A. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Nắm vững các khái niệm về nội dung và hình thức văn bản văn học.
- Biết vận dụng những tri thức đó để tìm hiểu văn bản văn học.
B. PHƯƠNG TIỆN.
- SGK, SGV.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10.
C. PHƯƠNG PHÁP : Đọc, Vấn đáp, Trao đổi thảo luận
D. LÊN LỚP.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Tiết 92 : nội dung và hình thức của văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25 / 3 / 2012
Ngày kí : 26 / 3 / 2012
Tiết 92 : NỘI DUNG VÀ HèNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
A. Mục tiêu
Giúp HS :
- Nắm vững các khái niệm về nội dung và hình thức văn bản văn học.
- Biết vận dụng những tri thức đó để tìm hiểu văn bản văn học.
B. Phương tiện.
- SGK, SGV.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10.
C. Phương pháp : Đọc, Vấn đáp, Trao đổi thảo luận
D. Lên lớp.
I. ổn định tổ chức.
Lớp
Tiết
Thứ
Ngày
Sĩ số
Vắng
10A
10D
10H
10I
10A3
10A4
II. Kiểm tra bài cũ:
Cấu trúc của văn bản văn học? Bài tập 2 SGK tr 122.
III- Bài mới:
HS đọc SGK, nêu nội dung các khái niệm.
HS thảo luận nhóm: Từ văn bản Tắt đèn, hãy xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật.
Vai trò của ngôn từ đối với các VBVH?
Kết cấu của VBVH là gì?
Thể loại của VBVH là gì?
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VBVH?
HS trao đổi nhóm, làm các bài tập 1-2 SGK.
I. Các khái niệm của nội dung và hình thức trong VBVH
1. Các khái niệm về nội dung VBVH
a. Đề tài:
- Là lĩnh vực đời sống được nhà văn thể hiện trong văn bản.
- VD: Đề tài của Tắt đèn là c/s bi thảm của người nông dân nước ta những năm trước CMT8.
b. Chủ đề:
- Là vấn đề cơ bản được thể hiện trong VB
- VD: Chủ đề của Tắt đèn là mâu thuẫn giữa nông dân và cường hào ở nông thôn nước ta.
c. Tư tưởng của VB:
- Là cách nhà văn lí giải vấn đề cơ bản, là điều nhà văn muốn chuyển tải đến người đọc.
- VD: Tư tưởng của Tắt đèn là lên án những thế lực hắc ám hoành hành ở nông thôn nước ta thời P thuộc, trân trọng, yêu thương những người nông dân bị áp bức.
d. Cảm hứng nghệ thuật:
- Là tình cảm chủ đạo của VB
- VD: Cảm hứng chủ đạo của Tắt đèn là nỗi căm phẫn, sự tố cáo bọn quan lại, là tấm lòng gắn bó với nông thôn, yêu thương, trân trọng người nông dân.
2. Các khái niệm về hình thức VBVH
a. Ngôn từ
- Là yếu tố đầu tiên của VBVH. Không có ngôn từ sẽ không có căn cứ để tìm hiểu, thưởng thức VB. Ngôn từ hiện diện trong câu, trong hình ảnh, trong giọng điệu của VB.
- VD: Ngôn từ trong sáng, tinh tế của Tlam, ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân, quê mùa của Nguyễn Bính...
b. Kết cấu
- Là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố của VB để trở thành một chỉnh thể thống nhất, có ý nghĩa.
- VD: kết cấu hoành tráng của sử thi, kết cấu đầy bất ngờ của truyện trinh thám.
c. Thể loại:
- Là những quy tắc tổ chức hình thức VB thích hợp với nội dung VB.
- VD: thơ lục bát có nhịp chẵn -> cảm xúc mượt mà, yên ả.
II. ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức VBVH
- ND và HT của một VBVH là hai mặt không thể chia tách. Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định. Bất kì hình thức nào cũng mang một nội dung.
- Sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ sẽ tạo nên một VBVH ưu tú.
III. Luyện tập:
Bài tập 1: So sánh đề tài của Tắt đèn và Bước đường cùng:
- Giống nhau: Đều viết về cuộc sống cơ cực của người nông dân nước ta những năm trước CMT8 và sự phản kháng tự phát của họ.
- Khác nhau:
+ Tắt đèn: Tả c/s nông thôn trong những ngày sưu thuế, nông dân phải vùng lên phản kháng.
+ Bước đường cùng: Miêu tả cuộc sống hàng ngày lầm than cơ cực của nông dân, bị áp bức bóc lột, bị địa chủ dùng thủ đoạn cho vay nặng lãi để cướp lúa, cướp đất, bị đẩy vào bước đường cùng không còn lối thoát, nông dân phải đứng lên chống lại.
Bài tập 2: Phân tích tư tưởng trong bài thơ Mẹ và quả
- Mẹ: Người khơi nguồn sự sống, sự sinh sôi, tình yêu thương.
- Quả:
+ Nghĩa đen: sản phẩm từ cây do mẹ vun trồng
+ Nghĩa bóng: những đứa con do mẹ sinh ra, nuôi dưỡng
-> Từ chuyện trồng, chăm sóc cây, nhà thơ nói chuyện trồng người, ví mình như một thứ quả do mẹ gieo trồng nên phải cố gắng để xứng đáng với tấm lòng của mẹ.
IV. Củng cố: Hệ thống lại kiến thức.
V. HDVN: Chọn 1 VB VH đã học, tập phân tích đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng, ngôn từ, kết cấu, thể loại của VB đó.
File đính kèm:
- Noi dung va hinh thuc cua van ban van hoc.doc