A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:
-Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của lớp nhà Nho tiên tiến đầu thế kỉ XX: ý tưởng mạnh mẽ, táo bạo, nhiệt huyết sôi trào, khát vọng cứu nước cháy bỏng
-Cảm nhận được giọng thơ tâm huyết, sôi nổi, đầy sức thuyết phục của Phan Bội Châu
-Rút ra những bài học về lẽ sống của thanh niên.
B. TRỌNG TÂM – PHƯƠNG PHÁP:
1. Trọng tâm kiến thức:
Vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng và khát vọng được ra đi.
Giọng thơ tâm huyết sôi sục.
2. Phương pháp: Quy nạp, diễn giảng, so sánh đối chiếu.
C. CHUẨN BỊ:
1. Công việc chính:
- GV tham khảo tài liệu: SGK, SGV - Thiết kế bài học.
- HS chuẩn bị bài mới: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
2. ND tích hợp: Tích hợp: văn học, làm văn, xã hội, lịch sử
72 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3434 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 11 (chương trình chuẩn) - Tuần 19, tiết 73: Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19 Ngày soạn: 18.1.2008
Tiết: 73 Ngày dạy: 21.1.2008
Đọc văn:
Lưu biệt khi xuất dương
(Phan Bội Châu)
)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:
-Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của lớp nhà Nho tiên tiến đầu thế kỉ XX: ý tưởng mạnh mẽ, táo bạo, nhiệt huyết sôi trào, khát vọng cứu nước cháy bỏng
-Cảm nhận được giọng thơ tâm huyết, sôi nổi, đầy sức thuyết phục của Phan Bội Châu
-Rút ra những bài học về lẽ sống của thanh niên.
B. TRỌNG TÂM – PHƯƠNG PHÁP:
1. Trọng tâm kiến thức:
Vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng và khát vọng được ra đi.
Giọng thơ tâm huyết sôi sục.
2. Phương pháp: Quy nạp, diễn giảng, so sánh đối chiếu.
C. CHUẨN BỊ:
1. Công việc chính:
- GV tham khảo tài liệu: SGK, SGV - Thiết kế bài học.
- HS chuẩn bị bài mới: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
2. ND tích hợp: Tích hợp: văn học, làm văn, xã hội, lịch sử…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp – Kiểm diện học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của hs.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu chung
GV cho HS theo dõi phần tiểu dẫn, khái quát những nét lớn về tác giả, tác phẩm
HS trả lời, cần làm rõ các ý sau:
*Về tác giả:
-PBC là một trong những nhà Nho đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm đường cứu nước mới, sáng lập hội Duy Tân, lãnh đạo phong trào Đông Du và xuất dương sang Nhật bản năm 1905. Đến 1925 bị Pháp bắt, giam lỏng ở Huế cho đến lúc mất
-Là “bậc anh hùng, vị thiên sứ được 20 triệu đồng bào trong vòng nô lệ tôn sùng”( Nguyễn Ái Quốc)
-Tác phẩm chính: Hải ngoại huyết thư, VN vong quốc sử
GV gợi mở: Theo em, tại sao PBC không chú tâm trở thành nhà văn mà ông lại là một nhà văn lớn?
Liên hệ: Nguyễn Ái Quốc “Ngâm thơ ta vốn không ham…”
HĐ2: Đọc- hiểu văn bản
@GV gọi 1 HS đọc bài thơ (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ), giọng: tâm huyết hào hùng
Lưu ý một số chú thích để hiểu bài thơ
HS trả lời câu hỏi: Quan niệm chí làm trai của PBC là gì? Tìm chỗ đồng điệu và khác biệt với tư tưởng ấy của các nhà Nho thuở trước như Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ?
HS cần nêu được: lẽ sống đẹp đẽ, dám làm những chuyện lớn lao, đối mặt với trái đất, vũ trụ để tự khẳng định mình. Giọng thơ mạnh mẽ, rắn rỏi
Tư tưởng đó còn thể hiện trong bài”Chơi xuân”:
Giang sơn còn…
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế”
Gần gũi với lí tưởng nhân sinh của Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Công Trứ nhưng táo bạo, quyết liệt hơn
HS trả lời câu hỏi 2/SGK.
Gv gợi: trong bối cảnh đất nước với nhiều thất bại, tâm lí bi quan, buông xuôi sống cảnh “cá chậu chim lồng”…
" Tư tưởng tiến bộ của nhà thơ.
