A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của hình ảnh cây tre gắn liền với cuộc sống dân tộc Việt Nam và trở thành một biểu tượng của đất nước ta.
- Nắm được các yếu tố chính của một tác phẩm kí.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
? Cho biết đặc điểm của thể thơ 5 chữ?
=> Số chữ mỗi dòng là 5 chữ.
Khổ thơ thường chia khổ hoặc không chia khổ.
Ngắt nhịp 2/3; 3/2
Gieo vần : thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp.
3/. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều chọn một loài cây hoặc một loài hoa riêng để làm biểu tượng. Chẳng hạn : Mía – CuBa; Bổ đề – An Độ; Liễu – Trung Hoa; Hoa Anh Đào – Nhật Bản; thì ở Việt Nam chúng ta chọn cây tre là loại cây tượng trưng tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của dân tộc. Để ca ngợi nhân dân Việt Nam anh hùng vừa kháng chiến chống Pháp thắng lợi, đạo diễn người Ba Lan R.Cacmen cùng nhà làm phim Việt Nam đã dựa vào tuỳ bút “Cây tre bạn đường” của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Tuân để xây dựng bộ phim tài liệu “Cây tre Việt Nam” (1956). Nhà báo long danh Thép Mới (Nguyễn Ánh Hồng) đã viết bài kí “Cây tre Việt Nam” để thuyết minh cho bộ phim này.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 28 Tiết 109 Cây tre Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày : 10/03/2007
Tuần 28 – Tiết 109
CÂY TRE VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của hình ảnh cây tre gắn liền với cuộc sống dân tộc Việt Nam và trở thành một biểu tượng của đất nước ta.
- Nắm được các yếu tố chính của một tác phẩm kí.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
Ngày :
Tiết :
Lớp :
SS :
VM :
2/. Kiểm tra bài cũ
? Cho biết đặc điểm của thể thơ 5 chữ?
=> Số chữ mỗi dòng là 5 chữ.
Khổ thơ thường chia khổ hoặc không chia khổ.
Ngắt nhịp 2/3; 3/2
Gieo vần : thay đổi không nhất thiết là vần liên tiếp.
3/. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều chọn một loài cây hoặc một loài hoa riêng để làm biểu tượng. Chẳng hạn : Mía – CuBa; Bổ đề – Aán Độ; Liễu – Trung Hoa; Hoa Anh Đào – Nhật Bản; … thì ở Việt Nam chúng ta chọn cây tre là loại cây tượng trưng tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của dân tộc. Để ca ngợi nhân dân Việt Nam anh hùng vừa kháng chiến chống Pháp thắng lợi, đạo diễn người Ba Lan R.Cacmen cùng nhà làm phim Việt Nam đã dựa vào tuỳ bút “Cây tre bạn đường” của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Tuân để xây dựng bộ phim tài liệu “Cây tre Việt Nam” (1956). Nhà báo long danh Thép Mới (Nguyễn Ánh Hồng) đã viết bài kí “Cây tre Việt Nam” để thuyết minh cho bộ phim này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về tác giả – tác phẩm.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
? Bài kí chia làm mấy đoạn?
? Ý chính của mỗi đoạn?
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
? Bài văn này thuộc thể loại gì?
GV cho HS đọc đoạn 1:
? Vì sao nói “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”?
? Trong câu đó sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
? Từ “xanh” thuộc từ loại gì? Giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
? Tìm những chi tiết , hình ảnh thể hiện sự gắn bó của cây tre với mọi người trong lao động và trong cuộc sống hằng ngày?
GV cho HS đọc đoạn 2.
? Em hãy cho biết tác giả của câu thơ : “Bóng tre trùm mát rượi”?
? HS thoả luận về điệp ngữ “Bóng tre”?
? Em hãy nhận xét câu văn sau : “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc”, có gì đặc biệt?
? Những câu ca dao trích vào đây có tác dụng gì?
GV cho HS đọc đoạn 3:
? Trong câu “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất”, đóng vai trò ngữ pháp gì trong đoạn văn?
? Em hiểu câu tục ngữ: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng” như thế nào?
GV cho HS đọc phần còn lại:
? Ba dấu ba chấm (…) đặt sau ba câu văn có tác dụng gì?
? Em có cảm xúc như thế nào khi được nghe tiếng sáo, tiếng tiêu, tiếng sáo diều trong chiều hè gió lộng?
? Hình ảnh măng mọc trên phù hiệu đưa ra có tác dụng gì?
? Người ta thường nói: “Cây tre Việt Nam” có ý nghĩa gì? Hãy nói lên suy nghĩ của em về điều này?
? Qua văn bản này, em hãy trình bày đặc điểm của kí?
=> 4 đoạn
=> +Đoạn 1: Giới thiệu chung về cây tre.
+ Đoạn 2: Cây tre – người bạn thân của nhân dân Việt Nam – nông dân Việt Nam – anh hùng lao động.
+ Đoạn 3: Cây tre – người đồng chí – anh hùng chiến đấu.
+ Đoạn 4: Cây tre trong tương lai.
=> Bút kí chính luận – trữ tình – thuyết minh – giới thiệu phim tài liệu.
=> Điệp từ.
=> Tính từ “xanh” làm vị ngữ.
=> Một khổ thơ trong bài thơ “Cá nước” của Tố Hữu :
“Tôi ở Vĩnh Yên lên
Anh trên Sơn Cốt xuống
Gặp nhau lưng đèo Nhe
Bóng tre trùm mát rượi”
=> Bóng tre trở thành hoán dụ chỉ nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam.
=> Ngắt nhịp ngắn, khá đều đặn 3/3; 3/4 ; láy 4 lần -> Hình dung sự nghèo nàn, lam lũ, buồn nản, … của đời sống nông dân Việt Nam.
=> Đóng vai trò chuyển đoạn, chuyển ý.
I.TÁC GIẢ – TÁC PHẨM
(SGK)
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1/. Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam.
- Cây tre là bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.
- Ở đâu tre cũng xanh tốt.
2/. Cây tre với đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Việt Nam.
Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
3/. Cây tre trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
4/. Cây tre là người bạn đồng hành của dân tộc Việt Nam.
- Trên đường ta vấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát.
- Cây tre Việt Nam.
=> Tre là biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam.
III. GHI NHỚ (SGK/100)
4/. Củng cố
? Em hiểu như thế nào về vai trò và ý nghĩa của cây tre Việt Nam qua văn bản?
5/. Dặn dò: Học bài và soạn bài mới: “Câu trần thuật đơn”
+ Câu trần thuật đơn là gì?
+ Xem phần luyện tập.
File đính kèm:
- TIET109.doc