Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 1: Từ ghép - Năm học 2020-2021

HĐ1: HDTH các loại từ ghép:

H¬ướng dẫn HS tìm hiểu về các loại từ ghép

Đọc VD1

- Chú ý các từ : Bà ngoại, thơm phức

- Trong 2 từ đó, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính ?

- 2 từ này có quan hệ với nhau như thế nào ?

- Em có nhận xét gì về trật tự của những tiếng chính trong những từ ấy ?

- Theo em từ ghép chính phụ có cấu tạo như thế nào ?

*BT nhanh:

- Tìm từ ghép chính phụ có tiếng chính Bà, thơm ? ( Bà cô, bà bác, bà dì; thơm lừng, thơm ngát )

-HS đọc Ví dụ 2 - Chú ý các từ trầm bổng, quần áo .

- Các tiếng trong 2 từ ghép trên có phân ra thành tiếng chính, tiếng phụ không ? Vậy 2 tiếng này có quan hệ với nhau như thế nào ?

( quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp)

- Khi đảo vị trí của các tiếng thì nghĩa của từ có thay đổi không ?

- Từ ghép đẳng lập có cấu tạo như thế nào?

*BT nhanh:

- Tìm một vài từ ghép đẳng lập chỉ các sự vật xung quanh chúng ta ? ( Bàn ghế, sách vở, mũ nón . )

- So sánh từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập, chúng giống và khác nhau ở điểm nào ?

- Từ ghép được phân loại như thế nào ? - Thế nào là từ ghép chính phụ, thế nào là từ ghép đẳng lập ?

 

