I.Mục tiêu bài học: Giúp HS hiểu được:
-Những kiến thức chung, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam (văn học trung đại và văn học hiện đại).
-Nắm vững hệ thống vấn đề về:
+Thể loại của văn học Việt Nam.
+Con người trong văn học Việt Nam.
-Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó, có lòng say mê đối với văn học Việt Nam.
II.Phương pháp:
Phát vấn, thảo luận nhóm, trực quan, diễn giảng.
III.Tư liệu-đồ dùng dạy học:
Máy chiếu, giấy A0.
IV.Các bước lên lớp:
1.ổn định lớp:
-Sĩ số lớp (1 phút)
-Giới thiệu vào bài (1 phút)
2.Nội dung bài học:
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3945 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10- Tổng quan văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:
TIẾT:
Đọc văn: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
I.Mục tiêu bài học: Giúp HS hiểu được:
-Những kiến thức chung, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam (văn học trung đại và văn học hiện đại).
-Nắm vững hệ thống vấn đề về:
+Thể loại của văn học Việt Nam.
+Con người trong văn học Việt Nam.
-Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó, có lòng say mê đối với văn học Việt Nam.
II.Phương pháp:
Phát vấn, thảo luận nhóm, trực quan, diễn giảng.
III.Tư liệu-đồ dùng dạy học:
Máy chiếu, giấy A0.
IV.Các bước lên lớp:
1.ổn định lớp:
-Sĩ số lớp (1 phút)
-Giới thiệu vào bài (1 phút)
2.Nội dung bài học:
Nội dung lưu bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Các bộ phận hợp thành văn học Việt nam:
1.Văn học dân gian:
2.Văn học viết:
II.Quá trình phát triển của VH viết Việt Nam:
1.Văn học trung đại (VH từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX):
2.Văn học hiện đại (văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX):
III.Con người Việt Nam qua văn học:
1.Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên.
2.Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc.
3.Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội.
4.Con người Việt Nam và ý thức về bản thân.
? VHVN gồm những bộ phận nào ? Hãy nêu khái niệm về mỗi bộ phận VH đó.
*Nhận xét, đánh giá:
? VH viết VN đã trãi qua mấy thời kì nào ?
*Nhận xét, đánh giá:
? 1.Hãy kể tên một số tác giả, tác phẩm thuộc VHTĐ mà em đã đọc hoặc đã học.
2.VHTĐ có những thể loại tiêu biểu nào ?
3.Nội dung tư tưởng chính của VHTĐ là gì ?
*Nhận xét, đánh giá, bổ sung.Chiếu các ý:
-VHTĐ VN được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
-VH phát triển qua các triều đại phong kiến: Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Tây Sơn, Nguyễn.
-VH phản ánh các cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân ta.
Em hãy tìm và phân tích một số dẫn chứng cho thấy sự khác biệt giữa VHHĐ và VHTĐ.
*Nhận xét, đánh giá, bổ sung. Chiếu các ý:
-VHHĐ viết bằng chữ quốc ngữ.
-Một số điểm khác biệt giữa VHHĐ và VHTĐ:
+Về tác giả.
+Về đời sống văn học.
+Về thể loại.
+Về thi pháp.
-Từ cuộc cách mạng tháng tám năm 1945, một nền văn học mới ra đời và phát triển dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam.
-Thành tựu nổi bật của VHVN thế kỉ XX thuộc về văn học yêu nước và văn học cách mạng, gắn liền với cuộc giải phóng dân tộc.
? Hãy vẽ sơ đồ về Con người Việt Nam qua văn học.
*GV nhận xét, đánh giá, cho HS vẽ sơ đồ vào tập.
*Cá nhân:
-VHVN gồm hai bộ phận đó là VH dân gian và VH viết.
-VHDG là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
-VH viết sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết. Là sáng tạo của cá nhân, tác phẩm VH viết mang dấu ấn của tác giả.
HS tự ghi bài sau khi đã nghe GV nhận xét, bổ sung.
*Cá nhân: trả lời theo SGK.
Vhviết VN đã trải qua ba thời kì:
-VH từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
-VH từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945.
-VH từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1,2,3 : thảo luận câu hỏi 1.
Tg TP
Nhóm 4,5,6: thảo luận câu hỏi 2.
2.Thể loại: thơ, thơ thiền, văn xuôi (truyền kì), tiểu thuyết chương hồi, khúc ngâm…
Nhóm 7,8,9: thảo luận câu hỏi 3.
3.Nội dung tư tưởng: lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực…
Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trả lời theo 4 tiêu chí trong SGK trang 9.
HS thảo luận và vẽ sơ đồ vào giấy A0.
