Giáo án Ngữ văn lớp 7 cả năm

Tiết1

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGK, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP BỘ MÔN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Giúp Hs xác định vị trí và mục tiêu môn học trong hệ thống chương trình, là môn khoa học xã hội.

- Hs nắm được cấu trúc nội dung và mô hình SGK ngữ văn THCS

2. Kỹ năng:

- Kỹ năng sử dụng SGK, tài liệu tham khảo và phương pháp học tập có hiệu quả.

-Rèn luyện kỹ năng: nghe, nói. đọc, viết thành thạo theo các kiểu văn bản và có kỹ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học.

 

doc166 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 7 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 7A: ..../ 8/ 2012 Lớp: 7B./8 Tiết1 Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp bộ môn I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Giúp Hs xác định vị trí và mục tiêu môn học trong hệ thống chương trình, là môn khoa học xã hội. - Hs nắm được cấu trúc nội dung và mô hình SGK ngữ văn THCS 2. Kỹ năng: - Kỹ năng sử dụng SGK, tài liệu tham khảo và phương pháp học tập có hiệu quả. -Rèn luyện kỹ năng: nghe, nói. đọc, viết thành thạo theo các kiểu văn bản và có kỹ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học. 3. Thái độ: - Có hứng thú, thái độ nghiêm túc, khoa học trong việc học tập tiếng việt và văn học, biết cách ứng xử, giao tiếp trong gia đình, trường học và ngoài xã hội một cách có văn hóa. -Học tốt môn ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn học khác và ngược lại. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: Tài liệu giảng dạy (SGV+SGK) 2.Học sinh: Đọc SGK( bài mở đầu) III. Tiến trình dạy- học 1. ổn định lớp (1’) - Lớp 7a Tổng số 34 vắng.. - Lớp 7bTổng số 34 vắng.. 2. Kiểm tra(4’) - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS ( SGK+vở ghi, vở bài soạn) 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung *HĐ1: Gv giới thiệu chương trình SGK ngữ văn THCS - GV đọc mục I (SGV) để HS hiểu rõ mục tiêu môn học. *HĐ2:GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu trúc nội dung và mô hình SGK ngữ văn(SGV- T19,20,21 và22) *HĐ3:Phương pháp học tập bộ môn - GV nờu phương phỏp học tập ở lớp và ở nhà- HS tham khảo. - HS tự tỡm phương phỏp học tập phự hợp với bản thõn để kết quả học tập được tốt. (15’) (10’) (10’) I. Chương trình ngữ văn 1. Mục tiêu môn học a, Về kiến thức -Kết hợp việc học tập, rèn luyện các tri thức, kỹ năng ở cả ba phần Văn- Tiếng việt- Tập làm văn với nhau cho thật tốt. -Nắm được một số khái niệm và thao tác phân tích tác phẩm văn học, có được những tri thức sơ giản về thi pháp, về lịch sử văn học việt nam và thế giới tiêu biểu cho những thể loại quen thộc. b, về kỹ năng -Rèn luyện kỹ năng cần thiết của bộ môn. c, Về thái độ - Yêu thích bộ môn, chủ động chiếm lĩnh những kiến thức cơ bản. 2. Cấu trúc chương trình học a. Về tập làm văn: -Văn bản biểu cảm và nghị luận. b. về phần văn: - Nhiều thơ văn trữ tình, trong đó có không ít tác phẩm viết bằng chữ Hán ở thời trung đại, và một số tác phẩm văn chương nghị luận. c. Về phần tiếng việt: - cấu tạo từ( từ ghép, từ láy), vè từ vựng( từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ), về từ loại (đại từ, quan hệ từ), về cú pháp( trạng ngữ, rút gọn câu, câu bị động), về tu từ(điệp ngữ, chơi chữ) và về chuẩn mực sử dụng từ. - Tiếp tục cung cấp 50 yếu tố Hán Việt. II.Cấu trúc nội dung và mô hình SGK ngữ văn THCS. 1.Cấu trúc nội dung - Cung cấp thông tin-> xử lí thông tin-> Rút ra bài học-> Thực hành III. Phương pháp học tập bộ môn 1. Trên lớp: - Chủ động, tích cực, tự giác tìm hiểu-> Nắm vững kiến thức-> ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản. 2. Về nhà: - Đọc bài, tìm hiểu kỹ nội dung bài học. - Vận dụng thực hành làm bài tập theo yêu cầu. - Học thuộc những nội dung cần ghi nhớ trong SGK. 4. Củng cố(3’) - HS đọc mục cấu trúc nội dung tổng thể của SGK ngữ văn THCS và cấu trúc nội dung của bài học trong SGK ngữ văn7. 