Giáo án Tiết 46 Đọc hiểu- Khái quát văn học Việt Nam Từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức: Nắm được vị trí các giai đoạn phát triển và những đặc điểm cơ bản của văn học trung đại Việt Nam.

2. Kỹ năng: Biết vận dụng các tri thức đã biết để Đọc - hiểu những tác phẩm được đọc trong thời kỳ này.

3. Thái độ, tình cảm: Tình yêu văn học.

II. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ:

1. Câu hỏi: Nêu vị trí của văn học trung đại Việt Nam trong nền văn học dân tộc?

2.Đáp án:

- Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có vị trí vô cùng quan trọng trong nền văn học dân tộc. 3đ

+ Cùng với văn học dân gian, văn học trung đại góp phần làm nên diện mạo của văn học dân tộc.2đ

+ Nó mở đầu cho văn học bằng chữ viết của văn học Việt Nam.2đ

+ Nó đóng vai trò to lớn trong việc hình thành, kết tinh những truyền thống quý bái của nền văn học dân tộc.3đ

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 46 Đọc hiểu- Khái quát văn học Việt Nam Từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 19/11 Giảng ngày 21/11 Tiết: 46 Môn : Đọc hiểu. Khái quát văn học Việt Nam Từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX Tiết 2 A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: Nắm được vị trí các giai đoạn phát triển và những đặc điểm cơ bản của văn học trung đại Việt Nam. 2. Kỹ năng: Biết vận dụng các tri thức đã biết để Đọc - hiểu những tác phẩm được đọc trong thời kỳ này. 3. Thái độ, tình cảm: Tình yêu văn học. II. Phương tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu vị trí của văn học trung đại Việt Nam trong nền văn học dân tộc? 2.Đáp án: - Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có vị trí vô cùng quan trọng trong nền văn học dân tộc. 3đ + Cùng với văn học dân gian, văn học trung đại góp phần làm nên diện mạo của văn học dân tộc.2đ + Nó mở đầu cho văn học bằng chữ viết của văn học Việt Nam.2đ + Nó đóng vai trò to lớn trong việc hình thành, kết tinh những truyền thống quý bái của nền văn học dân tộc.3đ III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) . Tìm hiểu một số đặc điểm của văn học trung đại. 2. Nội dung: III. Một số đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam ?Văn học trung đại Việt Nam có những đặc điểm cơ bản gì? Cho biết nội dung đặc điểm ấy và nêu ví dụ chứng minh? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. a.Văn học gắn bó với vận mệnh đất nước. b.Luôn hấp thụ nguồn mạch văn học dân gian. c.Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc trên tinh thần dân tộc tạo nên giá trị văn học đậm đà bản sắc Việt Nam. d.Văn học Việt Nam ảnh hưởng thi pháp trung đại,luôn vận động theo hớng dân tộc, dân chủ hoá a.Văn học gắn bó với vận mệnh đất nước. ? Tại soa nói văn học gắn bó với vận mệnh đất nớc và con người? Chứng minh nhận định trên? Nhóm 1 thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung? + Bài ca yêu nước + Những tác phẩm thể hiện sự băn khoăn day dứt trước số phận của con người. + Chủ đề nổi bật của văn học trung đại là ã Chủ nghĩa yêu nớc ã Chủ nghĩa nhân đạo ã Chủ nghĩa anh hùng Chứng minh bằng những áng văn được mệnh danh là “Hùng văn thiên cổ”. Đó là bài thơ: - “Nam quốc sơn hà” - “Hịch tướng sĩ” - Trần Quốc Tuấn - “Bình Ngô đại cáo” - Nguyễn Trãi - “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” - Nguyễn Đình Chiểu Thơ văn yêu nước của văn học trung đại thời kì đầu gắn liền với tư tưởng trung quân. Đến cuối thế kỉ XIX vua đầu hàng giặc thì tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức trách nhiệm