A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Nắm được đặc điểm, ý nghĩa của ngôi kể (ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất).
- Lựa chọn, sử dụng ngôi kể thích hợp trong bài viết của mình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGV, SGK, Sách bài soạn.
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định:
2/. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần bài tập Luyện nói trong văn tự sự.
3/. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Để kể chuyện cho linh hoạt và thú vị, người kể có thể lựa chọn và tìm hiểu ngôi kể nào cho thích hợp. Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em tìm hiểu.
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3102 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 Tuần 8 Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Nắm được đặc điểm, ý nghĩa của ngôi kể (ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất).
- Lựa chọn, sử dụng ngôi kể thích hợp trong bài viết của mình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGV, SGK, Sách bài soạn.
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định:
2/. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần bài tập Luyện nói trong văn tự sự.
3/. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Để kể chuyện cho linh hoạt và thú vị, người kể có thể lựa chọn và tìm hiểu ngôi kể nào cho thích hợp. Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
BÀI HS GHI
GV cho HS đọc đoạn 1 SGK/88
? Trong đoạn trên gồm có mấy câu? Hãy đánh số thứ tự từng câu?
? Sự việc trên được kể như thế nào?
? Vậy nhân vật được gọi ở ngôi thứ mấy? Dựa vào điều gì để biết?
? Vậy khi gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng thì lời kể linh hoạt, tự do như thế nào?
GV cho HS đọc đoạn 2 SGK/88
? Trong đoạn 2, người kể tự xưng mình là gì? Gạch dưới những từ xưng hô ấy?
? Khi xưng hô như vậy, người kể có thể làm được những gì?
? Trong đoạn 2, người kể xưng “Tôi” là ai? Có phải nhà văn Tô Hoài không?
? Khi nhân vật tự xưng “tôi” kể chuyện về mình, thì có điều gì thú vị? (HS thảo luận)
? Em có thể đổi cách kể trong đoạn 2 thành cách kể theo ngôi thứ 3, đem thay từ “tôi” thành từ “Dế Mèn” sẽ được đoạn văn như thế nào?
? Nếu đoạn 1 đổi sang kể theo ngôi thứ 1 thì em sẽ gặp khó khăn gì?
- HS đọc đoạn 1 trong SGK/88.
=> 6 câu
=> Câu 1,2: Kể các sự việc chỉ có vua biết, vua nghĩ, …
Câu 3,4,5: Kể việc mà chỉ có hai cha con em bé thấy và làm.
Câu 6: Kể việc chỉ có vua biết.
=> Ngôi thứ 3 (họ, nó, chúng nó).
=>Vậy khi gọi nhân vật bằng tên (tức là kể theo ngôi thứ 3) người kể được tự do, linh hoạt chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác.
=> Tôi (gạch dưới)
=> Trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy.
=> Xưng “tôi” là chú Dế Mèn không phải là nhà văn Tô Hoài, người kể là nhân vật trong truyện không phải là tác giả.
=> Xưng “tôi” là kể theo ngôi thứ nhất, kể những gì mình nghe, mình thấy cho nên lời kể thân mật, gần gũi mang màu sắc cảm xúc cá nhân.
=> Ta sẽ được đoạn văn kể theo ngôi thứ 3 chỉ dựa vào vị trí Dế Mèn mà kể.
=> Do có nhiều nhân vật.
I. TÌM HIỂU BÀI
1/. Đoạn 1:
=> Kể theo ngôi thứ 3 (người kể linh hoạt, tự do)
2/. Đoạn 2:
=> Kể theo ngôi thứ 1 (trực tiếp kể những gì mình nghe, mình thấy, trải qua, cảm tưởng, ý nghĩ).
II. GHI NHỚ (SGK/89)
LUYỆN TẬP
BT1/89: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn.
=> Thay “Tôi” = Dế Mèn
Nhận xét: Ta được đoạn văn kể theo ngôi thứ 3 nhưng chỉ dựa vào vị trí Dế Mèn mà kể.
BT2/89:
Kể theo ngôi thứ 3 chuyển sang ngôi thứ 1 sẽ được một đoạn văn kể thân thiết, giàu trữ tình.
BT3/90: Truyện “Cây bút thần” kể theo ngôi thứ 3.
BT6/90: Dùng ngôi thứ 1 kể về cảm xúc khi nhận được quà.
“Reng, reng, reng”. Một hồi chuông lanh lảnh vang lean. Đó là chiếc đồng hồ báo thức vào buổi sáng để tôi chuẩn bị đến trường. Bác đồng hồ đã có mặt trong phòng tôi, trên chiếc bàn học đã 5 tháng nay. Đây là món quà do bố tôi tặng trong bữa tiệc nhỏ tổ chức tại nhà vì tôi đã đậu tốt nghiệp Tiểu học loại giỏi. Cầm món quà trong tay, tôi rất hảnh diện và thích thú. Tôi sẽ giữ mãi cái đồng hồ này, khi nhìn nó tôi càng phấn đấu học tập tốt hơn để cha mẹ và thầy cô vuilòng
4/. Dặn dò: Hãy kể lại một việc tốt mà em đã làm theo ngôi thứ 1.
5/ Hướng dẫn chuẩn bỉ.:
-Ngôi kể va lời kể trong văn tự sự
-Xem câu hỏi trong sách giáo khoa
File đính kèm:
- TIET33.doc