A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện “Thạch Sanh” và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật người dũng sĩ trong truyện.
- Kể lại được truyện.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh ảnh.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO : SGK, SGV, Sách bài soạn.
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định :
2/. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là truyện cổ tích? Kể diễn cảm lại truyện “Sọ Dừa”? Ý nghĩ của em về nhân vật này?
? Vì sao Sọ Dừa không trừng trị hai người chị xấu xa, độc ác?
? Đánh giá của em về nhân vật phú ông?
? Ông ta có phải là người hoàn toàn độc ác, tham lam?
? Những bài học rút ra từ truyện cổ tích?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Nhân dân ta vốn có một niềm tin về đạo đức, công bằng xã hội, nhân đạo và yêu chuộng hoà bình. Vì vậy, họ đã gởi gắm tất cả những ước mơ và niềm tin ấy bằng những hình ảnh đẹp. Đó là Thạch Sanh, một dũng sĩ tài đức vẹn toàn mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2596 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 6 Tiết 21, 22 Thạch Sanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 – Tiết 21-22
THẠCH SANH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện “Thạch Sanh” và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật người dũng sĩ trong truyện.
- Kể lại được truyện.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh ảnh.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO : SGK, SGV, Sách bài soạn.
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định :
2/. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là truyện cổ tích? Kể diễn cảm lại truyện “Sọ Dừa”? Ý nghĩ của em về nhân vật này?
? Vì sao Sọ Dừa không trừng trị hai người chị xấu xa, độc ác?
? Đánh giá của em về nhân vật phú ông?
? Ông ta có phải là người hoàn toàn độc ác, tham lam?
? Những bài học rút ra từ truyện cổ tích?
3/. Bài mới
Giới thiệu bài mới: Nhân dân ta vốn có một niềm tin về đạo đức, công bằng xã hội, nhân đạo và yêu chuộng hoà bình. Vì vậy, họ đã gởi gắm tất cả những ước mơ và niềm tin ấy bằng những hình ảnh đẹp. Đó là Thạch Sanh, một dũng sĩ tài đức vẹn toàn mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
BÀI HS GHI
HĐ1: Kiểm tra sự chuẩn bị:
- Tư liệu HS sưu tầm được (nếu có).
- Soạn câu hỏi GV yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà.
HĐ2: Đọc và tìm hiểu chú thích.
* Đọc: chậm rãi, sâu lắng
* Tìm hiểu chú thích:
- GV nêu các từ gữ để HS trả lời.
- GV sửa.
HĐ2: Tìm hiểu chi tiết của truyện.
? Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường và khác thường?
? Trong đời mình Thạch sanh đã lập bao chiến công? Thử thống kê? Có thể nhận xét như thế nào về những chiến công của chàng?
? Trong các vũ khí và phương tiện kì diệu ấy, em thấy có phương tiện nào đặc biệt nhất? Tại sao? (HS thảo luận)
? Tại sao trong quan hệ với Lí Thông, Thạch Sanh luôn tỏ ra ngờ nghệch, dại khờ, trung hậu quá đỗi?
? Tại sao chàng luôn bị lừa mà không hề oán giận?
? Có phải Thạch Sanh không biết căm thù? (HS thảo luận)
? Lí Thông là người như thế nào? Đặc điểm nổi bật của tên bán rượu?
? Lí Thông và mẹ y không bị Thạch Sanh trừng trị nhưng lại bị Thiên lôi đánh chết, lại biến thành bọ hung bẩn thỉu. Vì sao?
? Sự trừng phạt như vậy có thoã đáng hay không? Vì sao?
? Trong truyện có những chi tiết thần kì nào? Nêu ý nghĩa của những chi tiết đó?
? Hình tượng Thạch Sanh tiêu biểu cho phẩm chất nào của người lao động và của dân tộc Việt Nam? (HS thảo luận)
? Nêu ý nghĩa truyện “Thạch Sanh”?
- Chuẩn bị các yêu cầu của giáo viên trước khi học bài mới.
- Tham gia đọc các phần trong truyện.
- Tìm bố cục của bài.
Trả lời theo 2 cách:
+ Tự hiểu và trả lời.
+ Dựa vào chú thích SGK.
=> + Bình thường: cũng do cha mẹ sinh ra.
+ Khác thường: Ngọc Hoàng sai Thái tử đầu thai -> mang thai mấy năm mới sinh -> Lớn lên được Ngọc Hoàng sai Thiên thần dạy võ nghệ và mọi phép thần thông.
=> Chém chằn tinh, diệt đại bàng, diệt Hồ tinh,…
=> Cây đàn và niêu cơm.
(Xem Sách thiết kế )
- Vì Lí Thông quá khôn ngoan, ranh ma, xảo quyệt, lắm thủ đoạn
– Thạch Sanh khù khờ, sống theo niềm tin vô tư, trong sáng.
=> Độc ác, xảo trá, bạc nhược, thấp hèn.
* Điểm nổi bật: xảo quyệt, tàn nhẫn đến mất hết lương tâm.
- Đánh đàn làm 18 nước chư hầu không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau; niêu cơm nhỏ xíu ăn không hết.
=> + Người lao động: thật thà, chất phác, cần cù, chăm chỉ, giúp đỡ người khác,…
+ Dân tộc Việt Nam : dũng cảm, kiên cường đấu tranh.
=> HS đọc GHi nhớ.
I. TÌM HIỂU TRUYỆN
1/. Nhân Vật Thạch Sanh: người dũng sĩ dân gian.
a. Nguồn gốc: Ngọc Hoàng sai Thái Tử xuống đầu thai.
b. Những chiến công thần diệu: chém chằn tinh trừ hại
cho dân, thu được bộ cung tên bằng vàng, diệt đại bàng cứu công chúa, diệt Hồ tinh cứu Thái tử con vua Thủy tề, …
=> Thạch Sanh là dũng sĩ dân gian bách chiến bách thắng
- Vũ khí kì diệu là cây đàn và niêu cơm.
=> Thạch Sanh là người có phẩm chất nhân hậu, độ lượng.
2/. Các nhân vật khác
a. Lí Thông: lừa dối, xảo trá, bạc nhược, thấp hèn, tàn nhẫn đến mất hết lương tâm.
b. Công chúa: (nhân vật phụ)
3/. Ý nghĩa của chi tiết thần kì
- Thạch Sanh đánh đàn làm 18 nước chư hầu không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau.
- Niêu cơm đãi những kẻ thua trận khiến chúng cảm phục.
II. GHI NHỚ (SGK/67)
LUYỆN TẬP
BT1/67: HS tự minh hoạ bằng hình ảnh hay bằng lời cho truyện Thạch Sanh rồi giải thích và đặt cho bức tranh minh hoạ ấy tên gọi.
BT2/67: Kể diễn cảm truyện “Thạch Sanh”.
4/.Dặn dò:
? Truyện Thạch Sanh kể về ai? Người ấy có những chiến công nào?
? Qua đó truyện thể hiện ước mơ và niềm tin gì của nhân dân ta?
5/. Hướng dânc chuản bị: Bài mới “ Chữa lỗi dùng từ”
+ Đọc trước câu hỏi SGK/68-69
+ Xem trước phần luyện tập
File đính kèm:
- TIET21-22.doc