của nguời dân với đất nước. ã Tình cảm thiết tha với đất nước ã Ngợi ca tấm gơng trung nghĩa cao cả ã Niềm tự hào với lịch sử dân tộc ã Nỗi đau đớn trước cảnh mất nước, nhà tan. Mỗi con người dù ở tư tưởng khác nhau: hoặc Nho, hoặc Phật, hoặc Lão, hoặc Gia Tô nhưng tất cả đều dễ dàng cảm thông nhau trong tình yêu tổ quốc. - Quan tâm tới số phận con người phải kể tới chủ đề nhân đạo trong văn chương. “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ quan tâm tới số phận dù nhỏ bé như Nhị Khanh, oan khuất như Vũ Nương, bị dồn đuổi đến cùng như Đạo Nhị. Văn chương chú ý tới những khát vọng cháy bỏng được chung sống đoàn tụ với chồng của người chinh phụ, nỗi khát khao thầm kín của người cung nữ, nỗi đau xé lòng của những số phận bất hạnh... Tất cả là nguồn cảm hứng trong sáng tác của Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du. Nhu cầu bức xúc về quyền sống con người, sự bùng nổ mãnh liệt của cá tính là nội dung thơ Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Sự gắn bó với đất nước và số phận con người vừa làm cho văn học Việt Nam giàu chất hùng tráng, vừa thấm giọng điệu cảm thương. b) Luôn hấp thụ nguồn mạch văn học dân gian ? Tại soa nói luôn hấp thụ nguồn mạch văn học dân gian? Chứng minh nhận định trên? Nhóm 2 thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung? + Bất cứ nền văn học của quốc gia nào đều gắn bó và hấp thụ nền văn học dân gian. + Riêng ở nước ta đặc điểm này càng thấy rõ. Trớc khi văn trung đại ra đời, ta đã có nền văn học dân gian. - Văn học dân gian cung cấp về đề tài, cốt truyện những phương pháp nghệ thuật và định hướng bảo tồn văn học dân tộc. Chứng minh “Việt điện u linh tập”, “Lĩnh Nam trích quái” các tác giả đều su tầm, viết lại các truyền thuyết dân gian của ngời Việt. Đặc biệt “Thánh Tông di thảo”, “Truyền kì mạn lục”, “Nam triều công nghiệp diễn chí”, “Hoàng Lê nhất thống chí” bên cạnh chất sử thi anh hùng cũng thấp thoáng nụ cời hóm hỉnh dân gian (chi tiết phò Trịnh Tông lên ngôi chúa, đặt Trịnh Tông lên mâm đội lên đầu của kiêu binh). Các thể thơ lục bát, song thất lục bát đều có nguồn gốc từ ca dao dân ca. + Các tác giả lớn đều tắm mình trong suối nguồn của văn học dân gian. c) Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc trên tinh thần dân tộc tạo nên giá trị văn học đậm đà bản sắc Việt Nam. ? Tại soa nói Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc trên tinh thần dân tộc tạo nên giá trị văn học đậm đà bản sắc Việt Nam ? Chứng minh nhận định trên? Nhóm 3 thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung? - Đây là đặc điểm quan trọng của văn học trung đại Việt Nam. + Nghìn năm Bắc thuộc, người Trung Hoa đã đem văn hoá Hán truyền vào Việt Nam. + Tiếp thu hình thức ngôn ngữ Hán (chữ viết, thể loại). - Tuy nhiên cha ông ta đã cố gắng Việt hoá: + Thơ Đường viết bằng chữ Nôm + Dùng chữ Hán đọc theo âm tiếng Việt + Truyện truyền kì ít màu sắc ma quái d) Văn học Việt Nam ảnh hưởng thi pháp trung đại, luôn vận động theo hớng dân tộc, dân chủ hoá ? Tại soa nói văn học Việt Nam ảnh hưởng của thi pháp văn học trung đại ? Chứng minh nhận định trên? Nhóm 4 thảo luận cử đại diện trình bày trước lớp, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung? + Tính quy phạm khắt khe về thể loại + Đối lập giữa nhã và tục + Đề cao mẫu mực cổ xa + Tính phi ngã, coi nhẹ biểu hiện cá tính con ngời + Các điển tích, tợng trng ớc lệ Song văn học vận động theo chiều hướng dân tộc, dân chủ hoá. + Xuất hiện văn thơ chữ Nôm + Yếu tố dân gian cùng nội dung hiện thực đã phá vỡ dần tính