Giáo án Ngữ văn lớp 11 tuần 15

- Hiểu được tình cha con nghĩa nặng qua tâm trạng và hành động.

- Nắm được tình huống truyện và khả năng thúc đầy sự kiện của lời thoại, ngôn ngữ và tính cách nhân vật mang đậm sắc thái Nam Bộ.

1/ Kiến thức

- Tình cha con nghĩa nặng.

- Lời thoại của cha và con thúc đẩy mâu thuẫn của truyện.

2/ Kĩ năng

Đọc – hiểu đoạn trích theo đặc trưng thể loại.

3/ Thái độ

Giáo dục đạo đức, bổn phận làm con của các em.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1/ Giáo viên

- Phương pháp: diễn giảng, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi mở, đàm thoại

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức Ngữ văn THPT lớp 11, giáo án, truyện ngắn Hồ Biểu Chánh.

2/ Học sinh

- Học bài cũ, soạn kĩ bài, SGK, SBT.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1/ Ổn định lớp

2/ Kiểm tra bài cũ

Vở bài tập, bài soạn của học sinh.

3/ Bài mới

* Dẫn nhập

Hồ Biểu Chánh là một nhà văn rất quen thuộc của nhân dân Nam Bộ. Ông là tác giả của hơn 60 cuốn tiểu thuyết, ông được xem là một trong số ít người tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Tiểu thuyết của ông không những đã phản ánh một cách chân thực cuộc sống của nhân dân Nam Bộ mà còn thể hiện đạo đức tốt đẹp của con người giữa cuộc đời. Tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng đã nêu bật tình cảm xúc động của nhân vật cha Sửu và nhân vật con Tí mà đoạn trích hôm nay chúng ta được học là một

đoạn trích tiêu biểu.