3.Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 3/SGK
Gv gợi: HS cần so sánh với bản dịch nghĩa để hiểu sát hơn
-Non sông chết-sống nhục: nỗi nhục mất nước, không cam chịu sống cuộc đời nô lệ đắng cay
-Hiền thánh học cũng hoài: nguyên tác “si: ngu” " dám đối đầu với cả nền học vấn cũ: sách vở thánh hiền chẳng giúp ích gì được trong hoàn cảnh mất nước.
Từ “ si-ngu” " cảm xúc mạnh
-Nhận thức sâu sắc, suy nghĩ mới mẻ, táo bạo có ý nghĩa tiên phong cho thời đại
4.Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 4/SGK
HS so sánh giữa phiên âm và dịch thơ. Phân tích hình tượng nghệ thuật trong đó?
HS nêu cảm nhận của mình. GV hướng dẫn:
-Các hình ảnh ở 2 câu thơ đều lớn lao kì vĩ: biển Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc tất cả đều hoà nhập với con người trong tư thế bay lên (nhất tề phi). Câu thơ dịch “tiễn ra khơi” quá êm ả, không phù hợp
*Hình tượng đẹp, giàu chất sử thi (trong thực tế đây là một cuộc ra đi bí mật, tiễn đưa chỉ có vài ba đồng chí thân cận nhất, phía trước chỉ có le lói những tia sáng khát vọng ước mơ " vẫn hi vọng hăm hở, quyết tâm dù trách nhiệm đè nặng) Củng cố, luyện tập:
HS đọc ghi nhớ.
GV hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập
HS tìm những câu ở bài Văn tế NSCG về quan niệm sống – chết:
“Thà thác mà đặng câu địch khái…hơn còn mà chịu tiếng đầu Tây…”;“ Sống làm chi…”; “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc…”
I.Tiểu dẫn:
1. Tác giả: (1867-1940)
-Hiệu Sào Nam, quê: Nghệ An
-Là nhà cách mạng kiệt xuất đầu thế kỉ XX chủ trương xuất dương tìm đường cứu nước
-Là nhà văn lớn. Thơ văn chứa đựng tâm huyết, chứa chan lòng yêu nước và là vũ khí sắc bén trong việc tuyên truyền, vận động cách mạng.
2.Bài thơ: Sáng tác 1905, là lời từ giã bạn bè, đồng chí trước lúc sang Nhật.
II.Đọc – hiểu
1.Hai câu đề: Quan niệm về chí làm trai:
-Làm trai phải làm nên chuyện lạ, chuyện lớn lao (sự nghiệp cứu nước)
-Há không ai " Không phó mặc cho trời đất mà phải xoay chuyển càn khôn.
" Khẳng định vai trò, sức mạnh của người làm trai
2.Hai câu thực: Ý thức về cái “tôi”, trách nhiệm lớn lao:
-Trăm năm cần có tớ: khẳng định, ý thức cái “tôi” " khát vọng cao cả, muốn cống hiến cho đời, lưu danh muôn thủơ
-Muôn thuở – há không ai: giọng nghi vấn – khẳng định, tin tưởng
" Quan niệm chữ danh không tầm thường, vị kỉ, xác định trách nhiệm đối với đất nước " Bản lĩnh nhà thơ
3.Hai câu luận: Nỗi đau, nỗi nhục về sự mất nước
-Non sông chết /sống nhục
" Ý thức sự sống – chết, vinh – nhục
" Sự gắn bó giữa cá nhân - đất nước
-Hiền thánh… – học cũng hoài
" Sách vở thánh hiền không giúp gì trong hoàn cảnh mất nước
" Giọng thơ day dứt, xót xa
" Suy nghĩ mới mẻ, táo bạo có ý nghĩa tiên phong cho thời đại
4.Hai câu kết: Tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước:
-“Mong đuổi theo ngọn gió dài”: ý chí, khát vọng lớn lao
-“Ngàn đợt sóng bạc cùng bay”: hình tượng thơ kì vĩ, bay bổng, tư thế trào lên của người ra đi.
