I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nắm rõ một số nét chính về hoàn cảnh xã hội và tiểu sử Nguyễn Du có ảnh hưởng đến sáng tác của ông.
- Nắm được một số đặc điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Du. Từ đó đánh giá đúng đắn vị trí văn học sử của tác giả.
2. Kĩ năng
- Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông ở đỉnh cao văn học.
3. Thái độ
- Yêu quý và trân trọng thiên tài văn học, một con người có nhân cách lớn
II. Chuẩn bị của giáo viên
1. Giáo viên : SGV, SGK, Giáo án, Tài liệu tham khảo
2. Học sinh : Bài soạn theo câu hỏi SGK.
III. Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, thảo luận nhóm
- Tích hợp phân môn Làm văn, tiếng Việt, đọc văn
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi : Đọc thuộc đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” và nêu cảm nhận của mình về đoạn trích đó?
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2171 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 Truyện kiều_ nguyễn du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nắm rõ một số nét chính về hoàn cảnh xã hội và tiểu sử Nguyễn Du có ảnh hưởng đến sáng tác của ông.
- Nắm được một số đặc điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Du. Từ đó đánh giá đúng đắn vị trí văn học sử của tác giả.
2. Kĩ năng
- Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông ở đỉnh cao văn học.
3. Thái độ
- Yêu quý và trân trọng thiên tài văn học, một con người có nhân cách lớn
Chuẩn bị của giáo viên
Giáo viên : SGV, SGK, Giáo án, Tài liệu tham khảo…
Học sinh : Bài soạn theo câu hỏi SGK.
Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, thảo luận nhóm…
- Tích hợp phân môn Làm văn, tiếng Việt, đọc văn…
Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi : Đọc thuộc đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” và nêu cảm nhận của mình về đoạn trích đó?
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phân công công việc cho các nhóm theo các tiêu chí:
+ Tìm hiểu quê hương, gia đình của Nguyễn Du
+ Tìm hiểu thời đại của nhà thơ
.
+ Tìm hiểu vốn sống bản thân Nguyễn Du.
- GV : Em có nhận xét khái quát như thế nào về Nguyễn Du ?
- GV: Từ những yếu tố đã tìm hiểu, em hãy cho biết những yếu tố đó có ảnh hưởng gì tới sáng tác của Nguyễn Du?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV : Em hãy kể tên những sáng tác chinh bằng chữ Hán của Nguyễn Du? Nêu nhưng hiểu biết của em về những sáng tác đó?
- HS tìm hiểu và trả lời.
GV dẫn dắt : Các sáng tác bằng chữ Hán là sự phác họa rõ nét nhất tính cách, tâm hồn, con người của Nguyễn Du. Một người nghệ sĩ có tấm lòng nhân đạo sâu sắc, đau trước nỗi đau của con người cũng là đau cho nỗi đau của chính bản thân mình. Nỗi đau ấy bắt nguồn từ sự biến động của xã hội.
- GV : Em hãy nêu những sáng tác bằng chữ Nôm của Nguyễn Du?
- HS theo dõi và trả lời
- GV dẫn dắt : Bằng sự nhạy cảm tinh tế, với “con mắt thấu sáu cõi”, Nguyễn Du đã cất tiếng khóc than cho số phận của những kiếp người nhỏ bé, đáng thương, thân phận của những người phụ nữ trog xã hội phong kiến hết sức bạo tàn.
- GV : Em hãy nêu những nét đặc sắc về nội dung thơ văn của Nguyễn Du ? Nêu dẫn chứng minh họa ?
- Ví dụ :
“ Đau đớn thay phận đàn bà.
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
( Truyện Kiều )
“ Đau đớn thay phận đàn bà.
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?”
(Văn chiêu hồn )
-GV: Em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật?
HS trả lời
- GV: Em hãy đánh giá về vị trí của ND trong nền văn học dân tộc?
PHẦN I : TÁC GIẢ
Cuộc đời
- Nguyễn Du ( 1765 – 1802), tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
- Quê hương : Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bắc Ninh nhưng sinh ra ở kinh thành Thăng Long.
- Gia đình, dòng họ của ND: Quý tộc và có nhiều người làm quan. Có 2 truyền thống lớn là khoa bảng và văn hóa văn học .
ND có điều kiện tiếp nhận truyền thống văn hóa quý báu của gia đình,dòng họ và của nhiều vùng quê khác nhau tạo điều kiện cho sự phát triển tài năng.
- Thời đại: Cuối TK XVIII chế độ phong kiến khủng hoảng xã hội nhiều biến động đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của ND.
- Bản thân:
+ Thời thơ ấu: sống trong gia dình quyền quý nhưng gặp nhiều bất hạnh ( 10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ, sống nhờ người anh cả Nguyễn Khản) → có điều kiện học hành, hiểu biết cuộc sống xa hoa của giới quý tộc.
+ Đỗ tam trường năm 18 tuổi(1783)
+ Từ 1789 đến trước khi làm quan cho nhà Nguyễn : Trải qua hơn 10 năm gió bụi, lưu lạc ở quê vợ (Quỳnh Côi, Thái Bình), cuộc sống vô cùng khó khăn→ đem lại những hiểu biết, niềm cảm thong sâu sắc của ông với cuộc sống giúp ông suy ngẫm về xã hội, về thân phận con người.
