Giáo án Ngữ văn 10 tiết 80- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp HS :

 * Có được những hiểu biết khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

 * Biết vận dụng những kiến thức về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vào đọc- hiểu và làm văn.

B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.

 - SGK, SGV.

 - Giáo án, bảng phụ (máy chiếu nếu có)

C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 GV tổ chức giờ dạy theo hướng cho HS trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.

D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 I- ỔNĐỊNH TỔ CHỨC

 II- KIỂM TRA BÀI CŨ

 Trình bày nhận xét của em về cách lập luận trong bài “Thư dụ Vương Thông”

 III- GIỚI THIỆU BÀI MỚI.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 80- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 22 tháng 1 năm 2007. Ngữ văn. Tiết 80. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS : * Có được những hiểu biết khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. * Biết vận dụng những kiến thức về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vào đọc- hiểu và làm văn. b- Phương tiện thực hiện. - SGK, SGV. - Giáo án, bảng phụ (máy chiếu nếu có) c- Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy theo hướng cho HS trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi. d- Tiến trình lên lớp. i- ổnđịnh tổ chức ii- Kiểm tra bài cũ Trình bày nhận xét của em về cách lập luận trong bài “Thư dụ Vương Thông” Iii- Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt (GV giới thiệu về phong cách chức năng ngôn ngữ) Thế nào là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? So với các phong cách khác có gì đặc biệt? - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc điểm chung nào? - Hãy cho biết ngôn ngữ trong khổ thơ được tổ chức như thế nào? - Qua việc phân tích ví dụ trên, theo em tính thẩm mĩ thể hiện như thế nào? GV hướng dẫn HS tìm hiểu các tầng nghĩa của hai câu thơ trên. - Tính đa nghĩa của phong cách ngôn ngữ văn chương thể hiện như thế nào? - Dấu ấn riêng của nhà văn thể hiện như thế nào? I- Khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 1- Khái niệm phong cách chức năng ngôn ngữ. - Là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực nghệ thuật (văn xuôi, thơ, kịch). - Khác với các phong cách ngôn ngữ khác như khoa học, hành chính, chính luận, báo chí…ở chức năng thông báo- thẩm mĩ của nó. Đây là nét cơ bản nhất để phân biệt giữa phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, với các phong cách ngôn ngữ khác. Vậy phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc điểm chung nào? 2- Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Có ba đặc điểm. a- Tính thẩm mĩ. - Xét ví dụ: Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa Một buổi trưa nắng dài bãi cát Gió lộng xôn xao sóng biển đư đưa Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát (Tố Hữu- Mẹ Tơm) - Có sự lựa chọn, sắp xếp hợp lí. Có sự hiệp vần để tạo nên tính nhạc: xưa, đưa, trưa, cát, hát, ta, nga. - Đặc biệt là hai từ xôn xao, đu đưa, có sự tinh lọc đạt đến độ tuyệt vời. Nếu ta thay hai từ đó bằng hai từ khác, như lao xao, rì rào thì không còn gì là thơ nữa… Thể hiện ở chỗ ngôn ngữ được lựa chọn sắp xếp hợp lí tạo nên sự hài hòa về âm thanh và ngữ nghĩa. (GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm về tính nghệ thuật trong hai câu thơ mở đầu đoạn trích “Trao duyên”(Truyện Kiều). b- Tính đa nghĩa. - Xét ví dụ: - Bài thơ Bánh trôi nước: có hai tầng nghĩa. - Hai câu thơ trong bài “Viếng lăng Bác” Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ + Nghĩa tường minh: Hình ảnh mặt trời thiên nhiên và hình ảnh Bác Hồ. + Nghĩa hàm ẩn: lòng kính trọng của nhà thơ với Bác. Thể hiện qua hai tầng nghĩa: nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. c- Dấu ấn riêng của nhà văn. GV dẫn hai ví dụ về cách tả người của Nam Cao và Nguyễn Công Hoan. Mỗi người có sở thích khác nhau… 3- Luyện tập. GV chia nhóm cho HS luyện tập hai bài tập trong SGK, ngoài ra có thể lấy thêm một số ví dụ khác. IV- rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docPhong cach ngon ngu nghe thuat.doc