Đại diện nhóm thuyết trình về sơ đồ của nhóm.
3.Củng cố: Hãy vẽ sơ đồ cấu trúc bài Tổng quan văn học Việt Nam (5 phút).
4.Dặn dò học sinh: (1 phút)
–HS học bài.
-Chuẩn bị bài mới: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
5.Đánh giá tiết học: Kết thúc giờ lên lớp.
TUẦN:
TIẾT:
Tiếng việt: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I.Mục tiêu bài học:
1.Giúp HS nắm được:
-Kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp (NTGT) như: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp.
-Biết xác định các NTGT trong HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội nghi giao tiếp.
-Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ.
2.Phương pháp:
Thảo luận nhóm, phân tích, thuyết trình.
3.Phương tiện dạy học:
Giấy A0.
II.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp
-Kiểm tra sĩ số.
-Chia nhóm HS để chuẩn bị cho việc thảo luận trong giờ học.
-Giới thiệu vào bài.
2.Nội dung bài dạy:
Nội dung lưu bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
1.Văn bản 1:
2.Văn bản 2:
*Con người không thể sống mà không có sự giáo tiếp. Chính giao tiếp làm cho con người nâng cao hiểu biết, tiếp nhận được tri thức, thống nhất được hành động.
*Giao tiếp có thể được tiến hành bằng nhiều phương tiện. Nhưng phương tiện phổ biến nhất, hiểu quả nhất, quan trọng nhất vẫn là ngôn ngữ.
*GV chia nhóm và hướng dẫn HS thảo luận 5 câu hỏi trong SGK.
-Nhóm 1: thảo luận câu (a)
-Nhóm2,3: thảo luận câu (b)
-Nhóm 4,5: thảo luận câu(c)
-Nhóm 6,7: thảo luận câu(d)
-Nhóm 8,9: thảo luận câu(e)
*Khi người nói (viết) tạo ra văn bản nhằm biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm của mình thì người nghe (đọc) tiến hành các hoạt động nghe (đọc) để giải mã rồi lĩnh hội nội dung đó. Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau. Như vậy HĐGT gồm hai quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản.
*GV nhận xét, đánh giá.
? Theo em, thế nào là HĐGT bằng ngôn ngữ ?
*GV nhận xét tổng hợp.
? Hướng dẫn HS thảo luận văn bản 2.
*GV nhận xét, đánh giá:
*GV nhận xét:
*GV nhận xét:
HS ghi kết quả thảo luận của nhóm vào giấy A0, sau đó dán lên bảng và cử đại diện thuyết trình.
Đại diện nhóm 1:
-HĐGT được văn bản ghi lại diễn ra giữa vua nhà Trần và các bô lão.
-Các nhân vật giao tiếp ở đây có vị thế khác nhau: vua là người lãnh đạo tối cao của đất nước; các bô lão là đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Vì thế ngôn ngữ giáo tiếp cũng có nét khác nhau: các bô lão thưa, xin bệ hạ; vua nói câu tỉnh lược.
Đại diện nhóm 2,3:
Đại diện nhóm 4,5:
HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh đất nước bị giặc ngoại xâm đe doạ, quân và dân nhà Trần phải cùng nhau bàn bạc để tìm ra kế sách đối phó, địa điểm cụ thể là điện Diên Hồng.
Đại diện nhóm 6,7:
Nội dung giao tiếp: thảo luận về tình hình đất nước đanh bị giặc ngoại xâm đe doạ và bàn bạc về sách lược đối phó.
Đại diện nhóm 8,9:
Mục đích giao tiếp: bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc. Cuộc giao tiếp đã đi đến sự thống nhất hành động, nghĩa là đã đạt được mục đích.
*Cá nhân trả lời:
HS đọc phần ghi nhớ.
Đại diện nhóm 1,2:
-Nhân vật giao tiếp: tác giả SGK(người viết)là HS lớp 10 (người đọc).
-Người viết ở lứa tuổi cao hơn, có vốn sống, có trình độ hiểu biết nhiều hơn, có nghề nghiệp là nghiên cứu và giảng dạy văn học.
-Người đọc là HS lớp 10: trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết thấp hơn.
Đại diệnh nhóm 3,4: Hoàn cảnh giao tiếp: hoàng cảnh của nền giáo dục quốc dân, trong nhà trưởng (hoàn cảnh có tính quy thức).
Đại diện nhóm 5,6: Nội dung giao tiếp thuộc lính vực văn học, về đề tài”Tổng quan văn học Việt Nam”; những vấn đề cơ bản: I,II,III.
