Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 11 Tiết 41, 42 Ếch ngồi đáy giếng thầy bói xem voi đeo nhạc cho mèo

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua tiết học, HS can tiếp thu được:

- Hiểu được thế nào là truyện ngụ ngôn?

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của các truyện.

- Biết liên hệ các truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/. Ổn định

Ngày:

Tiết:

Lớp:

SS:

VM:

2/. Kiểm tra bài cũ

? Kể tóm tắt truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”?

? Nêy ý nghĩa truyện?

3/. Bài mới

Giới thiệu bài mới: Các truyện cổ dân gian chúng ta đã học thường có ý nghĩa giáo dục con người hướng đến chân thiện mỹ. Ở đó ta có thể tìm thấy những bài học thiết thực cho đời sống. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thể loại truyện ngụ ngôn qua 3 tác phẩm: “Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho Mèo”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3180 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 11 Tiết 41, 42 Ếch ngồi đáy giếng thầy bói xem voi đeo nhạc cho mèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/11/2004 Tuần 11 – Tiết 41-42 ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG THẦY BÓI XEM VOI ĐEO NHẠC CHO MÈO A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Qua tiết học, HS can tiếp thu được: - Hiểu được thế nào là truyện ngụ ngôn? - Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của các truyện. - Biết liên hệ các truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/. Ổn định Ngày: Tiết: Lớp: SS: VM: 2/. Kiểm tra bài cũ ? Kể tóm tắt truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”? ? Nêy ý nghĩa truyện? 3/. Bài mới Giới thiệu bài mới: Các truyện cổ dân gian chúng ta đã học thường có ý nghĩa giáo dục con người hướng đến chân thiện mỹ. Ở đó ta có thể tìm thấy những bài học thiết thực cho đời sống. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thể loại truyện ngụ ngôn qua 3 tác phẩm: “Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho Mèo”. HẠOT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA HS BÀI HS GHI GV cho HS đọc phần chú thích SGK/100. ? Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn? GV giảng thêm: Ngụ ngôn lànói có ngụ ý, nghĩa là không nói trực tiếp điều mình muốn nói. GV hướng dẫn HS đọc và tóm tắt truyện. ? Ếch trong truyện sống ở đâu? Xung quanh nó có loài vật nào khác? ? Những chi tiết ấy chứng tỏ tầm nhìn của ếch như thế nào? Môi trường sống của Ếch ra sao? (HS thảo luận) ? Qua cách nhìn nhận thế giới xung quanh của Ếch, em nhận thấy ếch là một nhân vật như thế nào? ? Với tính cách như vậy, khi bước ra khỏi thế giới nhỏ hẹp của mình Ếch đã gặp phải điều gì? ? Do đâu Ếch bị trâu giẫm? ? Truyện ngụ ngôn này nhằm nói lên bài học gì? ? Nghệ thuật nào được dùng trong truyện qua hình ảnh “chiếc giếng”, “con Ếch”, và các con vật khác? GV hướng dẫn HS đọc và tóm tắt truyện. ? Hãy kể tên các nhân vật trong truyện? Nhân vật trong truyện “Thầy bói xem voi” có gì khác với truyện “Ếch ngồi đáy giếng”? ? Đọc truyện này các em thấy năm ông thầy bói xem voi có đặc điểm gì khác với người bình thường ? ? Do bị mù chưa biết gì về voi Thế các ông xem voi bằng cách nào? ? Qua sự cảm nhận của mình các thầy miêu tả voi ra sao? ? Cách miêu tả của thầy đúng hay sai? Đúng như thế nào? Sai như thế nào? ? Vậy các thầy giải quyết như thế nào để tìm ra lời nhận xét đúng nhất? ? Tại sao tựa đề không là: “Người mù xem voi” mà là “Thầy bói xem voi”? ? Sờ voi