Giáo án Ngữ văn lớp 7 – Học kì II (năm học 2007- 2008) trường THCS Cao Mại

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :

- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ .

- Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật ( kết cấu, nhịp điệu , cách lập luận ) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học (trong văn bản ).

- Học thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

B. Chuẩn bị của thầy và trò :

 _Thầy : Giáo án

 _ Trò : vở soạn.

C. Tổ chức các hoạt động dạy học:

 Hoạt động 1: Khởi động

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra : Vở soạn bài của HS.

3. Giới thiệu bài : Ta thường nghe nói : “ tục ngữ là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là trí khôn của nhân loại”. Để hiểu về tục ngữ, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài học.

 

doc189 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 7 – Học kì II (năm học 2007- 2008) trường THCS Cao Mại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS CAO MẠI GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 7 – HỌC KÌ II ( NĂM HỌC 2007- 2008 ) TUẦN 19 – BÀI 18 Tiết 73 : TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT. Soạn : 20. 01. 2008 Giảng : .................. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ . Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật ( kết cấu, nhịp điệu , cách lập luận ) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học (trong văn bản ). Học thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. Chuẩn bị của thầy và trò : _Thầy : Giáo án _ Trò : vở soạn. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động Tổ chức: Kiểm tra : Vở soạn bài của HS. Giới thiệu bài : Ta thường nghe nói : “ tục ngữ là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là trí khôn của nhân loại”. Để hiểu về tục ngữ, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài học... Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản: - GV đọc - 2 HS đọc - GV treo bảng phụ so sánh 2 cách nói và cách viết sau có gì giống và khác nhau: a1. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã làm ra của cải cho chúng ta hưởng thụ. a2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. b1. Cứ mỗi ngày một ít chăm chỉ và tiết kiệm công việc sẽ thành, sẽ mang lại kết quả tốt đẹp. b2. Kiến tha lâu cũng đày tổ. - Vậy tục ngữ là gì? - Theo em có thể phân 8 câu tục ngữ trên thành mấy nhóm ? gọi tên nhóm ? Đọc câu 1 - Nhận xét vè cáh gieo vần ở câu tục ngữ? Từ đó, em thấy câu tục ngữ có mấy vế ? I.Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc : Giọng đọc chậm giãi, rõ ràng. 2. Chú thích : -Giống nhau : Cùng nội dung tư tưởng. - Khác nhau về cách diễn đạt. +a1, b1 là cách nói thường + a2, b2 là những câu tục ngữ. Về hình thức: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, kết cấu ổn định , bền vững, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu. Về nội dung : Tục ngữ thường thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, về lao động sản xuất, về con người và xã hội . Lưu ý : Có những câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen. Ví dụ : Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa. Có rất nhiều câu tục ngữ, ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng. Ví dụ : Có công mài sắt có ngày nên kim. 3.Bố cục : Chia 2 nhóm : + Câu 1,2,3 ,4 Là tục ngữ về thiên nhiên. + Câu 5, 6, 7, 8 Là tục ngữ về lao động sản xuất. II. Phân tích : Những câu tục ngữ về thiên nhiên : Câu 1 : Năm – nằm Mười – cười --> đều là vần lưng. - Với hình ảnh “ chưa nằm đã sáng”, “ chưa cười đã tối” tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp gì ? - Bằng cách nói đó, tác giả dân gian muốn nói lên kinh nghiệm nào ? - Với kinh nghiệm