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 11 tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Tiết 57 + 58 + TC15 Ngày soạn: 06/11/2011 ĐỌC THÊM: CHA CON NGHĨA NẶNG – HỒ BIỂU CHÁNH VI HÀNH – NGUYỄN ÁI QUỐC TINH THẦN THỂ DỤC – NGUYỄN CÔNG HOAN CHA CON NGHĨA NẶNG ( Hồ Biểu Chánh) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Hiểu được tình cha con nghĩa nặng qua tâm trạng và hành động. - Nắm được tình huống truyện và khả năng thúc đầy sự kiện của lời thoại, ngôn ngữ và tính cách nhân vật mang đậm sắc thái Nam Bộ. 1/ Kiến thức - Tình cha con nghĩa nặng. - Lời thoại của cha và con thúc đẩy mâu thuẫn của truyện. 2/ Kĩ năng Đọc – hiểu đoạn trích theo đặc trưng thể loại. 3/ Thái độ Giáo dục đạo đức, bổn phận làm con của các em. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: diễn giảng, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi mở, đàm thoại… - Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức Ngữ văn THPT lớp 11, giáo án, truyện ngắn Hồ Biểu Chánh... 2/ Học sinh - Học bài cũ, soạn kĩ bài, SGK, SBT. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ Vở bài tập, bài soạn của học sinh. 3/ Bài mới * Dẫn nhập Hồ Biểu Chánh là một nhà văn rất quen thuộc của nhân dân Nam Bộ. Ông là tác giả của hơn 60 cuốn tiểu thuyết, ông được xem là một trong số ít người tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Tiểu thuyết của ông không những đã phản ánh một cách chân thực cuộc sống của nhân dân Nam Bộ mà còn thể hiện đạo đức tốt đẹp của con người giữa cuộc đời. Tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng đã nêu bật tình cảm xúc động của nhân vật cha Sửu và nhân vật con Tí mà đoạn trích hôm nay chúng ta được học là một đoạn trích tiêu biểu. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Em hãy nêu những nét chính về tác giả Hồ Biểu Chánh? - Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích và tóm tắt lại tác phẩm? * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản - Gv hướng dẫn Hs đọc. Yêu cầu Hs đọc rõ ràng, diễn cảm. - Tình huống truyện là gì? Tình huống truyện của đoạn trích có gì đặc sắc? - Tình nghĩa cha con trong đoạn trích được thể hiện như thế nào? - Hãy giới thiệu về người cha? - Người cha rất mong được gặp con nhưng lại không thể gặp được? - Theo em, Trần Văn Sửu là người cha như thế nào? - Tình con đối với cha được thể hiện như thế nào? - Khi nghe lén được câu chuyện giữa cha và ông ngoại, Tý đã có suy nghĩ và hành động như thế nào? - Vì sao Tí lại có suy nghĩ và hành động như thế? - Tí là một người con như thế nào? - Là một người con nếu rơi vào tình cảnh như Tí, em có hành động như Tí không? * Hoạt động 3: Tổng kết - Em hãy khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. - Mặc dù có những thành công về nghệ thuật nhưng đoạn trích vẫn có những hạn chế. Theo em, đó là những hạn chế nào? ( Vẫn còn những hạn chế như ngôn ngữ tường thuật một chiều, tâm lý nhân vật chưa được khắc hoạ sâu sắc.) I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả - Hồ Biểu Chánh (1885 - 1958), tên thật là Hồ Văn Trung. - Quê ở Gò Công, Tiền Giang. - Thủa nhỏ có học chữ Nho, sau học quốc ngữ. - Năm 1909 bắt đầu sự nghiệp sáng tác, thành công ở thể loại tiểu thuyết hiện đại. Ông để lại 64 cuốn tiểu thuyết đậm dấu ấn Nam Bộ. 2/ Tác phẩm - Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần cuối của tác phẩm. - Xuất bản: 1929 - Tóm tắt: Sgk II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ Tình huống truyện - Tình Huống truyện: Sau nhiều năm trốn tránh, quá nhớ thương các con, Trần văn sửu tìm con nhưng không được gặp vì ông ngoại thằng Tý không