" Hăm hở, quyết tâm dù trách nhiệm đè nặng lên vai
*Ghi nhớ
*Luyện tập:
-Nét đồng điệu: Sống nô lệ là nhục nhã không đáng sống, chết vì tổ Quốc là vẻ vang
-Khác:
+Ở NĐC do xu thế bi kịch của thời đại thiên về khẳng định chân lí “thà chết vinh hơn sống nhục”
+Ở Phan Bội Châu: cổ động cho lẽ sống mới: sống như thế nào cho đáng sống.
4.Dặn dò:
Học thuộc bài thơ
Hiểu được tư tưởng mới mẻ của Phan Bội Châu.
Chuẩn bị bài: Nghĩa của câu.
5.Rút kinh nghiệm:
6.Câu hỏi kiểm tra:
1.Bài thơ Xuất dương lưu biệt ra đời trong hoàn cảnh nào?
1905, PBC lên đường sang Trung Quốc để lãnh đạo phong trào Đông du.
1905, PBC lên đường sang Nhật Bản để lãnh đạo phong trào Đông du.
1905, PBC lên đường sang Thái Lan để lãnh đạo phong trào Đông du.
1905, PBC lên đường sang Sing-ga-po để lãnh đạo phong trào Đông du.
2. Bài thơ Xuất dương lưu biệt được viết bằng:
Chữ Hán, thể thơ thất ngôn bát cú.
Chữ Nôm, thể thơ thất ngôn bát cú.
Chữ quốc ngữ, thể thơ thất ngôn bát cú.
Chữ Nôm, thể thơ song thất lục bát.
3.Theo quan niệm của Phan Bội Châu, người con trai sống trên đời phải như thế nào?
A.Phải cao đẹp.
B.Phải kỳ lạ.
C.Phải tài giỏi.
D.Phải mạo hiểm.
Tuần: 19 Ngày soạn: 19.1.2008
Tiết: 74 Ngày dạy: 22.1.2008
Tiếng Việt:
Nghĩa của câu
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:
Nắm được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng.
Nhận ra và biết phân tích hai thành phần nghĩa của câu, diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.
B.TRỌNG TÂM – PHƯƠNG PHÁP:
1. Trọng tâm kiến thức: hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
2. Phương pháp: Quy nạp, diễn dịch, thảo luận nhóm.
C.CHUẨN BỊ:
1.Công việc chính:
- GV tham khảo tài liệu: SGK, SGV - Thiết kế bài học.
- HS chuẩn bị bài mới: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
2.ND tích hợp: Tích hợp: văn học, làm văn
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp – Kiểm diện học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của hs.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Hdẫn HS tìm hiểu ngữ liệu trong SGK và trả lời câu hỏi.
* Từ hai ví dụ trên, em hãy cho biết: Nghiã của câu là gì?
* Thơng thường trong một phát ngơn (hay một câu) cĩ mấy thành phần nghĩa?
HĐ2: Hdẫn HS tìm hiểu nghĩa sự việc.
•Sự việc là gì?
•Trong thực tế khách quan,
cĩ những loại sự việc phổ biến nào tác động và tạo nên nghĩa sự việc của câu?
•Qua phân tích ngữ liệu, em hãy cho biết: Thế nào là nghĩa sự sự việc?
•Nghĩa sự việc thường được biểu hiện trong câu như thế nào?
Thực hành về nghĩa sự việc:
- Các tổ làm bài theo nhĩm:
+ Bài 1: Tổ 1+2
+ Bài 2: Tổ 3+4.
Gọi 1 hs đại diện nhóm trình bày. HS khác góp ý.
GV nhận xét đánh giá
Hdẫn câu c:
- Câu c:
Câu này cĩ hai sự việc và hai tình thái:
+ Sự việc thứ nhất: họ cũng phân vân như mình: thái độ phỏng đốn chưa chắc chắn ( từ “dễ”= cĩ lẽ, hình như…).
+ Sự việc thứ 2: mình cũng khơng biết rõ con gái mình cĩ hư hay khơng
là người nĩi nhấn mạnh bằng 3 từ tình thái (“đến chính ngay mình”)
I.HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU
1. Tìm hiểu ngữ liệu: SGK
2.Nhận xét:
- Nghĩa của phát ngơn chính là nội dung mà phát ngơn biểu thị.
- Mỗi câu thường cĩ hai thành phần nghĩa:
+ Nghĩa sự việc (nghĩa biểu thị thơng tin): là nghĩa đề cập đến một sự việc (hay nhiều sự việc).