về thời gian như vậy, thì trong cuộc sống chúng ta phải lưu ý điều gì để chủ động trong công việc ? Dân gian không chỉ lưu ý tới thời gian mà còn quan tâm tới thời tiết. - Đọc câu2 - So với câu 1, cách nói và cách viết của câu 2 có gì giống và khác nhau ? - Từ “mau”, vắng” đồng nghĩa với những từ nào ? - Như vậy, câu tục ngữ muốn nói với chúng ta điều gì ? - Qua đây tác giả dân gian muốn nhắc nhở chúng ta điều gì ? - Đọc câu 3 . - Em hiểu “ ráng mỡ gà” là gì ? - Từ việc nhìn thấy phía chân trời có sắc màu vàng tựa mỡ gà, tác giả đân gian đã dự đoán điều gì ? Và khi có bão, dân ta phải làm gì ? Không chỉ lo chống bão mà nhân dân ta xưa còn lo lắng hơn về một hiện tượng thiên nhiên khác cũng rất khủng khiếp . - Đọc câu 4. - Câu tục ngữ nói về điều gì ? - Tác giả căn cứ vào đâu để dự đoán sắp có lụt ? vì sao ? - Từ kinh nghiệm đó, câu tục ngữ khuyên ta điều gì ? - Qua việc tìm hiểu 4 câu tục ngữ trên, em thấy tác giả dân gian đã rút ra những kinh nghiệm nào ? - Hiện nay khoa học đã cho phép con người dự báo thời tiết khá chính xác. Vậy những kinh nghiệm trên còn có tác dụng không ? - Ngày xưa, tại sao nhân đân ta lại quan tâm nhiều đến yếu tố thiên nhiên như vậy ? Đối với người dân, sống bằng nghề nuôi trồng, thì nhân tố cần thiết nhất đó là đất. Tác giả DG đã nói về đất như thế nào ? - Xét cấu trúc của câu tục ngữ ? - Em hiểu thế nào là : -Tấc - Tấc đất - Vàng - Tấc vàng - Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ? Khẳng định điều gì ? - Vì sao nhân dân ta lại khẳng định như vậy? - Từ giá trị của đất như vậy, tác giả dân gian muốn nói với chúng ta bài học gì ? Không chỉ biết quí trọng đất đai, người dân xưa còn ý thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của công việc lao động trong cuộc sống. - Đọc câu 6. - Nhận xét gì về cách sử dụng từ trong câu? Giải thích ?( Từ Hán Việt ) - Có phải lúc nào chúng ta cũng phải tuân thủ theo các thứ tự ấy không ? Ngoài việc nói về các nghề trong lao động sản xuất, nhân dân ta còn rất quan tâm đến các yếu tố khi làm nông nghiệp. - Đọc câu 7. - Đó là các yếu tố nào ? - Với phép liệt kê trong câu tục ngữ có tác dụng gì? - Ta có coi nhẹ được yếu tố nào không ? Nước , phân, cần, giống rất quan trọng trong việc trồng lúa,bên cạnh đó nhân dân ta còn quan tâm tới yếu tố nào khác ? - Đọc câu 8. - Em hiểu thế nào là thì ? thục ? - Hình thức câu tục ngữ này có cấu tạo gì đặc biệt? Nhằm nhấn mạnh điều gì ? - Câu tục ngữ muốn khẳng định điều gì trong kĩ thuật trồng trọt? - Như vậy, 4 câu tục ngữ thuộc nhóm 2 giúp chúng ta hiểu thêm về những lĩnh vực nào trong lao động sản xuất ? - Những kinh nghiệm ấy ngày nay trong cuộc sống ngày nay có ý nghĩa như thế nào? - Em có nhận xét gì về cách nói? gieo vần? biện pháp tu từ ? - Nếu nói một câu khái quát nhất về nội dung những câu tục ngữ em vừa học, em sẽ nói như thế nào ? Hoạt động 3 : Luyện tập : Bảng phụ Hoạt động 4 : Củng cố – dặn dò : - Học thuộc lòng bài tục ngữ, phân tích. - Soạn : Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn. - Hai vế đối nhau ( cả hình thức và nội dung ) NT : nói quá ---> chỉ thời gian ngắn ---> Nói tới kinh nghiệm về thời gian trong mùa hè và mùa đông Tháng năm âm lịch (Mùa hè ) : đêm ngắn ngày dài. Tháng mười âm lịch ( mùa đông ) : đêm dài, ngày ngắn. --> Con người phải có ý thức chủ động trong thời gian, sắp xếp công việc hợp lí và giữ gìn sức khỏe trong mùa hè và mùa đông. Câu 2 : Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. -So sánh : Câu 1 : Kết cấu 2 câu đối xứng, đối lập nhau từng vế. Câu 2 : Chỉ có một câu, 8 tiếng, vần lưng ( trắc ). Mau : dày, nhiều Vắng : thưa, ít Nhìn sao để đoán ngày mai mưa hay nắng. Nắm, biết trước thời tiết ( nắng, mưa ) để chủ động công việc hôm sau. ( trong đi lại hoặc sản xuất ) Câu 3 : Ráng