muốn liên luỵ đến các cháu, Trần Văn Sửu ra đi, thằng Tý biết được đuổi theo tìm cha. - Cuộc rượt đuổi đầy kịch tính: cha chạy để thoát thân chạy thật nhanh con chạy đuổi theo cha nên cũng gắng sức chạy thật nhanh. Cuộc con tìm cha thành một cuộc rợt đuỏi gay cấn. Cha cùng đường định nhảy xuống sông tự vẫn con đến kịp cứu cha - Đoạn trích được xem như màn kịch ngắn có mở - thắt nút. Tác giả tạo tình huống giàu kịch tính, sử dụng ngôn ngữ đời thường mộc mạc mang đậm dấu ấn Nam Bộ 2/ Tình nghĩa cha con * Về người cha  - Đã gần 11 năm biệt tích sau lần ngộ sát vợ. - Muốn gặp lại con nhưng gặp cảnh trái lòng. - Mâu thuẫn: hạnh phúc của con > < mong ước được gặp. - Quyết định hi sinh tình cảm vì hạnh phúc của con. -> Là người cha chân thành, chất phác, rất thương vợ và con. Suốt trong những năm lủi trốn xa Sửu không khi nào nguôi nỗi nhớ nhà, nhớ các con, lo cho các con. Không quản hiểm nguy lẻn về thăm con nhưng sợ làm khó và ảnh hưởng đến các con nên lại bấm bụng ra đi, thậm chí định nhảy xuống sông tự tử. * Về người con - Khi Tý còn nhỏ: xảy ra bi kịch gia đình. - Lớn lên Tý hiểu và thương cha, ngầm trách mẹ. - Nghe lén được câu chuyện giữa cha và ông ngoại. -> nảy sinh mâu thuẫn: hạnh phúc cá nhân > < tình mẫu tử. Tý không cầm lòng được, đuổi theo cha. - Ôm chầm lấy cha trò chuyện ân cần, quyết bỏ nhà theo cha để làm lụng nuôi cha. => Trần Văn Tí quả là đứa con hiếu nghĩa, đáng thương, đáng trọng. Anh sẵn lòng hi sinh hạnh phúc cá nhân để giữ trọn đạo làm con. Cội rễ của hành động xuất phát từ tình thương chứ không phải đơn thuần vì nghĩa vụ. III. TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật - Kể chuyện theo trình tự thời gian - Tạo tình huống phức tạp căng thẳng, mâu thuẫn được đẩy lên qua lời thoại, ngôn ngữ giàu màu sắc Nam Bộ 2/ Nội dung Truyện ca ngợi tinh thần sẵn sàng hi sinh về người khác, tình nghĩa cha con, gia đình đó là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. 4/ Hướng dẫn tự học - Tóm tắt cốt truyện của đoạn trích. - Suy nghĩ của em về tình cha con trong đoạn trích và cuộc sống hiện đại ngày nay. VI HÀNH (Nguyễn Ái Quốc) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nắm được tình huống của truyện: bản chất bù nhìn của Khải Định, âm mưu thủ đoạn của bọn Thực dân, thái độ thù địch của chúng với người Việt Nam yêu nước và cách mạng. - Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn. 1/ Kiến thức - Bản chất bù nhìn của Khải Định, âm mưu thủ đoạn của bọn Thực dân, thái độ thù địch của chúng với người Việt Nam yêu nước. - Nghệ thuật tạo tình huống độc đáo, giọng điệu và hình thức kể chuyện độc đáo, ... 2/ Kĩ năng Đọc - hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại. 3/ Thái độ Lên án tên vua bù nhìn Khải Định, căm thù, lật tẩy việc giặc Pháp Xâm lược đô hộ với chiêu bài văn minh khai hóa của chúng đối với đất nước Việt Nam. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: diễn giảng, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi mở, đàm thoại… - Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức Ngữ văn THPT lớp 11, giáo án... 2/ Học sinh - Học bài cũ, soạn kĩ bài, SGK, SBT. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi: Em hãy tóm tắt đoạn trích Cha con nghĩa nặng? Làm rõ tình cha con trong đoạn trích? 