+ Nghĩa tình thái (nghĩa biểu thị tình cảm): là sự bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nĩi đối với sự việc đĩ.
II.NGHĨA SỰ VIỆC:
1.Tìm hiểu ngữ liệu:
-Sự việc là những hiện tượng, sự kiện, những hoạt động (ở trạng thái động hoặc tĩnh) cĩ diễn biến trong thời gian, khơng gian hay những quan hệ giữa các sự vật…
-Một số loại sự việc phổ biến tạo nên nghĩa của câu:
+ Sự việc biểu hiện hành động.
+ Sự việc biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm,tư thế, tồn tại
+ Sự việc biểu hiện quan hệ.
* Lưu ý:
- Ở sự việc tồn tại, cĩ thể câu chỉ cĩ 2 bộ phận:
+ Động từ tồn tại ( cĩ, cịn, mất, hết..).
+ Sự vật tồn tại ( khách, tiền, gạo, đệ tử, ơng, tơi…)
+ Cĩ thể thêm bộ phận thứ 3: nơi chốn hay thời gian tồn tại (Trong nhà cĩ khách).
+ Ở vị trí động từ tồn tại, cĩ thể là động từ hay tính từ miêu tả cách thức tồn tại (Ngồi song thỏ thẻ oanh vàng)
- Ở sự việc quan hệ thì cĩ nhiều loại quan hệ như đồng nhất, sở hữu, so sánh ( tương đồng hay tương phản), nguyên nhân, mục đích…
2.Khái niệm:
- Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu.
- Nghĩa sự việc thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đĩng vai trị chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
LUYỆN TẬP:
1/ Bài 1: Phân tích nghĩa sự việc ở từng câu trong bài thơ.
-Câu 1: diễn tả 2 sự việc ( ao thu lạnh, nước trong): sự việc trạng thái.
-Câu 2: một sự việc ( thuyền bé): đặc điểm.
-Câu 3: một sự việc (sĩng gợn): quá trình.
-Câu 4: một sự việc( lá đưa nhanh): quá trình.
-Câu 5: hai sự việc ( tầng mây lơ lửng): trạng thái;
(trời xanh ngắt): đặc điểm.
-Câu 6: hai sự việc ( ngõ trúc quanh co): đặc điểm;
(khách vắng): trạng thái.
-Câu 7: Hai sự việc( tựa gối, buơng cần): tư thế.
- Câu 8: Một sự việc ( cá đớp): hành động.
2. Bài 2: Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong các câu:
- Câu a:
+ Nghĩa sự việc: nĩi về Xuân.
+ Nghĩa tình thái: sự cơng nhận sự danh giá là cĩ thực ( thể hiện ở các từ thực), nhưng chỉ thực ở một phương diện nào đĩ (kể); cịn ở phương diện khác thì là điều đáng sợ.
- Câu b:
+ Nghĩa sự việc: Qủan ngục nghĩ về việc chọn nghề của mình và thầy thơ lại.
+ Nghĩa tình thái: thể hiện một phỏng đốn chỉ mới là khả năng, chứ chưa hồn tồn chắc chắn về việc chọn nhầm nghề.
4.Dặn dò:
Học bài.
Làm các bài tâp vào vở.
Soạn: Thao tác lập luận bác bỏ.
5.Rút kinh nghiệm: Nên dành nhiều thời gian hơn cho phần luyện tập.
6.Câu hỏi kiểm tra:
1.Câu không có thành phần nghĩa nào?
Nghĩa sự việc.
Nghĩa tình thái.
Nghĩa hình tượng.
2.Ý nào nói không đúng về nghĩa sự việc?
Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc trong hiện thực.
Nghĩa sự việc là sự việc xảy ra trong hiện thực, được con người nhận thức và biểu hiện trong câu.
Mỗi câu thường biểu hiện một nghĩa sự việc.
Mọi câu đều có nghĩa sự việc.
Tuần: 19 Ngày soạn: 19.1.2008
Tiết: 75 Ngày dạy: 22.1.2008
Làm văn:
Thao tác lập luận bác bỏ.
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:
- Hiểu được mục đích, yêu cần của thao tác lập luận bác bỏ.