5. Hướng dẫn học ở nhà(2’) - Đọc+ chuẩn bị văn bản: Cổng trường mở ra. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau bài học. .. .. Ngày giảng: - Lớp7A:29/ 8/ 2012 Tiết 2 - Lớp7B: 28/ 8/ 2012 cổng trường mở ra ( Lý Lan) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng. - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Đọc-hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ. - Phân tích một số số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con. - Liên hệ vận dụng khi viết một văn bản biểu cảm. 3 Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu mái trường thân yêu. II. Chuẩn bị 1. GV: Phiếu học tập. 2. HS: Đọc và soạn bài. III. Tiến trình dạy- học 1.ổn định tổ chức (1’) Lớp7A:........../............ Vắng:....................................................... Lớp7B:........../.............Vắng:....................................................... 2. Kiểm tra (4'): kiểm tra Sách vở, bút mực của HS. 3. Bài mới. Tg *Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung - Đọc giọng dịu dàng, chậm rãi, đôi khi thì thầm - GV cùng HS đọc lần lượt hết bài. - GV chọn 2,3 chú thích SGK - Văn bản được viết theo thể loại gì, nhân vật chính, ngôi kể ? (- Thể loại: Bút kí- biểu cảm - Nhân vật chínhmẹ, con. - Ngôi kể: Thứ nhất (Người mẹ). - Văn bản chia làm mấy đoạn? (+Đ1: Từ đầu-> năm học: Tâm trạng 2 mẹ con trong buổi tối trước ngày khai giảng. + Đ2: Còn lại: ấn tượng tuổi thơ qua liên tưởng của mẹ) - VB Cổng trường mở ra tác giả Lí Lan viết về cái gì, việc gì ? *Hoạt động2: Tìm hiểu văn bản - Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và con có gì khác nhau? - Tâm trạng của con, chi tiết? - Tâm trạng của mẹ, chi tiết ? - Tại sao người mẹ không ngủ được? - Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em , người mẹ đang nói với ai? ( Người mẹ nhìn con ngủ như đang tâm sự với con nhưng là nói với chính mình). - Cách viết này có tác dụng gì? ( Làm nổi bật được tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư, tình cảm, những điều sâu kín, khó nói bằng lời trực tiếp) - Qua phân tích em thấy bà mẹ là người như thế nào? - HS đọc đoạn văn từ: Mẹ nghe nói ở Nhật-> hết - Đoạn văn thể hiện nội dung gì? Theo em, câu nào nói lên vai trò và tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? ( Ai cũng biếtsau này => Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò giáo dục đối với thế hệ tương lai) * HS thảo luận nhóm nhỏ theo bàn *GV nêu vấn đề, nhiệm vụ: - Cuối bài người mẹ nói: “Bước qua cổng trường -> thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Em hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì? - các nhóm thảo luận - Thời gian: - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, GV chuẩn kiến thức. (Nhà trường mang lại cho các em kiến thức, đạo đức, tình cảm, đạo lý làm người, đem lại tương lai tốt đẹp cho bản thân, gia đình, quê hương, đất nước...) - Qua bài văn, em rút ra được bài học gì sâu sắc nhất khi nghĩ về người mẹ của mình? - HS đọc ghi nhớ (SGK). * Hoạt động 3: Luyện tập - Có ý kiến: “Ngày khai trường vào lớp1 có dấu ấn sâu đậm nhất”. Em có tán thành không? Vì sao? ( Tuổi mẫu giáo chơi nhiều hơn học, vào lớp 1 mới thực sự có cảm nhận đi học. Có sách vở, ghi chép bài, nghe thầy cô giảng -> Buổi đầu tiên đi học). HS:Nờu ý kiến- Gv nhận xột, bổ sung (10') , (16’) 5’ (10)’ I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Đọc 2. Chú thích - Thể loại: VB nhật dụng 3. Bố cục: 2 đoạn 4. Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ, trước ngày khai giảng của con. II. Tìm hiểu văn bản 1. Tâm trạng của người mẹ và con đêm trước ngày khai trường. a. Tâm trạng của con: - Con: Thao thức, nhẹ nhàng, vô tư, giúp mẹ dọn đồ chơi, háo hức về việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ..) b. Tâm trạng của mẹ. - Hồi hộp, không ngủ, suy nghĩ + Trìu mến quan sát những việc làm của con ngày mai vào lớp 1. + Vỗ về con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường. + Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa. + Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, không thể nào quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học. => Người mẹ có lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng đối với con. Đó là phẩm chất cao đẹp của người mẹ. 2. Vai trò của nhà trường đối với sự nghiệp giáo dục Nhà trường mang lại cho các em kiến thức, đạo đức, tình cảm, đạo lý làm người. *Ghi nhớ (SGK- 9). III. Luyện tập *Bài tập1/SGK 4. Củng cố(3’) - Qua bài văn em cảm nhận được điều gì? - Đọc phần đọc thêm/SGK. 5. Hướng dẫn học ở nhà(1’) - Học bài, làm bài tập 2 SGK - trang 9 - Chuẩn bị bài: Mẹ tôi. Ngày giảng: Lớp7A:31 / 8/ 2012 Lớp7B: 1/ 9/ 2012 Tiết 3 Mẹ tôi ét-môn-đô-đơ A-mi-xi I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả ét môn-đô đơ AQ mi xi. - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị , có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi. - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. 2. Kỹ năng: - Đọc- hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư. - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha 9 tac sgiar bức thư)và người mẹ nhắc đến trong bức thư. 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương và kính trọng cha mẹ. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: Một số câu ca dao nói về công lao cha mẹ. 2.Học sinh: Đọc, soạn bài theo câu ca dao nói về công lao cha mẹ. III. Tiến trình dạy học 1.ổn định tổ chức (1’): Lớp7A: ........./.........Vắng ........................................................................ Lớp7B: ........./ .........Vắng ....................................................................... 2.Kiểm tra (4’) - Câu hỏi: Tâm trạng của người mẹ và của đứa con trong đêm trước ngày khai giảng giống và khác nhau như thế nào? - Đáp án: + Mẹ: Hồi hộp, không ngủ, suy nghĩ + Con: Thao thức, nhẹ nhàng, vô tư 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung *Hoạt động1: HDHS Đọc, tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn đọc: Cần thể hiện được những tâm trạng buồn khổ của người cha. - GV đọc mẫu 1 đoạn-> gọi HS đọc, HS khác nhận xét-> GV uốn nắn. - GV cho h/s giải rthichs một số từ khó SGK. *Hoạt động2: HDHS Tìm hiểu văn bản - Tại sao nội dung văn bản là 1 bức thư người bố gửi cho con nhưng lại lấy nhan đề là “ Mẹ tôi” - Không để người mẹ trực tiếp xuất hiện, cách viết ấy có tác dụng gì? ( Tác giả dễ dàng mô tả, bộc lộ tình cảm, thái độ quí trọng của người bố đối với mẹ. Nói được tế nhị, sâu sắc những gian khổ người mẹ giành cho con; điểm nhìn từ người bố-> Tăng tính khách quan cho sự việc, đối tượng được