mà không nói đúng về voi thì làm sao bói đúng về số phận con người. Vậy tính chất ngụ ngôn của truyện là gì? ? Qua truyện cho ta bài học gì? GV cho HS đọc truyện SGK/104. ? Nguyên nân nào dẫn đến cuộc họp làng chuột? ? Mục đích họp là gì? ? Không khí cuộc họp lúc đầu diễn ra như thế nào? ? Vì sao sáng kiến “Đeo nhạc cho Mèo” được mọi người tán thưởng? ? Em có nhận xét gì về việc miêu tả các loài chuột trong truyện? ? Các nhân vật chuột trong truyện gợi cho em liên tưởng đến loại người nào trong xã hội cũ? ? Theo em “sáng kiến đeo nhạc cho Mèo” có thực hiện được không? ? Qua câu chuyện nhắc nhở ta điều gì? => Trong một cái giếng, xung quanh có nhái, cua, ốc. => Tầm nhìn của Ếch hạn hẹp, một sự kém hiểu biết kéo dài. => Ếch quá chủ quan, kiêu ngạo. => Ếch bị trâu giẫm bẹp. => Vì quen thói cũ nên nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời chã thèm để ý xung quanh. => Dù cho môi trường, hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn ta vẫn phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình. Không được chủ quan kiêu ngạo, coi thường những người xung quanh. => Dùng nghệ thuật ẩn dụ. + Giếng là môi trường học hành. + Bầu trời là thế giới rộng lớn, bao la của tri thức nhân loại. + Ếch là học sinh chúng ta. => Người # con vật => Bị hỏng mắt => Dùng tay để sờ => Sờ bộ phận nào thì phán hình thù con voi như thế => Đúng bộ phận, sai tổng thể. => Đánh nhau =>Vì người như thế gọi là thầy bói. => Truyện chế giễu các ông thầy bói toán. => Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét toàn bộ. Phê phán bọn thầy bói bịp bợm, khoác lác, những kẻ biết một mà không biết mười. => Lúc đầu rất có khí thế, làng hội đủ cả. => Vì nghĩ đến ngày không còn bị Mèo ăn thịt. => Tả rất sinh động và sâu sắc. => +Ông Cống “rung rinh béo tốt” lên mặt kẻ cả, làm ra bộ bệ vệ gợi lên hình ảnh những ông “lý toét”, “xã xệ” ăn trên ngồi trước trong làng. + Thằng Nhắt gợi hình ảnh những kẻ tinh ranh trong xã hội thôn quê. + Chuột Chù gợi hình ảnh loại người đầy tớ, tay sai hèn kém, bảo sao làm vậy, chịu nhiều thiệt thòi, khổ nhục. => Được, nếu đoàn kết chung sức, chung long. I. THẾ NÀO LÀ TRUYỆN NGỤ NGÔN? (SGK/100) II. TÌM HIỂU VĂN BẢN Bài 1: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG - Ếch sống lâu ngày trong giếng với nhái, cua, ốc. - Ếch tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể. - Ra khỏi giếng Ếch bị trâu giẫm bẹp. * Ghi nhớ (SGK/101) LUYỆN TẬP BT2/101 - Có những người tự cho mình là giỏi nên chủ quan trong công việc, không chịu học tập kinh nghiệm của người khác nên dẫn đến thất bại. - Có những người liều mạng không lường trước diễn biến phức tạp của thong trường nên that bại trong kinh doanh. Bài 2: THẦY BÓI XEM VOI - Sờ vào bộ phận của voi. - Sun sun như con đĩa. - Chần chẫn như cái noon càn - Ai cũng cho mình đúng. - Đánh nhau toát đầu, chảy máu. * Ghi nhớ SGK/103. Bài 3: ĐEO NHẠC CHO MÈO 1/. Lí do cuộc họp làng Chuột - Mèo cứ xơi Chuột mãi. - Mới đẻ ra Chuột đã sợ Mèo. 2/. Cuộc họp làng Chuột. a/. Lúc đầu - Đủ mặt cả làng. - Ông Công đề xuất sáng kiến đeo nhạc cho Mèo. - Hội nghị vỗ tay tán thưởng. b/. Lúc phân công - Im phăng phắc, nỗi sở hãi bao trùm. - Đùng đẩy trách nhiệm-> Sáng kiến that bại. * Ghi nhớ SGK/108. 4/. Củng cố: ? Sau khi học 3 truyện xong, em thích mình trở thành nhân vật nào? Tại sao? ? Cách đọc truyện ngụ ngôn như thế nào? 5/. Dặn dò Học bài và soạn bài mới: “Luyện nói kể chuyện” + Xem 4 đề trong SGK/111 + Tập nói trước lớp.

File đính kèm:

  • docTIET41-42.doc