quy phạm (Nguyễn Du - Hồ Xuân Hơng, Nguyễn Công Trứ) Củng cố Khái quát kiến thức cơ bản. Theo dõi, tổng hợp kiến thức. - Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX phát triển qua bốn giai đoạn. - Văn học không ngừng phát triển, kế thừa, tiếp thu văn học dân gian và các nớc lân cận, đặc biệt là Trung Quốc. - Hết thế kỉ XIX, văn học trung đại kết thúc vai trò của mình nhng đã để lại cho đời sau kho tàng quý giá trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật. *Về nội dung: Phản ánh chân thật, sinh động đời sống tâm linh của con ngời Việt Nam trong mời thế kỉ trung đại. *Hình thức: + Để lại kinh nghiệm sáng tác, các thể loại cả chữ Nôm và chữ Hán. Bài tập nâng cao 1. Tìm hiểu mối quan hệ lịch sử xã hội và lịch sử văn học Việt Nam? ? Làm bài tập 1 sgk? Đọc, độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. a) Văn học phản ánh chân thực lịch sử chính trị xã hội + Hai lần chiến đấu và chiến thắng quân Tống + Ba lần chiến đấu và chiến thắng quân Nguyên + Hai mơi năm bền bỉ chống quân Minh Các sự kiện này đã tạo cho văn học thể hiện sâu sắc chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc, đề cao tinh thần quyết chiến quyết thắng (văn thơ thời Lí, Trần, Lê). b) Xã hội phong kiến tàn lụi dần văn học vẫn phát triển trên hai lĩnh vực phơi bầy hiện thực xã hội và đề cao khát vọng con người. + Truyền kì mạn lục + Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Đặng Trần Côn + Thơ Hồ Xuân Hơng + Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xơng + Dù ảnh hởng ở t tởng Nho, Phật, Lão nhng văn học Việt Nam vẫn gắn liền với tinh thần dân tộc, thống nhất với nhau ở tình yêu Tổ quốc, ở lòng vị tha. c) Khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ra chế độ mới + Văn học trung đại kết thúc chuyển sang thời kì hiện đại + Vẫn phát huy bản chất của dân tộc. 2. Tìm hiểu quan niệm văn học trung đại và một số thể loại văn học thời kì đó? ? Làm bài tập 1 sgk? Đọc, độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. a) Quan niệm của văn học thời trung đại về con người + ảnh hưởng của đạo Nho đã quyết định thể chế chính trị + kinh tế + xã hội. Đó là hình thức: *Hoàng đế chuyên chế + làng họ + gia đình làm kinh tế tự túc và cống nạp. Hình thức này tạo ra bốn giai cấp: Sĩ, nông, công, thương. Trong đó hai nhân vật quan trọng là nhà nho và nông dân. Trong tầng lớp sĩ phu có hai mô hình nhân cách là quân tử, tiểu nhân. + Nhà nho chú ý con người xã hội hơn con người tự nhiên, chú ý con người đạo đức hơn con người trí tuệ. + Con người do trời sinh ra nên nhận ở trời “tính” và “mệnh”. Tính con người vốn thiện, mang sẵn mầm mống, nhân nghĩa, lễ, trí. Con người sống trong cộng đồng: nhà, họ, làng, nước. Cộng đồng giống như gia đình có thân, sơ, trên, dới. Tính con ngời vốn thiện nhưng do hoàn cảnh mà sinh ác. Vì vậy mỗi người phải học tu dưỡng, cả xã hội phải lo giáo hoá cho con người thuần hậu. Mệnh là sự quy định của trời. Sống chết có mệnh, giàu sang tại trời. Con người không tự quyết định. Nhưng con người có tự do là chịu trách nhiệm giữa trí và ngu, có học hay không học, có đức và không có đức, do có chịu tu dưỡng và không tu dưỡng. Đây là chỗ nỗ lực của mỗi người. + Người quân tử và tiểu nhân lúc đầu phân theo đẳng cấp, sau phân theo có học và không có học, có đức và không có đức. Người quân tử sông theo lí tưởng nhân nghĩa, yêu thương con người, sống đúng đắn và có trách nhiệm với con người. Người quân tử sống theo lễ chứ không theo lợi, không chạy theo lòng dục, không quan tâm tới lợi ích cá nhân. Nhưng người quân tử