- Biết cách bác bỏ trong bài văn nghị luận
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng bác bỏ trong nghị luận
B.TRỌNG TÂM – PHƯƠNG PHÁP:
1. Trọng tâm kiến thức: Cách thức lập luận bác bỏ.
2. Phương pháp: Quy nạp, diễn dịch, thảo luận nhóm.
C. CHUẨN BỊ:
1. Công việc chính:
- GV tham khảo tài liệu: SGK, SGV - Thiết kế bài học.
- HS chuẩn bị bài mới: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
2. ND tích hợp: Tích hợp: văn học, làm văn
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp – Kiểm diện học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của hs.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
Thế nào là bác bỏ?
HS: Trả lời câu hỏi. GV bổ sung: Bác bỏ là bác đi, gạt đi, không chấp nhận.
GV: Ngoài cuộc sống cũng như trong bài nghị luận, ta dùng thao tác bác bỏ nhằm mục đích gì?
HS: trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét bổ sung .
GV: Để bác bỏ thành công ta cần nắm vững những yêu cầu nào?
HS: thảo luận và trả lời câu hỏi.
HĐ2: Cách bác bỏ.
Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi phần II/24, 25
GV: Ở đoạn trích ( a) luận điểm nào bị bác bỏ?
Bác bỏ luận điểm là gì? ® là bác bỏ nhận định, kết luận không đúng thực tế, phản khoa học, phản đạo lí…
HS: thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày.
GV: Tác giả đã bác bỏ bằng cách nào?
HS: thảo luận và trả lời câu hỏi.
GV: Ở đoạn trích (b) luận cứ nào bị bác bỏ?
Bác bỏ luận cứ là gì?® bác bỏ về lí lẽ và dẫn chứng.
HS: thảo luận và trả lời câu hỏi.
GV: Cách bác bỏ ra sao?
HS: trả lời câu hỏi.
GV: Ở đoạn trích ( c) cách lập luận nào bị bác bỏ?
HS: trả lời câu hỏi.
GV: Từ những việc phân tích VD trên, các em hãy rút ra kết luận về cách thức bác bỏ?
HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi. GV bổ sung:
Mở bài: Nêu ý kiến sai lệch.
Thân bài: Dùng dẫn chứng kết hợp với lí lẽ để bác bỏ.
Kết luận: Nêu ý kiến, quan điểm đúng hoặc rút ra bài học, việc làm cần thiết.
Đọc ghi nhớ SGK /26
HĐ3: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm phần luyện tập
HS thảo luận theo nhóm. Cử đại diện trình bày.
GV nhận xét đánh giá theo nhóm.
Bài tập 2: HS về nhà làm.
I.Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
1.Mục đích:
Để nghị luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục, cần phải bác bỏ tức là dùng các lí lẽ và dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ ra những sai lầm, lệch lạc thiếu khoa học của một quan niệm, ý kiến nào đó.
2.Yêu cầu:
Nắm chắc những sai lầm của quan điểm, ý kiến cần bác bỏ.
Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thyết phục.
Thái độ thẳng thắn, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận.
II.Cách bác bỏ:
1.Tìm hiểu ngữ liệu:
a.Luận điểm: “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh” bị bác bỏ.
+ Tác giả bài viết đã đưa ra những lí lẽ dẫn chứng xác đáng để bác bỏ rằng luận điểm trên là không có cơ sở.
+ Để bác bỏ có sức thuyết phục, tác giả bài viết còn dẫn ra các dẫn chứng để so sánh như Pa-xcan, những thi sĩ Anh Cát Lợi, Na-Uy, Đan Mạch.
+ Cơ sở cuối cùng để bác bỏ là “kẻ tạo ra truyện Kiều” không thể là “một con bệnh thần kinh”
b.Luận cứ cho rằng “tiếng nước mình nghèo nàn” bị tác giả bài viết bác bỏ
+Chỉ ra nguyên nhân và tác hại của luận cứ trên: nguyên nhân là thiếu hiển biết về tiếng mẹ đẻ, vốn từ còn nghèo hơn cả “những người phụ nữ nông dân”. Tác hại là “ từ bỏ tiếng mẹ đẻ” “ không có tinh thần dân tộc”
c. Cách lập luận bị bác bỏ trong VD này là “ Tôi hút thuốc, tôi bị bệnh, mặc tôi”
Þ Người viết bài này đã xuất phát từ thực tế và những kết luận của khoa học để bác bỏ: hút thuốc không chỉ làm hại bản thân mà còn đầu độc những người xung quanh.