Đại diện nhóm 7,8:
Mục đích:
-Xét từ phía người viết: trình bày một cách tổng quan một số vấn đề cơ bản về VHVN cho HS lớp 10.
-Xét từ phía người đọc:tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức cơ bản về VHVN, nâng cao và rèn luyện kỉ năng nhận thức đánh giá và hiện tượng văn học.
Đại diện nhóm 9:
Phương tiện và cách thức giao tiếp:
-Dùng nhiều thuật ngữ văn học.
-Kết cấu văn bản rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ: hệ thống đề mục lớn nhỏ, có hệ thống luận điểm, dùng chữ số hoặc chữ cái để đánh dấu đề mục.
*HS đọc phần ghi nhớ:
3.Củng cố:Gọi HS chơi trò chơi làm quen, sau đó gọi HS khác chỉ ra quá trình giao tiếp, các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp của hai HS trên (5 phút).
4.Dặn dò học sinh: (1 phút)
-HS học bài.
-Chuẩn bị bài mới “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”
5.Đánh giá tiết học: Kết thúc giờ lên lớp.
TUẦN:
TIẾT:
Đọc văn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
I.Mục tiêu bài học:
1.Giúp HS nắm được:
-Hiểu và nhớ những đặc trưng cơ bản của VHDG. Đây là mục tiêu quan trọng của bài học.
-Hiểu được những giá trị to lớn của VHDG.
Năm được khái niệm các thể loại của VHDG VN: HS có thể nhớ và kể tên các thể loại, biết sơ bộ phận biệt thể loại này với thể loại khác trong hệ thống.
2.Phương pháp:
Thảo luận nhóm, trực quan, phát vấn.
3.Phương tiện dạy học:
Công nghệ thông tin, băng đĩa.
II.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp:
-Kiểm tra sĩ số
-Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Hãy vẽ sơ đồ về Con người Việt Nam qua văn học. Em hãy làm sáng tỏ mối quan hệ đó.
-Giới thiệu vào bài mới.
2. Nội dung bài học:
Nội dung lưu bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:
1.Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng:
2.Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể):
II.Hệ thống thể loại của văn học dân gian:
Văn học dân gian gồm 12 loại (SGK).
III.Nhứng giá trị cơ bản của văn học dân gian:
1.VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
2.VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.
3.VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền VH dân tộc:
*Ở đặc trưng này có hai nội dung cần làm rõ:
-VHDG là những sáng tác ngôn từ.
-VHDG tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng.
? Đọc câu ca dao và phân tích các hình ảnh đã được tác giả dân gian sử dụng.
Thuyền ơi có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
? Em hiểu thế nào là truyền miệng ? VHDG có những phương thức truyền miệng nào ? Nêu ví dụ.
*GV nhận xét, kết luận cho Hs ghi bài. Chiếu các nội dung:
Văn học dân gian tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng.
+Truyền miệng là là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc trình diễn cho người khác nghe, xem.
+Các phương thức truyền miệng: tuyền miệng theo không gian, truyền miệng theo thời gian.
+Quá trình truyền miệng thông qua diễn xướng dân gian.
*GV cho HS xem đĩa một số bài ca dao.
*GV trình chiếu hai văn bản tương đối khác nhau về truyện Tấm Cám nhằm gợi ý cho HS thấy được tính dị bản.
Chuyển ý sang đặc trưng thứ hai.
? Hãy lý giải vì sao VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể?
*GV nhận xét chung:
VHDG gắn bó mật thiết và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng động.
? Hãy chỉ ra điểm khác nhau giữa các loại truyện, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
*GV nhận xét đánh giá.
Trình chiếu bảng so sánh.
*GV hướng dẫn HS tham khảo SGK.
* HS phân tích hình ảnh “thuyền” và “bến” là hình ảnh ẩn dụ, lời bến nhắn gởi với thuyền dù có thế nào thì bến vẫn kiên định một lòng với thuyền. Qua đó, tác giả dân gian muốn nói đến lối sống có tình có nghĩa.
Tính nghệ thuật của văn học dân gian.
* Cá nhân HS:
*HS dựa vào kiến thức SGK để giải thích.
*HS đọc qua khái niệm của từng thể loại VHDG.
*HS kẻ bảng.
*HS kể tóm tắt một hoặc hai truyện.
*HS hát một vài bài lý.
3.Củng cố: HS đọc phần ghi nhớ (1 phút).
4.Dặn dò học sinh: (1 phút)
-HS học bài.
-Chuẩn bị bài luyện tập: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
5.Đánh giá tiết học: Kết thúc giờ lên lớp.
File đính kèm:
- Giao an Ngu Van 10 Co ban.doc