Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 - Tuần 16, 17

1. Tác phẩm trữ tình là:

 A. Những văn bản viết bằng thơ.

 B. Những tác phẩm kể lại một câu chuyện cảm động.

C. Thơ và tùy bút.

D. Những văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.

2. Tác phẩm nào sau đây không thuộc thể loại trữ tình ?

A. Bài ca Côn Sơn.

B. Cuộc chia tay của những con búp bê.

C. Sau phút chia li.

D. Qua Đèo Ngang.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 - Tuần 16, 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 16 - 17 ● ÔN TẬP TÁC PHẨM THƠ TRỮ TÌNH ● ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT ● CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Tác phẩm trữ tình là: A. Những văn bản viết bằng thơ. B. Những tác phẩm kể lại một câu chuyện cảm động. C. Thơ và tùy bút. D. Những văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả. 2. Tác phẩm nào sau đây không thuộc thể loại trữ tình ? A. Bài ca Côn Sơn. B. Cuộc chia tay của những con búp bê. C. Sau phút chia li. D. Qua Đèo Ngang. 3. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình ? A. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc. B. Ngôn ngữ trong tác phẩm trữ tình thường giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. C. Trong tác phẩm trữ tình có sự xuất hiện của nhân vật trữ tình tác giả. D. Trong tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả. 4. Văn bản Sau phút chia li là: A. Thơ Đường. B. Thơ tứ tuyệt. C. Thơ thất ngôn bát cú. D. Thơ song thất lục bát. 5. Hãy nối cột A (tên tác phẩm) với cột B (tên tác giả) cho phù hợp. A B a) Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra 1) Lí Bạch b) Bánh trôi nước 2) Hạ Tri Chương c) Qua đèo Ngang 3) Trần Nhân Tông d) Xa ngắm thác núi Lư 4) Xuân Quỳnh e) Rằm tháng giêng 5) Hồ Xuân Hương g) Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê 6) Bà Huyện Thanh Quan h) Tiếng gà trưa 7) Vũ Bằng i) Mùa xuân của tôi 8) Hồ Chí Minh. 6. Nguyên văn tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc được viết bằng chữ gì ? A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm. C. Chữ Hán và chữ Nôm. D. Chữ Quốc ngữ. 7. Trong các bài thơ sau, bài thơ nào được viết theo thể Đường luật ? A. Qua Đèo Ngang. B. Sau phút chia li. C. Tiếng gà trưa. D. Bài ca Côn Sơn. 8. Bài thơ nào sau đây không thuộc nội dung yêu nước chống giặc ngoại xâm, lòng tự hào dân tộc và tình yêu cuộc sống thanh bình ? A. Qua Đèo Ngang. B. Sông núi nước Nam. C. Phò giá về kinh. D. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra. 9. Bài thơ nào sau đây không thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ? A. Bạn đến chơi nhà B. Bánh trôi nước C. Cảnh khuya D. Xa ngắm thác núi Lư. 10. Hãy điền đúng tên tác phẩm vào chỗ trống trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau: Tình cảm nhân đạo của thơ trữ tình trung đại Việt Nam thể hiện ở tiếng nói phê phán chiến tranh phi nghĩa đã tạo nên các cuộc chia li đầy sầu hận (……………….) ; ở tiếng lòng xót xa cho thân phận long đong chìm nổi mà vẫn trong trắng, sắt son của người phụ nữ (…………………..); ở tâm trạng ngậm ngùi, da diết nhớ về một thuở vàng son đã mất (…………………)… 11. Nhận xét sau đây đúng cho tác phẩm nào ? Bài thơ đã thể hiện tình cảm nhân ái, vị tha cao cả. A. Xa ngắm thác núi Lư. B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. C. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. D. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. 