mỡ gà có nhà thì giữ. Ráng mỡ gà : sắc vàng, màu tựa mỡ gà. --> Sắp có bão. --> Có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa hoa màu. Câu 4 : Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt. -- > Kiến bò lên cao vào tháng 7 thì sắp có lụt. -- > Kiến : là loại côn trùng nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết. -- > Chủ động phòng chống mưa, bão lụt. -- > Những câu tục ngữ về thiên nhiên, đúc rút những kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt. -- > Ở vùng sâu, vùng xa, khi phương tiện thông tin còn hạn chế thì kinh nghiệm trên vẫn còn tác dụng. -- > Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nông nghiệp, trông lúa nước, thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống lao động sản xuất của nhân dân ta. “ Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề Trrong trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm...” Và cũng từ thực tế lao đông sản xuất mà nhân dân ta đã đúc rút được những kinh nghiệm vô cùng quí báu. Tục ngữ về lao động sản xuất : Câu 5 : Tấc đất, tấc vàng. --.> 2 vế, rất ngắn gọn. - Tấc : Đơn vị cũ đo chiều dài ( 1/10 thước mộc ) - Tấc đất : Mảnh đất nhỏ ( 0,0645m/1 thước = 2,4 mét vuông) - Vàng : Kim loại quí thường được cân bằng cân tiểu li. - Tấc vàng : Chỉ lượng vàng lớn, quí giá. NT : So sánh, đối ( lấy cái rất nhỏ, bình thường để so với hình ảnh vàng quí hiếm, giá trị cao ) ->Khẳng định giá trị vô cùng to lớn của đất- đất quí hơn vàng. - > Đất quí giá vì đất nuôi sống con người. Đất là thứ vàng sinh sôi. Vàng tiêu mãi cũng hết (miệng ăn núi lở ) còn chất vàng của đất thì khai thác mãi không cạn. *Bài học : Con người phải biết quí trọng đất đai “ Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu” Câu 6 : - Trì : ao; - Viên : vườn; - Điền : Ruộng --> Thứ tự lợi ích các nghề : Nhất nuôi cá nhì làm vườn, ba làm ruộng. --> Kinh nghiệm này không phải áp dụng ở nơi nào cũng đúng.Điều quan trọng là con người phải biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh để tạo nên của cải vật chất cho con người. Câu 7 : Nước, phân, cần, giống -->Phép liệt kê : - Nêu rõ thứ tự - Nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa( khiến người đọc, dễ nhớ, dễ nói ) --> Kết hợp cả 4 yếu tố, không thể thiếu hoặc coi nhẹ yếu tố nào thì lúa mới tốt, mùa màng bội thu. Câu 8 : Nhất thì, nhì thục. Thì : Thời vụ Thục : Cày đi, bừa lại ( Đất canh tác tốt ) NT : câu rút gọn, 2 vế đối xứng. Nhấn mạnh yếu tố thì, thục, thông tin nhanh, dễ nói, dễ nghe, dễ nhớ. -->Tầm quan trọng của thời vụ và sự chăm bón đối với đất đai trồng trọt. “ Tháng hai trồng đậu, thấng ba trồng cà” Giá trị của đất, kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt. Ý nghĩa rất bổ ích: Từ thực tế lao động sản xuất, nhân dân ta đã rút ra những kinh nghiệm quí báu truyền lại tới ngày nay và với việc kết hợp với KHKT hiện đại , đất nước ta đã không ngừng phát triển chăn nuôi trồng trọt để có năng suất cao, xóa đói giảm nghèo. ( nước ta đứng thứ 2 TG về xuất khẩu gạo) III. Tổng kết : 1.Nghệ thuật : - Lối nói ngắn gọn, hàm súc. - Có vần ,nhịp điệu. - Phép đối, hình ảnh cụ thể sinh động - So sánh, nói quá 2. Nội dung : Những câu tục ngữ đúc rút những kinh nghiệm của nhân dân ta trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất- là trí khôn của nhân dân. * Bài tập trắc nghiệm : Những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì ? A. Giúp người lao động có được một cuộc sống an nhàn, sung túc. B.Giúp người lao động sống gắn bó với thiên nhiên hơn. C. Giúp người lao động yêu công việc của mình hơn. D. Giúp người lao động chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động. Tiết 74 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN Soạn : 20. 01. 