mưu của Thái Hậu đều thất bại ? Em có thể khái quát như thế nào tính cách của bà Thái Hậu ? Trước các thủ đoạn của Thái Hậu, Tô Hiến Thành xử trí như thế nào ? Phân tích hai câu nói của Tô với vợ và trả lời Thái Hậu ? Thái độ và hành động của Tô khi biết hành động của Thái Hậu ? Vì sao Tô chiến thắng ? Tô Hiến Thành là một vị đại quan có những phẩm chất gì ? Những phẩm chất, tính cách của cả hai nhân vật đều được nổi rõ bằng cách nào - HS lần lượt trả lời, thảo luận. - GV định hướng theo bảng so sánh. I.Tìm hiểu chung : 1.Tô Hiến Thành : một vị đại quan – tể tướng – thái phó – thái uý, một nhân cách lớn, luôn vì dân vì nước, từng giúp hai đời vua nhà Lí : Lí Anh Tông, Lí Cao Tông ổn định tình hình đất nước. 2.Tác phẩm Đại Việt sử lược : - Tác phẩm lịch sử ( tác giả khuyết danh sống vào cuối thế kỉ XIV), thất truyền ở VN; in lần đầu ở Trung Quốc, cuối thế kỉ XVIII, thời Thanh. Tác phẩm ghi chép sơ lược lịch sử VN từ thời Triệu Đà đến năm 1225 ( Lí Chiêu Hoàng), phụ lục chép các đời Trần. - Bài học trích từ quyển 3, kỉ nhà Lí. 3.Giới thiệu thể loại : Tác phẩm sử học, vừa kết hợp sử biên niên ( ghi chép theo năm tháng ) vừa theo lối kỉ sự, liệt truyện ( ghi chép sự việc và con người, như kiểu Sử kí của Tư Mã Thiên ( Trung Quốc) tương tự lối viết của Đại Việt sử kí và Đại Việt sử kí toàn thư. 4. Đọc tóm tắt sự kiện : + Tóm tắt 2 sự kiện chính : Năm 1175, phế lập Long Cán; Năm 1179, chọn người nối chức tể tướng – thái uý. Cả hai sự kiện trọng đại đều liên quan đến 2 nhân vật chính Tô Hiến Thành và Thái Hậu. II.Phân tích : 1.Sự kiện năm 1175 : phế lập Long Cán ( Lí Cao Tông) a) Tình hình triều Lí : + Lý Anh Tông mất. Theo di chiếu để lại, triều đình tôn con trai thứ 6 của ông nối ngôi ( Lí Cao Tông ). Thái phó Tô Hiến Thành phụ chính. + Nhưng Thái Hậu họ Đỗ lại muốn phế Long Cán, lập Long Sưởng ( anh Long Cán, vì đức, trái đạo – thông dâm với cung nữ của vua cha, nên đã bị giáng xuống chức Bảo Quốc vương năm 1174) để thâu tóm quyền lực vào tay mình. + Tô Hiến Thành trung thành với di chiếu của Tiên vương Lí Anh Tông, quyết phò trợ Long Cán. Vì vậy, mới xảy ra cuộc đấu tranh giữa hai người Thái Hậu và Hiến Thành. b) Cuộc đấu tranh trong triều : Thái Hậu họ Đỗ Tô Hiến Thành Dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để thực hiện mục đích của mình : + Hối lộ Lã Thị – vợ Tô Hiến Thành, định dùng vợ lung lạc chồng ->Thất bại. + Dùng danh vọng và quyền lực trực tiếp mua chuộc Tô Hiến Thành ( Lời nói trực tiếp đánh vào tâm lí tuổi già thích an nhàn, hưởng lạc, phân tích có lí có tình, thật là mánh khoé tinh vi -> Thất bại. + Vượt qua pháp luật, chà đạp kỉ cương, triệu gấp bảo Quốc vương Long Sưởng vào cung (hành động chuyên quyền, càn bậy) -> Thất bại. + Trong cuộc đấu tranh giành quyền lực, phế Long Cán, giành ngôi cho Long Sưởng, dù Thái Hậu thất bại nhưng vẫn chứng tỏ bà ta là một người xảo trá, nhiều thủ đoạn, bất chấp đạo lí và pháp luật, chỉ nghĩ đến mưu đồ và quyền lời cá nhân của mình. + Tô Hiến Thành ở chức vị thấp hơn Thái Hậu nhưng có trách nhiệm quan trong bậc nhất trong triều đình hiện tại, nếu Tô đồng ý, việc phế lập mới thành. + Nhưng Tô đã một lòng trung thành với vua trước, hết sức tôn phò ấu chúa, khôn khéo chống lại âm mưu của vị Thái Hậu. + Thuyết phục vợ nhân danh trách nhiệm Tể tướng – quan đầu triều, nhân danh trách nhiệm với thiên hạ và lời hứa với Tiên vương -> thắng lời. + Trực tiếp, cương quyết và khéo léo khướ từ lời mua chuộc của Thái Hậu bằng lời thánh hiền Không Tử trong sách Luận ngữ, nhắc lời di chúc của vua cũ( chồng của Thái hậu)->Thắng lợi. + Kiên quyết dùng pháp luật để ngăn chặn và quyết trừng trị kẻ phạm pháp, dù đó là Bảo Quốc vương. Vừa thuyết phục, động viên vừa ra nghiêm lệnh với thuộc hạ ( các Đô quan chức) -> thắng lợi. + Rõ ràng, qua sự kiện đã chứng tỏ lòng trung thành vì vua vì nước vừa kiên quyết vừa khôn khéo, sáng suốt đánh bại âm mưu phế lập của Thái hậu, vừa giữ được hoà khí, không gây đổ máu trong triều. D4.Củng cố : GV khái quát lại nội dung bài học. D5.HDHB : Soạn bài theo câu hỏi HDHB, giờ sau học tiếp. E.Rút kinh nghiệm : ( Hết tiết 87 chuyển tiết 88) D.Tiến trình dạy học : D1.