2. Cách thức bác bỏ:
-Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân .
-Phân tích từng khía cạnh, sai lệch, thiếu chính xác của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy
III.Luyện tập:
1.a.Bác bỏ quan điểm: cứng quá thì gãy từ đó mà đổi cứng ra mềm. à Lí lẽ và dẫn chứng trực tiếp. Giọng văn dứt khoát, chắc nịch.
b.Bác bỏ quan điểm sai lầm: thơ là những lời đẹp. à Dùng dẫn chứng bác bỏ. Giọng văn nhẹ nhàng tế nhị.
*Bài học: khi bác bỏ, cần lựa chọn mức độ bác bỏ và giọng văn sát hợp.
4.Dặn dò: Học bài. Làm bài tập. Soạn bài Hầu Trời.
5.Rút kinh nghiệm: Nên dành nhiều thời gian cho việc luyện tập.
6.Câu hỏi kiểm tra: Không.
Tuần: 20 Ngày soạn: 25.1.2008
Tiết: 76+77 Ngày dạy: 28.1.2008
Đọc văn: Hầu Trời
-Tản Đà-
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:
-Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà(tư tưởng thoát li, ý thức về “cái tôi”, cá tính “ngông”) và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca Việt Nam vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX (về thể thơ, cảm hứng, ngôn ngữ )
-Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ Tản Đà
B.TRỌNG TÂM – PHƯƠNG PHÁP:
1. Trọng tâm kiến thức:
-Phân tích tập trung đoạn thơ tả cảnh Tản Đà đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe, làm nổi “cái tôi” cá nhân mà thi sĩ muốn thể hiện: một “cái tôi” ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng thơ, về giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời.
-Những dấu hiệu mới về mặt nghệ thuật: chất thơ gắn với cảm xúc của con người cá nhân; ngữ điệu câu thơ gần với lời nói thường; sự bình dân hóa các hình tượng vốn mang tính chất cao quý của thơ cổ điển; bài thơ được chia làm nhiều khổ…
2. Phương pháp: Phát vấn, trao đổi nhanh, thảo luận, diễn giảng, bình...
C. CHUẨN BỊ:
1. Công việc chính:
- GV tham khảo tài liệu: SGK, SGV - Thiết kế bài học.
- HS chuẩn bị bài mới: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
2. ND tích hợp: Tích hợp: văn học, làm văn
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp – Kiểm diện học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của hs.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
Tiết 76:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản và tác giả
* GV dựa vào phần Tiểu dẫn (SGK), sử dụng phương pháp phát vấn nhanh; nội dung tích hợp: lịch sử, văn hóa, văn học theo trục dọc, trục ngang
- Kết hợp với việc tái hiện kiến thức trong CT THCS, trình bày những hiểu biết về tiểu sử, đặc điểm con người Tản Đà?
-Tại sao Hoài Thanh lại gọi tác giả là người của hai thế kỉ
- Nhận xét về cá tính văn chương của Tản Đà
* GV cùng HS đưa ra một số dẫn chứng liên quan đến cá tính văn chương: Muốn làm thằng Cuội, Có ngày xe lửa đi qua…
-Yêu cầu HS cho biết thể loại của văn bản, những nét khác biệt với các thể thơ khác trong VHTĐ: hình thức thơ, ngôn ngữ…? Nội dung của văn bản và bài học (in chữ lớn) có gì đặc biệt? (Câu chuyện kể bằng thơ)
-Tình huống tác giả đưa ra là gì? Tình huống này đã xuất hiện trong những tác phẩm nào? (Muốn làm thằng Cuội, Chuyện chú Cuội, Cóc kiện Trời, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Ngọc Nữ về tay chân chủ – Lê Thánh Tông)
Hoạt động 2: Tổ chức cho HS đọc văn bản
* GV nêu yêu cầu về cách đọc hoặc để HS đọc và rút ra nhận xét về cách đọc cần thiết trong văn bản: Đọc phần cần tìm hiểu kĩ trong văn bản
* Trao đổi nhanh: GV yêu cầu HS nêu những cảm nhận chung nhất về nội dung và nghệ thuật của văn bản? ( tình huống, giọng thơ, ngôn ngữ sử dụng…)
* GV phát vấn nhanh để kiểm tra việc hiểu từ ngữ của HS trong khi đọc và chuẩn bị bài ở nhà: Tâm, Cơ, thiên tào, trích tiên…
Hoạt động 3: Tổ chức HS tìm hiểu văn bản
* GV sử dụng phương pháp phát vấn giúp HS từng bước phân tích khổ thơ đầu
-Thời gian xảy ra câu chuyện? Tâm trạng của nhân vật trữ tình, tác giả? Hình thức, cấu trúc, giọng điệu của câu thơ? Nhận xét về cách vào đề của tác giả?