docx4 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 1: Từ ghép - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 1: TỪ GHÉP I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. - Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập. 2. Kĩ năng: - Nhận diện các loại từ ghép - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ - Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng ý thức học tập bộ môn, học từ ngữ Tiếng Việt. 4. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự học - Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác - Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông * Năng lực riêng - Năng lực giao tiếp tiếng Việt - Năng lực thưởng thức văn học / cảm thụ thẩm mỹ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : - Soạn giáo án. - Chuẩn bị bảng phụ hoặc máy chiếu - Chuẩn bị 1 số tranh ảnh, tư liệu minh họa 2. Học sinh : - Soạn bài . - Chuẩn bị giấy khổ to & bút dạ để thảo luận nhóm . III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1) Ổn định lớp: ktss(1 phút) 2)Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong bài mới. 3) Bài mới: (44’) Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung cần đạt A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4’) - 1 nhóm tổ chức trò chơi Ô chữ (Từ hàng dọc là từ « Từ ghép» - GV dẫn vào bài : Ở lớp 6 các em đã hiểu được thế nào là từ ghép và biết nhận diện từ ghép. Nhưng từ ghép có mấy loại? Nghĩa của chúng ntn?....Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho chúng ta . B. HOẠT ĐỘNG H ÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30’) HĐ1: HDTH các loại từ ghép: Hướng dẫn HS tìm hiểu về các loại từ ghép Đọc VD1 - Chú ý các từ : Bà ngoại, thơm phức - Trong 2 từ đó, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính ? - 2 từ này có quan hệ với nhau như thế nào ? - Em có nhận xét gì về trật tự của những tiếng chính trong những từ ấy ? - Theo em từ ghép chính phụ có cấu tạo như thế nào ? *BT nhanh: - Tìm từ ghép chính phụ có tiếng chính Bà, thơm ? ( Bà cô, bà bác, bà dì; thơm lừng, thơm ngát ) -HS đọc Ví dụ 2 - Chú ý các từ trầm bổng, quần áo . - Các tiếng trong 2 từ ghép trên có phân ra thành tiếng chính, tiếng phụ không ? Vậy 2 tiếng này có quan hệ với nhau như thế nào ? ( quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp) - Khi đảo vị trí của các tiếng thì nghĩa của từ có thay đổi không ? - Từ ghép đẳng lập có cấu tạo như thế nào? *BT nhanh: - Tìm một vài từ ghép đẳng lập chỉ các sự vật xung quanh chúng ta ? ( Bàn ghế, sách vở, mũ nón ... ) - So sánh từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập, chúng giống và khác nhau ở điểm nào ? - Từ ghép được phân loại như thế nào ? - Thế nào là từ ghép chính phụ, thế nào là từ ghép đẳng lập ? *Hoạt động 2: HD tìm hiểu nghĩa của từ ghép? So sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với nghĩa của từ “bà” (lớp 6 đã học cách giải nghĩa) ? Cả bà nội và bà ngoại đều có chung 1 nét nghĩa là “bà”, nhưng nghĩa của 2 từ này khác nhau. Vì sao? ? Tương tự “thơm”, “thơm phức” ? So sánh nghĩa của từ ghép C- P với nghĩa của từ ghép đẩng lập? Vậy từ ghép C-P có t/c gì? ? So sánh nghĩa của từ “quần áo” với nghĩa của mỗi tiếng “quần”, “áo” ? Tương tự “trầm bổng” ? So sánh nghĩa của từ ghép ĐL với nghĩa của từng tiếng? Vậy từ ghép ĐL có t/c gì? GV: chốt, những đơn vị kiến thức cần nhớ. Hs đọc vd HS xác định tiếng chính, tiếng phụ Nhận xét Nhận xét Xác định cấu tạo Làm BT nhanh đọc ví dụ xác định quan hệ Nhận xét Làm BT nhanh So sánh Suy nghĩ, trả lời Lắng nghe Giải thích, trả lời So sánh So sánh Nhận xét So sánh Lắng nghe đọc ghi nhớ I/ Các loại từ ghép 1.Từ ghép chính phụ: * Ví dụ1: Bà ngoại Thơm phức t.chính-t.phụ=> nhóm 1 - Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính => quan hệ chính phụ => Từ ghép chính phụ 2. Từ ghép đẳng lập *Ví dụ2 : Trầm bổng Quần áo =>Nhóm 2 - 2 tiếng ngang bằng nhau-> quan hệ bình đẳng => Từ ghép đẳng lập. * So sánh từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập: - Giống : Đều có quan hệ với nhau về nghĩa - Khác : +Từ ghép chính phụ: có quan hệ chính-phụ +Từ ghép đẳng lập: có quan hệ bình đẳng * Ghi nhớ 1:SGK/14 II/ Nghĩa của từ ghép 1. Nghĩa của từ ghép chính phụ : - Ví dụ : + Bà : chỉ người phụ nữ cao tuổi ->nghĩa rộng . Bà ngoại : chỉ người phụ nữ cao tuổi đẻ ra mẹ -> nghĩa hẹp + Thơm : có mùi như hương của hoa, dễ chịu -> nghĩa rộng . Thơm phức : có mùi bốc lên mạnh, hấp dẫn -> nghĩa hẹp - Hẹp hơn nghĩa của tiếng chính và có tính chất phân nghĩa . 2 - Nghĩa của từ ghép đẳng lập : - Ví dụ: + Quần áo : chỉ quần áo nói chung -> hợp nghĩa, có nghĩa khái quát hơn. Quần, áo : chỉ riêng từng loại. + Trầm bổng : Miêu tả âm thanh lúc thấp, lúc cao nghe rất êm tai => nghĩa chung, khái quát. Trầm, bổng : chỉ âm thanh riêng từng loại . - Có tính chất hợp nghĩa và có nghĩa khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó . * Ghi nhớ 2: sgk/14 C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP (4’) Sau BT 1, 2, 3 rút ra kết luận Sau BT 5 rút ra kết luận -HS làm bài=> lên bảng. HS nx => GV nx,bổ sung, cho điểm. Suy nghĩ, làm bài III.Luyện tập: HS làm bài tập vở bài tập. * Bài 1( 15 ) : - Từ ghép đẳng lập : Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi . - Từ ghép chính phụ: Xanh ngắt,nhà máy, nhà ăn, nụ cười . * Bài 2 ( 15 ): - Bút mực (bi, máy, chì ) - Thước kẻ (vẽ, may, đo độ) * Bài 3: ( 15 ) - Núi rừng ( sông, đồi ) - Mặt mũi ( mày, ) *Bài 5 : ( 15 ) - Không phải vì : Hoa hồng là một loài hoa như : Hoa huệ, hoa cúc -> Có nhiều loại hoa mầu hồng nhưng không phải là hoa hồng như : Hoa giấy, hoa chuối D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (3’) Đưa tình huống: Có 1 bạn nói: “tớ mới mua 1 cuốn sách vở”. Theo em bạn ấy nói “1 cuốn sách vở” là đúng hay sai. Vì sao? Chữa lại cho đúng. Học sinh báo cáo kết quả làm việc với GV. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG: (2 phút) - Thế nào là từ ghép? - Từ ghép có mấy loại? - Nghĩa của các loại từ ghép? - Hoàn thành BT 6, 7 - Học thuộc ghi nhớ - Và chuẩn bị tiết 4: Liên kết trong văn bản. Học sinh báo cáo kết quả làm việc với GV. * Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_1_tu_ghep_nam_hoc_2020_2021.docx