3/ Bài mới * Dẫn nhập Trong sáng tạo văn học của Nguyễn Ái Quốc nghệ thuật trào phúng chiếm một vị trí đặc biệt. Với nghệ thuật trào phúng Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày bản chất tàn bạo, giả dối của chế độ thực dân Pháp. Cũng với nghệ thuật ấy. Người bày tỏ thái độ khinh bỉ đối với bọn vua quan bù nhìn bán nước cầu vinh, chỉ riêng đối với sự kiện Khải Định sang Pháp dự cuộc Đấu xảo thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã sáng tác truyện ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc và vở kịch Con rồng tre lên án và chế giễu sâu cay ông vua bù nhìn. Nhân kỉ niệm một năm chuyến đi ô nhục ấy, Nguyễn Ái Quốc lại viết truyện ngắn Vi Hành, biến Khải Định thành đối tượng của những cuộc đàm tiếu khinh bỉ. Vấn đề đặt ra cho tác giả là phải sáng tạo một hình thức nghệ thuật mới để không lập lại chính mình. Sự thành công của tác phẩm Vi hành đã chứng tỏ tài năng nghệ thuật dồi dào, sắc bén của nhà văn Nguyễn Ái Quốc. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Em hãy nêu xuất xứ của truyện ngắn “Vi hành”? - Em có suy nghĩ gì về nhan đề "Vi hành"? ( “Vi hành” là một việc mà các bậc minh quân thường làm để quan sát trực tiếp dân tình từ đó có chính sách hợp lòng dân ) * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản - Gv hướng dẫn Hs đọc. Yêu cầu đọc rõ ràng, thể hiện được giọng điệu mỉa mai của tác giả. - Tác giả đã sáng tạo tình huống độc đáo ở trong truyện như thế nào? - Sự nhầm lẫn của nhân dân Pháp và lời chào đón “nồng nhiệt” của họ “xem hắn kìa, hắn đấy”” cho ta thấy thể diện của Khải Định ở Pari như thế nào? - Chi tiết chính phủ cũng có sự nhầm lẫn thể hiện điều gì? - Tác giả miêu tả ngoại hình, diện mạo của Khải Định ra sao? - Em hãy nhận xét về diện mạo đó? - Khải Định khoác lên người mình những gì? - Trang phục đó như thế nào khi đứng giữa Pa – ri hoa lệ? - Hành vi của hắn ra sao? - Em hãy nhận xét về những hành vi đó? - Gv nói thêm: Một vị quân vương thì hành động phải oai nghiêm, uy quyền đằng này Khải Định hiện lên giống như một tên ăn cắp. - Thông qua lời bàn luận của đôi trai gái chân dung của nhân vật Khải Định được hiện lên rõ nét như thế nào? - Tác giả bày tỏ thái độ như thế nào với nhân vật Khải Định? * Hoạt động 3: Tổng kết - Em hãy cho biết những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Vi hành? - Khái quát giá trị nội dung của tác phẩm? I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Hoµn c¶nh s¸ng t¸c - Sáng tác năm 1923 tại Pa Ri, Pháp đăng trên tờ Nhân đạo ngày 19-2-1923 nhân việc Khải Định được chính phủ Pháp mời sang dự Đấu xảo thuộc địa tai Mác-xây. Tác phẩm nhằm vạch trần bộ mặt xấu xa, bù nhìn của Khải Định và chính sách mị dân của thực dân Pháp. 2/ Nhan đề Dùng từ này để đặt tên cho tác phẩm tác giả có dụng ý mỉa mai Khải Định một tên vua bù nhìn mà cũng học đòi các bậc minh quân, đồng thời cũng là cách chơi chữ tạo sự hấp dẫn độc giả: Khải Định “vi hành” cải trang để làm trò gì ở Pari? II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ Tình huống truyện - Sự nhầm lẫn của đôi trai gái Pháp: cứ tưởng tác giả là vua Khải Định. Nhân dân Pháp nhầm tất cả những người da vàng là Khải Định. - Chính phủ Pháp cũng không nhận ra đâu là Khải Định nên phái người đi bảo vệ tất cả những ai da vàng trên đất Pháp. Tình huống truyện này góp phần thể hiện dụng ý của tác giả và làm nổi bật hình tượng nhân vật. Trước hết, sự nhầm lẫn của đôi trai gái làm nổi bật hình tượng nhân vật vua thuộc địa. - Sự nhầm lẫn của nhân dân Pháp và lời chào đón “nồng nhiệt” của họ “xem hắn kìa, hắn đấy”” cho ta thấy thể diện của Khải Định ở Pari thật thảm hại, là một vị vua, là khách của chính phủ mà Khải Định được đón tiếp như một điều lạ lùng, “mọi người đều biểu đồng tình trước sự có mặt của hắn” với cặp mắt tò mò, “ranh mãnh”. - Còn cả chính phủ cũng nhầm lẫn mới thật tai hại: Khải Định cứ tưởng mình sẽ được đón tiếp long trọng, được xem như một chính khách thế mà hắn cũng chỉ như tất cả những người da vàng thuộc địa, chính phủ cũng chẳng nhận nổi hắn là ai giữa cái nhân quần lam lũ này, thì ra Khải Định cũng chẳng phải mắt rồng mày phượng gì cũng chỉ như phường dân đen mà thôi. Hắn đã làm nhục cả quốc thể khi được đón tiếp như thế. 2/ Nhân vật Khải Định: - Ngoại hình, diện mạo: Cái đầu quấn khăn, mặt bủng như vỏ chanh, mũi tẹt, mắt xếch, trên người mang nhiều lụa là, hạt cườm, tay đeo đầy nhẫn, mang chụp đèn trên đầu. à một diện mạo thật sự tầm thường đâu còn cái oai phong “mắt phượng mày ngài” như thường có theo quan niệm dân gian về các ông vua. - Trang phục: các ngón tay đeo đầy những nhẫn, mặc đủ bộ lụa là và hạt cườm, đầu quấn khăn -> Trang phục kì quái dị hợm, mông muội như từ một thế giới khác đến giữa cái Pari hoa lệ. - Hành vi: lúng ta lúng tung, lén lút đến ga tàu điện ngầm, tập tễnh ăn chơi. Xuất hiện ở các trường đua. -> hành vi vừa đáng cười, đáng khinh vừa đáng ngờ. - Lời bàn luận về Khải Định của đôi trai gái: + Khải Định đem niềm vui, sự giải trí đến cho họ “Nhật báo chẳng có gì để bôi bác lên giấy cả đúng lúc đó thì một anh vua đến” + Khải Định sắp được giám đốc nhà hát múa rối ký hợp đồng biểu diễn trò hề của mình. à trò hề cho chính phủ Pháp mà thôi. - Lời bàn luận của tác giả: “Hay chán cảnh ông vua to muốn làm một công tử bé”, “hay muốn học bạn ngài là “à suy luận của tác giả càng làm nổi bật cái xấu xa và dụng ý muốn sang Pari để ăn chơi của Khải Định. III. TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật - Hình thức một bức thư. - Tạo tình huống độc đáo. - Cách kể chuyện hóm hỉnh, kết hợp giữa kể, tả, viết thư. 2/ Nội dung Vi hành thể hiện rõ thái độ của người dân và chính phủ "bảo hộ" đối với Việt Nam và vị hoàng đế Khải Định đồng thời vạch trần bản chất bịp bợm, xấu xa của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa. 4/ Hướng dẫn tự học - Nắm được cốt truyện của đoạn trích. - Phân tích truyện để làm rõ tính chiến đấu và nghệ thuật trào phúng của tác giả. ------------------------------------------------e±f----------------------------------------------- TINH THẦN THỂ DỤC ( Nguyễn Công Hoan) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nhận thức được bản chất bịt bợm của phong trào thể dục do thực dân Pháp khởi xướng. - Cách dựng cảnh, chọn tình huống, lời thoại, tạo xung đột. 1/ Kiến thức - Cuộc săn lùng người đi xem bóng đá, sự mẫn cán của các chức dịch địa phương và "tinh thần thể dục" của những người dân nghèo đói. - Nghệ thuật dựng cảnh, chọn tình huống, tạo mâu thuẫn. 2/ Kĩ năng Đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại. 3/ Thái độ Học sinh có thái độ phê phán trước những trò bịp bợm của thực dân Pháp và đồng cảm trước số phận của người dân dưới chế độ thực dân. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: diễn giảng, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi mở, đàm thoại… - Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức Ngữ văn THPT lớp 11, giáo án... 2/ Học sinh - Học bài cũ, soạn kĩ bài, SGK, SBT. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ 3/ Bài mới * Dẫn nhập: Nhắc đến Nguyễn Công Hoan là nhắc đến một cây bút châm biếm sắc sảo. Tác phẩm của ông phản ánh những điều xấu xa, cái đáng cười của xã hội đương thời. Thực dân Pháp với những thủ đoạn mị dân, lừa bịp bước vào truyện ngắn Nguyễn Công Hoan như những tên hề, giả tạo và lố bịch.Tiêu biểu phải kể đến truyện ngắn "Tinh thần thể dục" Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung - Học sinh đọc tiểu dẫn Sgk. - Cho biết một vài nét chính về tác giả Nguyễn Công Hoan? - Xuất xứ của tác phẩm? - Gv hướng dẫn đọc theo hình