kể và thể hiện được tình cảm, thái độ của người kể). - Khi con thiếu lễ độ với mẹ thái độ của người bố đối với En-ri-cô như thế nào? - Dựa vào đâu mà em biết điều đó? ( Lời lẽ trong thư: “Sự hỗn láo của con như 1 nhát dao đâm, không thể nén được cơn tức giận, thà rằng bố không có con” - Lí do gì khiến bố có thái độ ấy? ( En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ). - Em có nhận xét gì về lời nói của người bố khi nói với En-ri-cô? - Trước thái độ của người bố, En-ri-cô cảm thấy như thế nào? ( Vô cùng xúc động). * HS thảo luận *GV nêu vấn đề, nhiệm vụ: - Điều gì khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư của bố? *Hoạt động nhóm -Thời gian: - Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề *Đại diện nhóm trình bày kết quả *GV nhận xét, thống nhất ý kiến: (+ Bố ghi lại những kỷ niệm giữa hai mẹ con. + Thái độ nghiêm khắc, kiên quyết. + Những lời nói chân thành, sâu sắc của bố). - Theo em, vì sao người bố không trực tiếp nói với con mà lại viết thư? ( Tình cảm sâu sắc thường tế nhị, kín đáo, không nói trực tiếp được, viết thư chỉ nói riêng với người mắc lỗi, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa làm người mắc lỗi không mất lòng tự trọng-> Đây là cách ứng sử trong đời sống gia đình, nhà trường, xã hội). - Qua bức thư, em có nhận xét gì về tình cảm, thái độ của người bố đối với con? - Người mẹ của En-ri-cô được nói đến qua những chi tiết nào? -Nhận xét gì về người mẹ của En-ri-cô thể hiện công lao của cha mẹ đối với con cái? - Đã bao giờ em phạm lỗi với mẹ chưa? Nếu có là lỗi gì? - HS trả lời. - Qua văn bản em cảm nhận được điều gì? ( Bài văn giáo dục tình yêu thương, kính trọng cha mẹ). - Tìm các câu ca dao, câu thơ, câu hát nói về công lao cha mẹ ? *Hoạt động 3: Tổng kết - Khái quát NT, ND của VB ? - HS đọc ghi nhớ SGK (10’) (20’) 5’ (5’) I. Đọc, tìm hiểu chú thích. 1. Đọc. 2. Chú thích. II. Tìm hiểu văn bản 1. Nhan đề văn bản “Mẹ tôi”. - Qua bức thư của người bố gửi cho con hiện lên hình ảnh của người mẹ cao cả lớn lao. 2. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô. - Khi en-ri-cô vô lễ với mẹ - Bố đau đớn, tức giận, buồn bã. - Kể về t/c và sự hi sinh cao cả của mẹ với con. - Kiên quyết và nghiêm khắc phê bình, nhắc nhở con. - Lời nói chân thành, sâu sắc. - Cách sử sự của người bố chính là bài học về cách ứng sử trong gia đình, ở nhà trường và ở ngoài xã hội. -> Tấm lòng, tình cảm sâu sắc của người cha đối với con. 3. Hình ảnh người mẹ. (Thức đêmmẹ sẵn sàngcó thể ăn xin để nuôi con, hy sinh tính mạng để cứu con) - Dịu dàng, hiền hậu. - Hết lòng yêu thương con. ->Công lao của cha mẹ vô cùng to lớn. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật - Hình thức một bức thư - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm 2. Nội dung: Ca ngợi công lao to lới, tình yêu thương sâu nặng của cha mẹ đối với con. Khuyên răn, nhắc nhở con cái phải kính trọng, có hiếu với cha mẹ. * Ghi nhớ (SGK) 4.Củng cố (3’) - Bài văn nói về vấn đề gì? ( Cách ứng sử giữa cha mẹ với con cái và giáo dục tình yêu thương, kính trọng cha mẹ). - Đọc: Thư gửi mẹ. - Phân tích câu ca dao: “Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”. 5.Hướng dẫn học ở nhà (2’) - Đọc kỹ văn bản. Nắm vững phần ghi nhớ SGK. - Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về công lao của cha mẹ đối với con cái. - Chuẩn bị bài: Từ ghép. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy. ........................