Tiết 77:
* GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm.
GV chia nhóm theo vị trí bàn ( 3 bàn/nhóm ), quy định về thời gian: 5phút, yêu cầu viết vào phiếu, cử đại diện trình bày (GV chỉ định bất kì). GV phát phiếu thảo luận
GV quan sát, lắng nghe, lý giải, định hưởng, tham gia cùng HS từng nhóm
* GV yêu cầu HS trình bày phần thảo luận của mình, HS nhóm khác nghe, bổ sung, góp ý. GV giúp HS gút lại từng vấn đề trong câu thảo luận để có lượng kiến thức cần thiết.
Tìm các chi tiết thể hiện thái độ của tác giả khi đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe. Nhận xét về thái độ ấy.
- Ý nghĩa của cách giới thiệu có lớp lang rộng của Tản Đà?
Tìm các chi tiết thể hiện thái độ của Trời và các chư tiên khi đón tiếp và nghe tác giả đọc thơ
- Nhận xét của chư tiên và nhà Trời: lấy làm hay, vỗ tay, thật tuyệt, lắng tai nghe, trần gian có ít: Nhời văn như sao băng … Ị hết lòng tán thưởng, ngưỡng mộ, ước ao: anh gánh lên đây bán chợ Trời Ị dí dỏm của ngôn ngữ
Nhận xét về cá tính nhà thơ và niềm khát khao của thi sĩ khi lên hầu Trời và đọc thơ, giới thiệu mình với nhà Trời.
* GV bình cách thể hiện cá tính và niềm khát khao chân thành của thi sĩ nói chung và Tản Đà là đại diện tiêu biểu trong thời đại mới (trong tương quan với HXH, ND,NCT của VHTĐ); Tích hợp theo trục dọc về tác giả
* HS nhận xét về thái độ sống ấy, bây giờ có phù hợp không?
Nhận xét về giọng kể của tác giả. Chứng minh?
* GV bình ngắn: Tình huống lãng mạn, hình ảnh Trời, tiên khác với hình ảnh ấy trong VHTĐ: gần gũi, chân thực, giống con người a/h của VHDG: Ngồi buồn đốt một đống rơm, Khói bay nghi ngút chẳng thơm tí nào. khói bay lên tận thiên tào. Ngọc Hoàng phán thằng nào đốt rơm
* GV cho HS trao đổi nhanh (1-2phút) và sử dụng phương pháp phát vấn: Đoạn thơ nào có chất hiện thực trong văn bản? Chất hiện thực đó là gì? Tản Đà nói đến nhiệm vũ truyền bá “thiên lương” mà Trời giao cho là có ý gì? Ý nghĩa của đoạn thơ, đặt trong hoàn cảnh của những năm 20 của thế kỉ XX? Tình cảnh văn chương hạ giới và cuộc sống của các nhà văn thời đó như thế nào?
* GV cùng HS mở rộng thêm, cung cấp những chi tiết thực về cuộc đời tác giả và các nhà văn khác: Nam Cao, Xuân Diệu…
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức
* GV yêu cầu HS tóm lược lại những nét chung về nội dung và nghệ thuật của văn bản. Sau đó cho HS đọc lại phần Ghi nhớ(SGK) để kiểm tra, hệ thống lại kiến thức đã học
* Tổ chức cho HS làm bài 1 - phần Luyện tập tại lớp. HS suy nghĩ 1-2 phút và GV gọi HS nói tại lớp; Bài 2: GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời (nếu còn thời gian ở lớp, nếu không, sẽ là câu hỏi để kiểm tra bài cũ vào tiết sau)
A.Tìm hiểu chung
1.Tác giả:
-Nguyễn Khắc Hiếu ( 1889 – 1939 ), sông Đàø núi Tản - Hà Tây
-Sống trong buổi giao thời
-Mang dấu
File đính kèm:
- nguvan11 HKII.doc