thức phân vai. Chú ý thể hiện đúng giọng điệu của mỗi nhân vật. - Ta nên phân chia bố cục tác phẩm như thế nào? * Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản - Gv yêu cầu Hs đọc lại tờ trát. Cho biết nội dung của tờ trát là gì? - Thể dục thể thao thông thường rất được mọi người ủng hộ nhưng đối với tờ trát này thì sao? - Theo em ý đồ của thực dân Pháp khi tổ chức bóng đá là gì? - Mỗi người đều có thái độ khác nhau đối với tờ phiến trát nhưng chung quy họ đều ra sao? - Ở đây có sự đối lập giữa tinh thần thể dục và tinh thần của người dân. Qua đó tác giả muốn phê phán điều gì? - Nhận xét cách dựng truyện của tác giả? Nếu xem câu chuyện là một vở kịch thì ta có mấy cảnh? Nội dung cụ thể của mỗi cảnh ra sao? - Em hãy cho biết mối quan hệ giữa các cảnh? * Hoạt động 3: Tổng kết Gv hướng dẫn Hs khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật. TC15 - Gv yêu cầu Hs tóm tắt lại đoạn trích "Cha con nghiã nặng" - Phân tích nghệ thuật kể chuyện của Hồ Biểu Chánh qua đoạn trích "Cha con nghĩa nặng" Gv hướng dẫn: Cần phân tích nghệ thuật kể chuyện ở các phương diện như: nghệ thuật tạo dựng tình huống khó xử giữa các nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc và sắc thái Nam Bộ, ngôn ngữ đối thoại thể hiện rõ tính cách và bản chất nhân vật. - Hs làm bài vào vở. Gv kiểm tra. - Nghệ thuật châm biếm được hiểu như thế nào? - Phân tích nghệ thuật châm biếm của tác giả qua truyện "Vi hành". - Gv hướng dẫn: Hs cần chú ý đến những phương diện sau: nghệ thuật tạo tình huống nhầm lẫn, nghệ thuật xây dựng chân dung biếm họa, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và các thủ pháp gây cười, tạo nên giọng điệu trào phúng đặc sắc của thiên truyện. Chú ý lấy dẫn chứng và phân tích dẫn chứng. - Gọi 4 Hs lên bảng làm bài. Gv nhận xét, cho điểm. - Nghệ thuật trào phúng là gì? Kể tên một số tác giả trào phúng nổi tiếng của văn học Việt Nam? - Nghệ thuật trào phúng trong "Tinh thần thể dục" của Nguyễn Công Hoan được thể hiện ở những điểm nào? - Hs làm vào vở. Gv nhận xét. I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả - Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) - Năm 1935 khẳng định tài năng qua tập truyện ngắn Kép Tư Bền - Ông viết khoảng 20 tiểu thuyết, 200 truyện ngắn, đặc biệt có sở trường viết truyện ngắn trào phúng. - Ông được xem là người đặc nền móng cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. 2/ Tác phẩm - Xuất xứ: đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, số 251, ra ngày 25-3-1939 - Bố cục: + Đoạn 1: Từ đầu đến “ Nay sức Lê Thăng”: lệnh trên qua trát quan về làng. + Đoạn 2: tiếp đó đến “Vâng”: Những nạn nhân bị ép đi xem đá banh xin với ông Lí. + Đoạn 3: Còn lại: cảnh lùng sục những người trốn đi xem. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ Phiến trát của tri huyện sức hương lí xã Ngũ Vọng - Nội dung tờ trát: Tầm quan trọng của cuộc giao đấu, mệnh lệnh nghiêm như quân lệnh, lời chỉ dẫn rõ ràng về số lượng người tham gia, về cách ăn mặc, thời gian, thái độ… - Việc được xem giờ là bị xem, tính chủ động tự giác giờ thành nỗi sợ hãi cho người dân để bọn chức dịch kì hào "Đục nước béo cò" - Bọn thực dân phong kiến muốn bày trò phong trào thể dục thể thao để cổ vũ cho lối sống văn minh vui vẻ, trẻ trung. Bản chất của vấn đề không sai. Nhưng mục đích của chúng là muốn lôi kéo thanh niên xa rời nhiệm vụ cứu nước. 2/ Sự hưởng ứng của người dân - Liệt kê nhân vật: Anh Mịch, bác Phô gái, bà cơ phó Bính, thằng Cò…mỗi người một vẻ, một cách nhưng đều sợ phải đi cổ vũ và xem bóng đá. Nguyên nhân chính là sự nghèo đói, thực chưa sao nghĩa đến đạo, đến