2008. Giảng :................... Mục tiêu cần đạt : - Giúp HS biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng. - Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địaphương, quê hương mình. - GD HS lòng yêu quí văn hóa quê hương. B.Chuẩn bị của thầy và trò : - Thầy : Sưu tầm ca dao, tục ngữ, băng, đĩa, những bài hát dân ca. - Trò : Sưu tầm những bài hát dân ca mà quê hương đang lưu hành. C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học: Hoạt động 1 : Khởi động : Tổ chức : Kiểm tra bài cũ : Đọc 8 câu tục ngữ đã học, nêu nội dung 4 câu đầu và 4 câu sau? Giới thiệu bài : Các em đã được học, tìm hiểu về ca dao, tục ngữ, để hiểu đươc đặc điểm thể loại này, hôm nay ta đến với bài học về chương trình địa phương... Hoạt động 2 : Nội dung : - Em hãy phân biệt ca dao, dân ca, tục ngữ? - Em hiểu thế nào là ca dao, tục ngữ địa phương ? Hoạt động 3 ; Luyện tập : - Sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao, dân ca lưu hành ở địa phương? - Sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao, dân ca viết về địa phương Phú Thọ ? Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò : 1. Ca dao- dân ca : - Là những khái niệm tương đương chỉ các thể loại trữ tình DG, kết hợp lời và nhạc. - Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc - Ca dao là lời thơ của dân ca. 2. Tục ngữ : Là những câu nói ngắn gọn, có kết cấu vững bền, có hình ảnh và nhịp điệu diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên và lao động sản xuất, con người, xã hội. Kết luận : Ca dao là tiếng nói tình cảm của quần chúng nhân dân lao động. Tục ngữ thiên về trí tuệ, kinh nghiệm, là túi khôn của dân gian. 3.Câu ca dao : Không phải là câu theo định nghĩa về câu trong ngữ pháp. Câu ca dao có thể gồm nhiều dòng và phải diễn tả đầy đủ, trọn vẹn một nội dung nào đó mà nó đề cập đến. - Ca dao, tục ngữ được lưu hành ở địa phương : - Là ca dao, tục ngữ được người địa phương đọc, hát, diễn xướng.... - Là ca dao, tục ngữ viết về địa phương Phú Thọ, lưu hành ở địa phương. - Khi sưu tầm cần chú ý tìm chọn những câu ca dao tục ngữ nói về địa phương Phú Thọ. 4. Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ ở địa phương : - Có nội dung nói về sản vật quê hương. - Giới thiệu tên địa danh, danh lam. * Phương pháp sưu tầm : - Hỏi cha mẹ, người già, nhà văn ở địa phương. - Tìm trong sách báo địa phương “ VHDG Vĩnh Phú”. - Sưu tầm câu ca dao tục ngữ của tỉnh Pú Thọ. * Thực hiện : - Mỗi HS có một quyển sổ nhỏ ghi lại những bài, câu ca dao sưu tầm được. - Phát biểu cảm nghĩ về một bài ca dao mà em thích. - Sưu tầm và kể chuyện cười Văn Lang. Bài 1 : “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ Bài 2 : Ca dao : “ Ai lên Phú Thọ thì lên Lên non Cổ Tích, lên đền Hùng Vương” “ Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 Dù ai buôn bán gần xa Nhớ ngày giỗ Tổ tháng 3 mùng 10” “Nước sông Đà vừa trong vừa mát, Gái sông Đà vừa chát vừa chua” “Sông Thao nước đục người đen Ai lên Vú Ẻn thì quên đường về” Dân ca : “ Anh đố em biết hoa gì nở mùa đông vàng, trắng, vàng...” Về nhà : Sưu tầm 10 đến 15 câu ca dao dân ca, tục ngữ hoặc bài hát xoan, ghẹo. Phạm vi : những câu ca dao, tục ngữ phải được lưu hành trong địa phương, viết về địa phương Phú Thọ. Đọc : Tìm hiểu chung về văn nghị luận. TIẾT 75 : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN Soạn : 21.01.2008 Giảng : ................ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận . Chuẩn bị của thầy và trò : Thầy : Một vài văn bản nghị luận đọc mẫu. Trò : Đọc trước bài ở nhà. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học : Hoạt động 1 : Khởi động : Tổ chức : Kiểm tra bài cũ : Đọc một vài câu ca dao tục ngũ địa phương mà em sưu tầm được. Giới thiệu bài : Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những cuộc trao đổi, những ý kiến đưa ra trong những cuộc họp hoặc những bài xã luận trên báo... tất cả những vấn đề đó thuộc kiểu văn bản nào ? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới : - Trong cuộc sống, em có thường gặp các kiểu câu hỏi như : Vì sao em đi học không? - Em hãy nêu thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự ? - Gặp các câu hỏi về các vấn đề như vậy, em có thể trả lời bằng cách kể chuyện hay miêu tả được không ? Vì sao ? Dùng lí lẽ và dẫn chứng để trả lời tức là dùng văn nghị luận. - Trên báo chí, truyền hình, đài phát thanh, em có thường gặp những văn bản kiểu này không? Kể tên một vài văn bản mà em biết? Văn bản nghị luận tồn tại khắp nơi trong đời sống, vậy em có nhận xét gì về vai trò nhu cầu nghị luận trong đời sống ? - Đọc văn bản. - Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? - Để thực hiện mục đích ấy,bài viết nêu ra những yếu tố nào ? ( Luận điểm ) - Tìm các câu văn mang luận điểm ? - Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu những lí lẽ và dẫn chứng nào ? - Tác giả thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không ? - Văn bản các em vừu tìm hiểu là văn nghị luận. Vậy em hiểu thế nào về văn nghị luận? - Đọc Ghi Nhớ. Hoạt động 3 : Luyện tập : Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò : * Bài học : 1. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận : - Có - VD : + Thế nào là tự trọng ? + Vì sao cần phải bảo vệ môi trường? Không thể trả lời bằng cách kể, tả, biểu cảm được vì như thế không làm cho ngừoi nghe hiểu , không thuyết phục được họ. Phải dùng lí lẽ và dẫn chứng để trả lời. Bài phát biểu trên truyền hình, đặc biệt là các bài phát biểu của lãnh đạo nhà nước. Ví dụ : Xã luận, bình luận, phê bình nghiên cứu... Nhu cầu nghị luận là không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Thế nào là văn bản nghị luận : Ngữ liệu : Văn bản “Chống nạn thất học” – HCM Nhận xét : Vận động toàn dân đi học. Ý kiến : + Chính sách ngu dân của TD Pháp và tác hại của nó với dân trí Việt Nam. + Quuyền lợi và bổn phận của người dân là phải đi học. + Các biện pháp để chống nạn mù chữ. Các câu văn mang luận điểm : + Khi xưa Pháp cai trị....thi hành chính sách ngu dân. + Mọi người phải hiểu biết quyền lợi .... Lí lẽ : + Phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc XD nước nhà + Những người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ + Những người chưa biết gắng học + Phụ nữ càng cần phải học-> có quyền bầu cử và ứng cử + Anh chị em thanh niên giúp sức. Không được vì thiếu tính thuyết phục, khiến người nghe không tin tưởng. Kết luận : Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận. Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng , quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vaans đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa. * Ghi Nhớ : - Đọc văn bản - GV khái quát những nội dung cần nhớ . - Đọc văn bản “ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” Tiết 76 : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN ( Tiếp theo ) Soạn : 22. 01. 2008 Giảng :.................. A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS - Thông qua luyện tập HS hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của vân bản nghị luận. B. Chuẩn bị của thầy và trò : - Thầy : Văn bản mẫu - Trò : Bài tập C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học : Hoạt động 1 : Khởi động : Tổ chức : Kiểm tra bài cũ : Bài mới : Tìm hiểu thế nào là văn nghị luận ? Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới : Hoạt động 3 : Luyện tập - Hai HS đọc to Văn bản “ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” và phần câu hỏi : - Hãy suy nghĩ và cho biết bài văn trên có phải là văn nghị luận không ?Vì sao ? - Tác giả đề xuất ý kiến gì ? - Những dòng văn, câu văn nàothể hiện ý kiến ( luận điểm trên ) ? - Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ nào, dẫn chứng nào ? - Bài văn nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không ? - Em có tán thành ý kiến của bài viết này không ? Vì sao ?( thảo luận nhóm ) - Tìm bố cục của bài văn trên ? - HS đọc VB “ Hai biển hồ” - Theo em bài văn bạn vừa đọc là văn bản tự sự hay văn bản nghị luận ? Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò : I. Bài học : Hệ thống lại bài học SGK II. Luyện tập : Bài tập 1 : Bài văn trên là văn nghị luận Bài văn được viết ra nhằm xác lập quan điểm : cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. Đây là vấn đề bức thiết, có ý nghĩa lớn trong xã hội ngày nay. Bài văn có luận điểm rõ ràng : cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. Để làm rõ luận điểm trên, bài văn có đưa ra lí lẽ ( phân mở bài và kết bài ), có dẫn chứng cụ thể ( thói quen xấu, thói quen tốt ) “ cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” Lí lẽ : + Có thói quen tốt, thói quen xấu + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên râts khó bỏ, khó xử + Tạo được thói quen tốt thì rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. Thói quen tốt : luôn dậy sớm, đúng hẹn, đọc sách, ... Thói quen xấu : Hút thuốc, gạt tàn bừa bãi, vứt rác,... - Bài nghị luận nhằm giải quyết một vấn đề thiết thực trong đời sống xã hội mà mỗi con người thường mắc phải là : Những thói quen xấu. - Bản thân mỗi con người thường vô tình nhiễm thói quen xấu và rất cần tạo ra thói quen tốt. - Bố cục : 3 phần + Mở bài : Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội . + Thân bài : Thói quen tốt ... Thói quen xấu ... + Kết bài :Tạo được thói quen tốt là rất khó... Bài tập 2 : Bài văn kể chuyện đẻ nghị luận : Kể chuyện về hai biển hồ song thực chất bài văn muốn bàn về cách sống của con người . Hai cái hồ có ý nghĩ tượng trưng cho hai cách sống ; Cách sống ích kỉ không biết vì người khác, kết cục “ chết dần, chết mòn”. Cách sống nhân ái, biêts chia sẻ, biết vì người khác “ tâm hồn mới tràn ngập vui sướng” GV hướng dẫn HS tiếp tục làm bài tập 4 Về đọc lại bài văn trên và tìm luận điểm ( ý kiến chính ), tìm lí lẽ ( ghi lại ở từng bài ) tìm dẫn chứng. Sưu tầm trên báo 2 đoạn văn nghị luận chép vào vở bài tập. NS:25 /1/ 08 TuÇn 20: Bµi 19 NG: 2..../1 / 08 TiÕt 77: Tôc ng÷ vÒ con ng­êi vµ x· héi A, Môc tiªu cÇn ®¹t, gióp häc sinh: -HiÓu ®­îc néi dung ý nghÜa vµ mét sè h×nh thøc diÔn ®¹t (so s¸nh, Èn dô, nghÜa ®en, nghÜa bãng cña nh÷ng c©u tôc ng÷ trong bµi häc -Thuéc lßng nh÷ng c©u tôc ng÷ trong v¨n b¶n - TÝch hîp víi phÇn v¨n b¶n: ë bµi tôc ng÷ phÇn tiÕng viÖt c¸c phÐp tu tõ, c©u rót gän phÇn tiÕng viÖt v¨n nghÞ luËn B, ChuÈn bÞ của thầy và trò : - Thầy : Gi¸o ¸n, s­u tÇm mét sè c©u tôc ng÷ cïng chñ ®Ò -Trß : Bµi so¹n C, TiÕn tr×nh tæ chøc ho¹t ®éng d¹y vµ häc Ho¹t ®éng 1. Khëi ®éng 1. Tæ chøc: 7a: ........./ 29 2. KiÓm tra: §äc thuéc lßng nh÷ng c©u tôc ng÷ vÒ thiªn nhiªn vµ lao ®éng s¶n xuÊt. Cho biÕt ý nghÜa c¸c c©u tôc ng÷ thuéc nhãm 2. 3. Bµi míi : - Giíi thiÖu bµi: Tôc ng÷ lµ “ trÝ kh«n” cña DG, kh«ngc hØ truyÒn l¹i nh÷ng kinh nghiÖm quý b¸u vÒ thiªn nhiªn vµ lao ®éng s¶n xuÊt mµ cßn cho chóng ta nh÷ng bµi häc vÒ øng sö, ®¹o lµm ng­êi. Ho¹t ®éng 2. §äc_ HiÓu v¨n b¶n GV ®äc_HD ®äc Em h·y ®äc c©u tôc ng÷ thø 1 vµ cho biÕt t¸c gi¶ sö dông biÖn ph¸p NT g× ë c©u tôc ng÷ nµy? B»ng c¸ch nãi ®ã t¸c gi¶ DG muèn kh¼ng ®Þnh ®iÒu g×? Tõ sù kh¼ng ®Þnh ®ã, t¸c gi¶ DG muèn nh¾c nhë ta ®iÒu g×? T×m nh÷ng c©u tôc ng÷ kh¸c cã ý nghÜa trªn? H·y ®äc c©u tôc ng÷ thø 2 vµ nªu c¸ch hiÓu cña m×nh vÒ côm tõ “ Gãc con ng­êi”? -VËy em hiÓu g× vÒ c©u

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7 HK II.doc