+ Từng có mưu đồ chống Tây Sơn nhưng thất bại, bị bắt ròi được tha→ về quê cha( Hà Tĩnh ), sống ẩn dật.
+ Năm 1802 ra làm quan cho nhà Nguyễn…từng đi sứ sang Trung Quốc.
+ Năm 1820 mất ( khi chưa kịp đi sứ sang Trung Quốc lần nữa )
→ ND là một con người tài hoa bất đắc chí, phải nếm trải bao đắng cay trong cuộc đời . Ở ông có một trái tim nghệ sĩ thiên tài, “ con mắt thấu sáu cỏi và tấm lòng nghĩ suốt muôn đời’’.
- Ảnh hưởng đến sáng tác :
+ Tiếp nhận tinh hoa truyền thống của nhiều vùng văn hóa.
+ Có điều kiện học hành, trau dồi tài năng từ đó ND có những trải nghiệm, suy nghẫm về con người, xã hội → hình thành tài năng, bản lĩnh văn chương.
+ Được tận mắt chứng kiến sự xa hoa của giai cấp phong kiến và thân phận con người, đặc biệt là người ca nữ.
Sự nghiêp văn học
Các sáng tác chính
Sáng tác bằng chữ Hán ( 249 bài )
- Thanh Hiên Thi Tập: gồn 78 bài, viết trong thời gian trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn.
- Nam trung tạp ngâm : gồm 40 bài thơ ngâm ngợi khi ở phương Nam ( ở Huế, Quảng Bình và phía nam Hà Tỉnh )
- Bắc hành tạp lục: gồn 131 bài, sáng tác trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc
→ Các tập thơ trên đều thể hiện niềm tâm sự và muối quan tâm sâu sắc của nhà thơ về cuộc sông. Đặc biệt “ Bắc hành tạp lục ’’ đã thể hiện sự thể hiện sự cảm thông sấu sắc với những thân phận nhỏ bé bất hành, ngợi ca những nhân cách cao thượng.
Sáng tác bằng chữ Nôm
- Truyện Kiều ( Đoạn trường tân thanh )
+ Gồm 3254 câu lục bát, bắt nguồn từ Kim Vân Kiều truyện của Thành Tân Tài Nhân ( Trung Quốc)
+ Bằng tài năng và tâm huyết, ND đã sáng tạo một tác phẩm mới với một cảm hứng mới, một cách nhận thức và lí giải hiện thực mới, gửi gắm vào đó tâm sự của con người thời đại ông. Truyện Kiều được coi là kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam.
- Văn chiêu hồn:dung
+ Thể thơ: song thất lục bát
+ Nội dung: thể hiện một cách cảm động, thấm thía tình thương con người của ND, thể hiện ý nghĩa nhân văn sấu sắc.
Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ văn của ND
Nội dung
Sáng tác của Nguyễn Du là tiếng nói của cảm xúc , của tình người:
- Có những khái quát về cuộc đời và thân phận con người, mang tính triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc.
-Mang đậm chủ nghĩa nhân đạo:
+ Cảm thông sấu sắc với con người nhỏ bé, bất hạnh nhất là người phụ nữ.
+ Tố cáo bản chất xấu xa của CĐPK đã chà đạp con người.
+ Là người đầu tiên trong văn học trung đại Việt Nam đặt vấn đề người phụ nữ tài hoa bạc mệnh với tấm lòng nhân đao sắc.
+ Đề cập một vấn đề rất mới, rất quan trong của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: xã hội cần phải trân trọng những giá trị tinh thần, trân trong những chủ thể đã sáng tạo ra giá trị tinh thần đó.
+ Đề cao quyền sống con người, đồng cảm, trân trọng, ngợi ca tình yêu lứa đôi.
- Đòi hỏi xã hội cần trân trọng những giá trị tinh thần (nghệ thuật, thi ca,…) và chủ nhân sáng tạo ra những giá tị đó.( đây là một trong những khía cạnh biểu hiện cái nhin nhân đạo sâu sắc mới mẻ của ND )
→ ND – tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa tròn văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
Đặc sắc nghệ thuật
- Thành công ở nhiều thẻ loại thơ ca cổ Trung Quốc : ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành.
- Sử dụng thơ lục bát, thơ song thất lục bát, chữ Nôm đạt tới tuyệt đỉnh.
- Kết hợp nhuần nhuyễn sáng tạo ngôn ngữ bình dân và bác học.
- Việt hóa nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập.
- Vận dụng sáng tạo lời ăn tiếng nói dân gian.
VD : “ Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”
III. Tổng kết
- Nguyễn Du: một thiên tài văn học, đại thi hào, đồng thời là một danh nhân văn hóa thế giới.
Củng cố
GV chốt lại : những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp văn học của ND
Hưỡng dẫn HS học bài ở nhà
- Đọc kĩ SGK. Tìm hiểu thêm các tài liệu viết về ND
- Tìm đọc Truyện Kiều và một số tác phẩm khác của ND.
- Chuẩn bị bài: “ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật”.
File đính kèm:
- Nguyen Du Truyen Kieu.doc