lại có ý thức về bản thân mình để có trách nhiệm với mọi người, không ngừng nỗ lực học tập, tu dưỡng, nhìn nhận giá trị của bản thân mình. b) Về một thể loại văn học Trong thể loại văn xuôi thời trung đại, văn tế được sử dụng nhiều. Văn tế dùng vào nhiều mục đích: + Tế thần, thánh + Tế mừng tuổi thọ + Tế mừng khi được thăng quan tiến chức + Tế người chết (tế ma) Dần dần chỉ còn lại tế thần, thánh và tế người chết. ở mỗi loại văn tế có lời lẽ và nội dung khác nhau nhưng có điểm giống nhau là hình thức trang trọng và tôn kính, có bố cục giống nhau. ở bài văn tế người chết (tế ma) hay còn gọi là điếu văn (Bài văn thể hiện lòng thơng xót) có bố cục như sau: b1: Phần lung khởi (mở đầu). Phần này thờng bắt đầu bằng hai tiếng “than ôi!” hoặc “Hỡi ôi!” hay “thương ôi!” Nội dung của phần này là nêu lí do tế, ai tế. b2: Thích thực: Phần này thờng bắt đầu bằng các từ “Nhớ linh xa”, “Nhớ ông (bà) xa”, “Nhớ cha (mẹ) xa”. Nội dung kể công đức người chết. b3: Ai vãn. Phần này bắt đầu bằng các từ “chúng tôi nay”, “chúng con nay”. Nội dung thể hiện tấm lòng xót thương, nuối tiếc của người sống với người chết. b4: Kết. Phần này mang ý nghĩa kết thúc bài văn tế, thường mượn cảnh thiên nhiên, sự vật gần gũi để giãi bày tình cảm, bày tỏ sự cô đơn nỗi lòng li biệt. Từ kết thúc là “Hỡi ôi! Thượng hưởng” hoặc cất tiếng gọi tha thiết. e. tham khảo "Văn học của ta, Hán cũng như Việt, đều tiếp nhận của nền văn học phương Bắc nhiều yếu tố hình thức. Trong tự sự, tiểu thuyết chương hồi của ta cha đi được xa, nhưng Hoàng Lê nhất thống chí vẫn có những nét độc đáo. Truyền kỳ, chí quái truyền sang ta đã nhanh chóng vượt lên mà thành những truyện ngắn đích thực với Nguyễn Dữ, mà di lu có cái sẽ xuất hiện trở lại và nâng cao lên với truyện của Bác Hồ. Độc đáo hơn là sự tiếp thu đối với phú. Phú nước ngoài, phong cách trang trọng. Vào Việt Nam, phú chấp nhận mọi đề tài, kể cả đề tài thông tục, hoạt kê: phú đánh tổ tôm, phú thầy đồ ngông... Cha nói văn tế theo thể phú, tế thật có khi cả tế chơi nh Mụ Quỳnh tế lão Cớng của Tú Quỳ. Văn tế sống vợ của Tú Xơng. Ngày nay, phú đã biến mất ở quê hơng của nó, nhng ở ta nó còn tiếp tục sống trong đội ngũ những thể tài châm biếm, đả kích... ... Xét về ý thức hệ tồn tại trong văn học có tính dân tộc và tính nhân dân từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX, nói theo kinh điển, thì ở xã hội ta là ý thức hệ phong kiến, nhng làm cái nền vững chãi cho văn học lại là những t tởng yêu nớc và nhân đạo Việt Nam thời đại đó. Cũng nh xét về lực lợng sáng tác thì hầu hết là những tri thức của giai cấp thống trị từ thiền s, đạo sĩ, nho sĩ, đến quý tộc, quan liêu. Xét về phơng pháp sáng tác, tạm gọi là phơng pháp sáng tác truyền thống, thì là một quan niệm thẩm mỹ mang màu sắc phong kiến đậm tính chất quy phạm và tinh thần vô ngã, một hệ thống loại và thể có trật tự tôn ty chặt chẽ đứng đầu là giáo huấn và thi phú, một sự bất phân giữa chính trị, triết học, lịch sử... Với văn học, những nguyên tắc sáng tác quý tộc với những biện pháp tợng trng, ớc lệ, đối ngẫu, điển cố... pha lẫn nhiều yếu tố của phơng pháp sáng tác dân gian. Và xét về giao lu thì chủ yếu là với các nền văn hóa trong khu vực". Lê Trí Viễn, (Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam) C. Hướng dẫn học bài : - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Nắm vững kiến thức vở ghi. - Làm bài tập sgk.- Đọc soạn bài Tỏ Lòng theo câu hỏi hướng dẫn sgk. Chú ý tìm hiểu quan niệm về trí làm trai của xh pk và văn học trung đại .

File đính kèm:

  • doctiet 46.doc