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày giảng: Tiết 4 - Lớp7A: 31/ 8/ 2012 - Lớp7B: 1/ 9/ 2012 Từ ghép I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. - Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. 2. Kỹ năng: - Nhận diện các loại từ ghép. - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ - Sử dụng từ:Dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát. 3. Thái độ: - Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên : Bảng phụ + phiếu học tập. 2.Học sinh: Đọc kỹ các VD, tìm hiểu VD theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình dạy-học. 1.ổn định tổ chức (1’) Lớp7A: ........../..........Vắng ................................................................... Lớp7B: ........./...........Vắng .................................................................. 2. Kiểm tra: Không ( Kết hợp giới thiệu bài). 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại từ ghép. - GV trình chiều poer point đoạn văn - Gọi 2 HS đọc đoạn văn -Trong các từ ghép: bà ngoại, thơm phức tiếng nào là tiếng chính? Tiếng nào là tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính? - Từ có tiếng chính và tiếng phụ gọi là từ ghép gì ? Hãy nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ ghép ấy? ( Chính trước- phụ sau). - Em hiểu thế nào là từ ghép chính phụ ? - GV trình chiều poer point đoạn văn - 2 HS đọc đoạn văn - Các tiếng trong hai từ ghép (quần áo, trầm bổng) ở những VD sau có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không ? - Từ có các tiếng bình đẳng với nhau về ngữ pháp gọi là từ ghép gì ? -Em hiểu thế nào là từ ghép đẳng lập ? - Có mấy loại từ ghép? Là những loại nào? Em hiểu thế nào về các loại từ ghép đó? *Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu nghĩa của các từ ghép . - GV trình chiều poer point đoạn văn Mục I - So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của thơm, em thấy có gì khác nhau ? (+ bà: Người sinh ra cha mẹ. + bà ngoại: Người sinh ra mẹ. + thơm: Mùi như hương của hoa, dễ chịu, thích ngửi. + thơm phức: Mùi thơm bốc mạnh, hấp dẫn. -> Nghĩa các từ: bà ngoại, thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ: bà, thơm). - Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ? - So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng: quần, áo, nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng: trầm, bổng, em thấy có gì khác nhau ?, (+ quần áo: Chỉ quần áo nói chung + trầm bổng(âm thanh): Lúc trầm, lúc bổng nghe êm tai -> Nghĩa từ: quần áo, trầm bổng khái quát hơn nghĩa mỗi tiếng: quần, áo, trầm, bổng). - Em hiểu gì về nghĩa của từ ghép đẳnglập? - Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK * Hoạt động 3: HDHS Luyện tập . * HS thảo luận lớn ( 4 nhóm) *GV nêu vấn đề, nhiệm vụ: Nhóm1, 2: Làm bài tập 1 (15) Nhóm 3, 4: Làm bài tập 2 Thời gian: Đại diện các nhóm lên bảng làm - Các nhóm nhận xét chéo, GV chuẩn kiến thức. * Thảo luận nhóm nhỏ theo bàn bài tập 3 - Đại diện nhóm trả lời - GV chuẩn kiến thức. * Bài tập 4 (15) dành cho h/s khá - Tại sao có thể nói: -Một cuốn sách; Một cuốn vở, mà không thể nói: Một cuốn sách vở? (12’) (10’) (17’) I. Các loại từ ghép 1. Ví dụ1: - bà ngoại Từ ghép chính phụ - thơm phức -> Từ ghép chính phụ: Có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. -> Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. 1. Ví dụ 2: - quần áo Từ ghép đẳng lập - trầm bổng -> Từ ghép đẳng lập: Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). * Ghi nhớ (SGK- 14). II. Nghĩa của các từ ghép 1. Từ ghép chính phụ - Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. 