12. Trong những nhận xét sau, nhận xét nào không chính xác ? A. Ca dao, dân ca là tác phẩm trữ tình. B. Tất cả những bài ca dao dân ca đều được sáng tác bằng thể thơ lục bát. C. Ngôn ngữ ca dao sinh động, gợi cảm. D. Ca dao có nhiều cách biểu hiện tình cảm phong phú. 13. Từ nào sau đây là từ ghép, bài nào là thơ Đường ? A. Nam quốc sơn hà B. Thiên Trường vãn vọng C. Tĩnh dạ tứ D. Nguyên tiêu. 14. Trong các văn bản sau, văn bản nào không thuộc thể loại tùy bút ? A. Cổng trường mở ra B. Một thứ quà của lúa non: Cốm C. Sài Gòn tôi yêu D. Mùa xuân của tôi. 15. Từ nào sau đây là từ ghép ? A. lúng liếng B. lung linh C. lụt lội D. lung lay. 16. Từ nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập ? A. cổng trường B. chăn màn C. quần áo D. cửa nhà. 17. Trong những nhận từ sau, từ nào không phải là từ láy toàn bộ ? A. đăm đắm B. khang khác C. xanh xanh D. khấp khểnh. 18. Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau: a). tuy: …………………………………………………….. b) sở dĩ: ………………………………………………….. c) càng: ………………………………………………….. d) bởi: ……………………………………………………. 19. Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được. a) ………………………………………………………………………………. b) ………………………………………………………………………………. c) ………………………………………………………………………………. d) ………………………………………………………………………………. 20. Trong câu “Sáng nay, Nam nhặt được bao nhiêu là châu chấu”, đại từ “bao nhiêu”dùng để: A. Trỏ số lượng B. Hỏi về số lượng C. Hỏi về người, vật D. Hỏi về hoạt động, tính chất. 21. Tìm những từ Hán Việt có các yếu tố sau: a) hà: ………………………………………………………………………… b) bình: ………………………………………………………………………. c) thư: ……………………………………………………………………….. d) tiền: ………………………………………………………………………. 21. Nối từ Hán Việt ở cột A với lời giải nghĩa phù hợp ở cột B. A B a) tứ xứ 1) giấu kín, chứa đựng ở bên trong, không lộ ra b) thảo mộc 2) cây to sống đã lâu năm c) tiềm tàng 3) có vẻ đẹp phô trương bề ngoài d) tông chi 4) bốn phương, mọi nơi e) tiều phu 5) họ hàng nói chung g) cổ thụ 6) người đốn củi h) hào nhoáng 7) các loài thực vật nói chung. 23. Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau: a) cần cù: ………………………………………………………… b) vinh quang: …………………………………………………… c) tươi đẹp: ………………………………………………………. d) lớn lao: ………………………………………………………. 24. Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: a) cần cù: ………………………………………………………… b) vinh quang: …………………………………………………… c) tươi đẹp: ………………………………………………………. d) lớn lao: ………………………………………………………. 25. Chữ “tử” trong từ nào sau đấy không có nghĩa là con ? A. thiên tử B. phụ tử C. bất tử D. hoàng tử. 26. Chữ “cổ” trong từ nào sau đây đồng âm với chữ “cổ” trong những từ còn lại ? A. cổ tích B. cổ tay C. cổ thụ D. cổ kính. 27. Hãy chọn trong các từ ngữ: bay tung, bay lên, bay quanh, phau phau, như ngà những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu lục bát sau: a) Một đàn cò trắng….. Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm. b) Một đàn cò trắng …… Bên nam bên nữ ta cùng hát lên. c) Một đàn cò trắng…… Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta. 28. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau: a) Tranh … tranh sáng b) Dở … dở tỉnh c) Lên … xuống trầm d) Hạt … hạt lép e) Miền … miền xuôi g) Trong … ngoài bắc h) Làm … nói nhiều. 29. Các từ ngữ : vội vàng, không cẩn thận, không quan sát kĩ càng trong câu “ Đi đâu mà vội vàng, không cẩn thận, không quan sát kĩ càng để xô cả vào người khác” có thể được thay thế bằng thành ngữ tương đương nào sau đây : A. Chân ướt chân ráo. B. Mắt nhắm mắt mở. C. Bước thấp bước cao. D. Có đi có lại. 30. Trong bảng sau, cột A ghi các từ viết sai âm, sai chính tả. Hãy viết lại các từ đó vào cột B cho đúng. A B - suất sứ - ghập ghềnh - trân thành - gìn dữ - chung thành - trung thủy - xấu sa - sử lí - cuốn quýt - xung xướng - xuất xứ

File đính kèm:

  • docBT trac nghiem NV7 tuan 1617.doc