chơi. => Cái tinh thần của tờ trát quan gửi xuống (tinh thần thể dục) đã đối lập với tinh thần của người dân. Nhà văn đã kín đáo chỉ ra trò nhố nhăng của chính quyền thực dân. Sự cáu giận, chửi bới của ông Lí trưởng đã chứng minh cho sự thảm hại của cái gọi là tinh thần thể dục. 3/ Nghệ thuật dựng truyện độc đáo C1 C2 C3 C4 C6 - Năm cảnh liên kết chặt chẽ với nhau để thể hiện chủ đề, trào phúng cái tinh thần thể dục của một thời trước cách mạng. + Cảnh 1: Tờ trát về làng với giọng cứng nhắc, hách dịch là nguyên nhân cho tất cả các cảnh sau + Ba cảnh sau là ba cảnh đối phó khác nhau của dân làng trước cái lệnh sắt đá của quan huyện. + Cảnh cuối cùng là cảnh tróc nã dữ dội, đưa người đi xem bóng đá mà như dẫn giải tù binh... --> Các cảnh như rời rạc nhưng lại được móc nối với nhau trong mối quan hệ nhân quả, cùng thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. III. TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật Cách dựng cảnh, chọn tình huống, ngôn ngữ và đối thoại, tạo ra mâu thuẫn. 2/ Nội dung Tác phẩm phê phán tính chất bịp bợm, giả dối của phong trào thể dục thể thao mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên lúc bấy giờ. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Gv khái quát lại những nội dung cơ bản của bài học. CỦNG CỐ LUYỆN TẬP Câu 1. Phân tích nghệ thuật kể chuyện của Hồ Biểu Chánh qua đoạn trích "Cha con nghĩa nặng". - Nghệ thuật tạo dựng tình huống khó xử giữa các nhân vật: cha thương con nhưng không muốn phá vỡ hạnh phúc của con. Con thương cha và muốn đi theo cha. - Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc và sắc thái Nam Bộ, ngôn ngữ đối thoại thể hiện rõ tính cách và bản chất nhân vật. Câu 2. Phân tích nghệ thuật châm biếm của tác giả qua truyện "Vi hành". - Nghệ thuật tạo tình huống nhầm lẫn: vua Khải Định với tất cả những người da vàng, với tác giả... - Nghệ thuật xây dựng chân dung biếm họa: chân dung nhân vật Khải Định ( ngoại hình, trang phục, hành vi...) - Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và các thủ pháp gây cười, tạo nên giọng điệu trào phúng đặc sắc của thiên truyện Câu 3. Phân tích nghệ thuật trào phúng trong "Tinh thần thể dục" của Nguyễn Công Hoan. 1/ Mâu thuẫn trào phúng - Mâu thuẫn cơ bản Nội dung mệnh lệnh yêu cầu Sự sợ hãi, tìm mọi cách gắt gao buộc dân làng phải >< lẩn tránh của dân làng. đi xem bóng đá trên huyện. - Mâu thuẫn cụ thể + Anh Mị nghèo: làm thuê, nghỉ làm, chết đói, cầu xin suông -> ông Lí cương quyết không cho. + Bác Phô trai ốm, bác Phô gái xin đi thay -> không cho + Bà Phó Bính, ba hào -> chấp nhận + Yêu cầu > ông Lí tức giận - Ngôn ngữ trào phúng + Ngôn ngữ dẫn chuyện khách quan + Ngôn ngữ đối thoại gắn với tính cách từng nhân vật. - Thủ pháp nói giễu, cường điệu làm tăng ý nghĩa trào phúng.uag cuûa doøng soâng vaø nhöõng chieán coâng hieån haùch ôû ñaâyùcâng oanh lieät nhaát trong lòch söû d 4/ Hướng dẫn tự học a. Bài cũ Học sinh hoàn thiện phần bài tập vào vở bài tập b. Bài mới - Soạn bài "Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn" + Sưu tầm một số bài phỏng vấn trên báo chí, sách, mạng... + Phỏng vấn là gì? + Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là gì? + Những yêu cầu nào đối với hoạt động phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn. ------------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: 10/11/2011 Tiết 59 PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Hiểu mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống. - Hiểu những yêu cầu cơ bản về cách thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. - Biết phỏng vấn và trả lời phỏng vấn một vấn đề quen thuộc. 1/ Kiến thức - Mục đích phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. - Yêu cầu đặt ra với người phỏng vấn và người được phỏng vấn. 2/ Kĩ năng - Nhận diện và phân tích các nội dung, yêu cầu của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn qua các ví dụ. - Thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về những vấn đề gần gũi trong cuộc sống. 3/ Thái độ Thấy được sự cần thiết phải có thái độ khiêm tốn, nhã nhặn, biết chia sẻ lắng nghe trong giao tiếp với mọi người. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1/ Giáo viên - Phương pháp: diễn giảng, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi mở, đóng vai thực hiện phỏng vấn, … - Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức Ngữ văn THPT lớp 11, giáo án, một số bài phỏng vấn trên các tờ báo, mạng... 2/ Học sinh - Học bài cũ, soạn kĩ bài, SGK, SBT. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ Vở bài tập, bài soạn của học sinh. 3/ Bài mới * Dẫn nhập Phỏng vấn là một loại hình báo chí phổ biến, nó xuất hiện ngay khi nghề báo mới ra đời. Trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, thể loại phỏng vấn ngày càng có ý nghĩa quan trọng vì nó có khả năng khai thác thông tin một cách khách quan và chân thực nhất. Có người còn cho rằng, nếu nắm được nghệ thuật phỏng vấn thì sẽ chi phối được tất cả các thể loại khác. Bởi phỏng vấn ngoài là một thể loại, nó còn là một phương pháp khai thác thông tin trên báo chí. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt * Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn - Em hãy kể lại một vài hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thường gặp trong đời sống? (Một chính khách, một quan chức, một doanh nhân trả lời báo chí, phỏng vấn để tuyển dụng nhân viên...) - Dựa trên những dẫn chứng đó, em hãy cho biết phỏng vấn là gì? - Để có một cuộc phỏng vấn tốt thì người phỏng vấn và người được phỏng vấn cần chuẩn bị những gì? Yêu cầu đối với mỗi người ra sao? - Một xã hội thực sự dân chủ văn minh không thể không đề cao vai trò quan trọng của các hoạt động phỏng vấn, theo em có đúng không? Vì sao? - Có phải bất cứ cuộc trò chuyện nào cũng được xem là phỏng vấn hay không? Vì sao? - Tại sao phải tôn trọng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn? * Hoạt động 2. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn - Nếu được giao làm nhiệm vụ phỏng vấn, em thấy cần chuẩn bị những gì? (Chú ý phải nêu được cả phương tiện phỏng vấn: máy ghi âm, sổ tay, máy quay phim...) - Em là người phỏng vấn dĩ nhiên phải hỏi, nhưng cần phải hỏi như thế nào? - Gv yêu cầu Hs xét ví dụ SGK Tr 180. - Có phải trong quá trình phỏng vấn người làm công việc phỏng vấn chỉ được nêu ra những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn không? Vì sao? - Có người cho rằng, khi đã có phương tiện ghi lại lời đáp thì người phỏng vấn không cần phải lắng nghe người trả lời phỏng vấn nữa? Nghĩ như vậy có đúng không? Vì sao? - Có nên sửa lại lời nói của người phỏng vấn cho hay hơn và đúng ý của mình hơn không? Vì sao? - Có cần ghi lại nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn không, hay chỉ được ghi lời nói của họ? Vì sao? * Hoạt động 3. Tìm hiểu những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn - Bây giờ các em hãy tưởng tượng mình đang là người trả lời phỏng vấn. Hãy cho biết: Cần làm thế nào để việc trả lời phỏng vấn của em gây được ấn tượng tốt cho người nghe (người đọc)? Gv nói thêm: Người đọc (người nghe) vẫn ưa t

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van lop 11 tuan 15.doc
Giáo án liên quan