ổn định tổ chức : Sĩ số : D2.Kiểm tra : GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, kết hợp kiểm tra rong quá trình học bài mới. D3.Bài mới : HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt HS đọc đoạn 2, tr.53-54. ? Em hiểu thế nào về các chức vụ : Tể tướng, Thái uý, Tham tri chính sự, Gián nghị đại phu HS trả lời. ? Thái hậu nói câu gì với Tô Hiến Thành - HS : “Nếu có mệnh hệ nào, ai thay ông… ? Theo tình, lí thường tình, em hình dung Tô Hiến Thành sẽ trả lời như thế nào trước câu hỏi của Thái Hậu ? Vì sao HS suy luận, giải thích. ? Nhưng trong thực tế, Tô Hiến Thành đã trả lời Thái Hậu như thế nào ? Trong những câu trả lời đó có điều gì thú vị ? Vì sao? ? Việc Thái Hậu cuối cùng vẫn không nghe lời dặn của Tô Hiến Thành mà phong chức Tể tướng cho em trai mình là Đỗ An Thuận chứng tỏ điều gì HS bàn luận, phát biểu. ? Đánh giá của em về các nhân vật Tô Hiến Thành và Thái Hậu, Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá - HS phát biểu, GV tập trung vào phẩm chất của Tô Hiến Thành. ? Nhân vật Tô Hiến Thành hiện lên nhờ những biện pháp nghệ thuật nào II. Phân tích (Tiếp ) 2. Sự kiện năm 1179 : Chọn người kế vị Tô Hiến Thành + Tể tướng ( Thừa tướng, thái sư ) : chức quan đầu triều, dưới vua, trông coi mọi việc triều đình ( văn – võ). + Thái uý : phụ trách việc quân sự trong cả nước ( Lí Thường Kiệt, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn,… từng giữ chức vụ này). + Tham tri chính sự : quan giúp việc Tể tướng. + Gián nghị đại phu : chức quan có nhiệm vụ phát hiện, chất vấn, can gián vua. Theo lẽ thường, Tô Hiến Thành sẽ nói : Người thay thế ông là Tham tri chính sự Vũ Tán Đường chứ không phải là gián nghị đại phu Trần Trung Tá vì : So sánh các mặt Vũ Tán Đường Trần Trung Tá Chức quan(lí) Tham tri chính sự(cao) Gián nghị đại phu( Thấp ) Quan hệ với Tô H. Thành Gần gũi, thân mật, ngày đêm an cần phục dịch, chăm sóc bệnh tật Xa cách, ở ngoài, bận việc, ít có điều kiện thăm hỏi, chăm sóc. Khả năng quyết định Có khả năng thay thế ít có khả năng thay thế + Việc Thái Hậu hỏi và dự đoán chắc chắn Tô Tể tướng sẽ đề cử người kế nhiệm là Vũ Tán Đường vì bà căn cứ vào quan hệ tình cảm thông thường giữa cá nhân. + Ngược lại, Tô Hiến Thành lại căn cứ vào năng lực làm việc của người kế cận cho nên ông đề cử Trần Trung Tá, mặc dù Trần sơ hơn Vũ.-> Đó là điều khác thường, chứng tỏ phẩm chất chí công vô tư biết người biết việc, sáng suốt của Tô, ngay trong lúc ốm nặng, gần đất xa trời, vẫn klhông quên việc nước. + Tuy nhiên, Tô không phải là người vô tình, vô ơn bạc nghĩa, khi ông vẫn nhận ra tấm lòng và cử chỉ tận tuỵ vì mình của Vũ. Câu trả lời thứ hai của Tô với Thái hậu : hỏi người thay thần chứ không hỏi người chăm sóc, phụng dưỡng thần !-> dí dỏm, bất ngờ và lí thú, có sự chơi chữ ( Cần phân biệt minh định rạch ròi, công tư, tình lí không được phép lẫn lộn ; nhất là khi quyết định sẽ ảnh hưởng đến tương lai của triều đình và đất nước. + Việc Thái hậu, tuy khen Tô nhưng không làm theo lời ông mà vẫn cử em trai mình làm Tể tướng càng chứng tỏ nhân cách, phẩm chất và tầm nhìn hạn hẹp của bà. III. Tổng kết : Phẩm chất của Tô Hiến Thành : +Hiền đức, cương trung, giữ nghiêm kỉ cương phép nước, “Phú quý bất năng dâm ; uy vũ bất năng khuất”( Giàu sang không làm cho chìm đắm ; uy quyền, vũ lực không làm cho khuất phục). + Sáng suốt đánh bại âm mưu phế lập của Thái Hậu mà vẫn giữ được hoà khí và không gây đổ máu. + Khéo léo, mềm mỏng mà kiên quyết, rất hóm hỉnh (đầy trách nhiệm đối với đất nước cho đến hơi thở cuối cùng). -Nghệ thuật : + Nhân vật hiện lên qua cử chỉ, lời nói, hành động …chủ yếu là lời nói. + Cách viết liệt truyện, kỉ sự : cô đọng, chọn lọc sử liệu quan trọng, tiêu biểu, không hư cấu, khách quan mà hấp dẫn. D4.Củng cố : - GV khái quát lại nội dung bà học. - Đọc tham khảo : Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. D5.HDHB : Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ : soạn theo HDHB, đọc kĩ văn bản. Đọc thêm : Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. E.Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docTiet 8788 Thai pho To Hien Thanh.doc