2. Nghĩa từ ghép đẳng lập. - Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. *Ghi nhớ: sgk 14 III. Luyện tập. *Bài tập 1: Từ ghép chính phụ lâu đài, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ Từ ghép đẳng lập suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi. *Bài tập 2: Tạo từ ghép chính phụ - bút mực - ăn cơm - thước kẻ - trắng nõn - mưa phùn - vui vẻ - làm quen - nhát gan Bài tập 3: Tạo từ ghép đẳng lập. - núi - rừng - mặt mũi non mày - ham muốn - học tập thích hành - xinh đẹp - tươi tốt tươi đẹp *Bài tập 4: Có thể nói: Một cuốn sách. Vì: sách và vở là 2 danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể có thể đếm được. Còn sách vở là từ ghép đẳng lập, có nghĩa tổng hợp chung cùng loại nên không thể gọi: Một cuốn sách vở. 4. Củng cố (3’) - Thế nào là từ ghép chính phụ? Từ ghép đẳng lập? - Nghĩa của từ ghép chính phụ? Từ ghép đẳng lập? 5.Hướng dẫn học ở nhà (2’) - Học bài, làm bài tập: 5,6,7-( tr15,16). - Chuẩn bị bài: Liên kết trong văn bản. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy. ......................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày giảng: Lớp7A: 7 / 9 / 2012 Lớp7B: 8/ 9 / 2012 Tiết 5 Liên kết trong văn bản I.Mục tiêu 1. Kiến thức: - Kháí niệm liên kết trong văn bản. - Yêu cầu về liên kết trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản. - Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết. 3. Thái độ: - Biết vận dụng những hiểu biếtvề liờn kết vào việc đọc- hiểu và tạo lập văn bản. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: Bảng phụ + Phiếu học tập. 2.Học sinh : Đọc tìm hiểu VD (đoạn văn) trong SGK III. Tiến trình dạy- học 1.ổn định tổ chức (1’) Lớp 7A:......./......... Vắng .................................................................... Lớp 7B:......../........ Vắng ................................................................... 2. Kiểm tra (5’) - Câu hỏi: Thế nào là từ ghép chính phụ ? Từ ghép đẳng lập? Cho VD ? - Đáp án: + Từ ghép chính phụ: Có tiếng chính và tiếng phụ bổ xung ý nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. + Từ ghép đẳng lập: Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung *Hoạt động1: HDHS Tìm hiểu liên kết và phương tiện liên kết - GV trình chiếu power point đoạn văn - HS đọc đoạn văn - Theo em, đọc mấy câu ấy, En-ri-cô đã hiểu rõ bố muốn nói điều gì chưa? - Vì sao chưa hiểu ? Em hãy tìm một trong những lí do sau ? + Vì có câu văn không đúng ngữ pháp. + Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng. + Vì giữa các câu văn chưa có sự liên kết. -Vì sao văn bản cần có tính LK. (GV diễn giảng: Nêú chỉ có câu văn chính xác, rõ ràng, đúng ngữ pháp-> chưa đảm bảo làm nên văn bản. Cũng như chỉ có trăm đốt tre đẹp-> chưa làm nên cây tre. Muốn có cây tre trăm đốt thì trăm đốt tre đó phải được nối liền. Tương tự như thế, không thể có văn bản nếu các câu, các đoạn văn không được nối liền (liên kết) với nhau). - HS đọc lại đoạn văn (ý a- mục1). - Do thiếu ý gì nó trở nên khó hiểu? - Sửa lại đoạn văn để En-ri-cô hiểu được ý bố? -Vậy 1 văn bản chỉ có tính liên kết là văn bản như thế nào? - Chỉ có sự liên kết về nội dung, ý nghĩa thì đã đủ chưa? - GV trình chiếu power point đ/văn 2 - HS đọc đoạn văn - Theo em, giữa các câu văn đã thực sự có mối liên kết chưa? - HS so sánh với nguyên văn bài viết “Cổng trường mở ra”. - Qua sự so sánh những câu văn trên với nguyên bản, em có nhận xét gì? Đúng hay sai? Thiếu hay đủ? ( Chép sai: “con” -> “đứa trẻ”) - Bên nào có sự liên kết? Bên nào không có sự liên kết? - Tại sao chỉ chép thiếu mấy chữ “ còn bây giờ” và nhầm chữ “con”-> “đứa trẻ” mà đoạn văn đang liên kết lại trở nên rời rạc? - Vậy bên cạnh sự liên kết về nội dung, văn bản cần có sự liên kết về phương diện nào nữa? - 2-3 HS đọc phần ghi nhớ. * Hoạt động2: HDHS Luyện tập - HS đọc yêu cầu bài tập 1 * Thảo luận nhóm nhỏ theo bàn. - GV hướng dẫn HS sắp xếp những câu văn theo thứ tự hợp lý-> Tạo đoạn văn có sự liên kết chạt chẽ. - Thời gian: - Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, GV kết luận. * HS thảo luận nhóm lớn 4 nhóm - Nhóm 1, 2: làm bài tập 2 (19) - Nhóm 3,4: Làm bài tâp 3 (19) Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề - Thời gian: - GV nêu vấn đề, nhiệm vụ: - Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, GV kết luận. - GV chép đoạn văn lên bảng phụ. - HS lên điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống-> Các câu văn liên kết chặt chẽ vời nhau. ( Điền tiếp sức lần lượt mỗi em 1 từ). - GV nhận xét, bổ sung. - HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh. - Một h/s khá đọc bài tập 4. - Hs hoạt động độc lập. - GV gọi h/s khá trả lời. - Gv nhận xét bổ sung. (19’) (15’) 5' 5’ I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản. 1. Tính liên kết trong văn bản. * Đoạn văn ( SGK -tr 17) - En-ri-cô chưa hiểu ý bố. - Vì giữa các câu văn chưa có sự liên kết. - Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở lên có nghĩa, dễ hiểu. 2. Phương tiện liên kết trong văn bản. -Trước hết là sự liên kết về phương diện nội dung, ý nghĩa. - Cần có sự liên kết về phương diện hình thức ngôn ngữ. * Ghi nhớ (SGK- 18). II. Luyện tập * Bài tập 1 - Thứ tự các câu trong đoạn văn: 1-4-2-5-3. *Bài tập2 - Những câu văn chưa có tính liên kết, vì chúng không cùng nói về một nội dung. *Bài tập 3 - Lần lượt điền các từ ngữ: bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là. *Bài tập 4 - 2 câu trên nếu tách khỏi văn bản thì có vẻ rời rạc, câu trước nói về mẹ, câu sau nói về con. Nhưng đoạn văn còn có câu thứ 3 đứng sau nối kết 2 câu trên thành một thể thống nhất-> toàn đoạn liên kết chặt chẽ. 4. Củng cố (3’) - Liên kết đoạn văn là gì? - Để văn bản có tính liên kết người viết phải sử dụng phương tiện gì? 5.Hướng dẫn học ở nh (2’) - Nắm vững phần ghi nhớ. - Hoàn thành bài tập 5. - Chuẩn bị bài: Cuộc chia tay của những con búp bê. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày giảng: Lớp7A: 7/ 9 / 2012 Lớp7B:8 / 9 / 2012 Tiết 6 Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê Khánh Hoài I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị. - Đặc sắc nghệ thuật của văn bản. 2. Kỹ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. - Kể và tóm tắt truyện. 3. Thái độ: -Biết cảm thông và chia sẻ với những người bạn bất hạnh. II. Chuẩn bị 1. GV: Tranh vẽ SGK-22 ( phóng to). 2. HS: Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình dạy – học 1. ổn định tổ chức (1’) Lớp 7A:............./............Vắng:.............................................................. Lớp 7B:............./.............Vắng:.............................................................. 2. Kiểm tra (5’) - Câu hỏi: Em cảm nhận được gì sau khi học xong văn bản “Mẹ tôi”? - Đáp án trả lời: Cách ứng sử giữa cha mẹ với con cái và giáo dục tình yêu thương, kính trọng cha mẹ. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung *Hoạt động1: HDHS đọc, tìm hiểu văn bản chung VB - GVHS h/s đọc: Đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. - GV đọc 1 đoạn, gọi h/s khá đọc.

File đính kèm:

  • docvan 72013.doc