Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 11: Văn bản Sông núi nước Nam - Năm học 2020-2021 - Đào Huyền Nga

I. Đọc, tìm hiểu chung.

 -Giáo viên cho 1 hoặc 2 học sinh đọc bài thơ ( phần phiên âm , dịch nghĩa và dịch thơ )

 -Giọng đọc : dõng dạc , đanh thép , biết ngắt nhịp , nhấn trọng âm nhằm tạo không khí trang nghiêm .

 -Học sinh đọc chú thích .

GV nói thêm: Một truyền thuyết kể rằng : năm 1077 , quân Tống sang xâm lược nước ta . Tướng quân Lý Thường Kiệt nhận lệnh vua đem quân chống giặc dữ . Lần ấy , quân của Lý Thường Kiệt chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt . Giữa khuya đêm đó , từ đền thờ bên sông của hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục ngày trước là Trương Hống và Trương Hát bỗng cất lên tiếng thơ sang sảng. Từ đó, bài thơ “ Nam quốc sơn hà” còn được gọi là bài thơ thần với nghĩa : thơ do thần sáng tác . Đây là một cách linh hóa tác phẩm văn học nhằm nêu rõ ý nghĩa thiêng liêng của bài thơ .

 -Giáo viên có thể giới thiệu tranh tư liệu : Anh chụp bức tranh sơn mài ở viện bảo tàng Lịch sử-SGK trang 63, ghi Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ.

 (?) Dựa vào phần chú thích, em hãy biết bài thơ “ Nam quốc sơn hà” thuộc thể thơ nào?

 Bài thơ thuộc thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật ( luật thơ đặt ra từ đời nhà Đường 618-907 )

2: Tìm hiểu văn bản .

* Gọi 1 học sinh đọc lại văn bản ( phần phiên âm)

 

docx9 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 11: Văn bản Sông núi nước Nam - Năm học 2020-2021 - Đào Huyền Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11: SÔNG NÚI NƯỚC NAM (Nam quốc sơn hà- Lý Thường Kiệt ) I. Mức độ cần đạt - Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại - Cảm nhận được tinh thần khí phách của dân tộc qua bản dịch bài thơ chữ Hán: Nam quốc sơn hà II.Trọng tâm kiến thức,kĩ năng. 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về thơ Trung đại - Đắc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt - Chủ quyền về lãnh thổ đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. - Sơ giản về TG Trần Quang Khải - Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. 2. Kĩ năng: - Nhận biết thể loại thơ thất ngôn tứ tuyệt - Đọc – hiểu và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. 4.Tích hợp giáo dục ANQP: Khẳng định ý chí của dân tộc Việt Nam về độc lập chủ quyền trước các thế lực xâm lược. 5. Định hướng phát triển năng lực học sinh: - Năng lực chung: +Năng lực giải quyết vấn đề, +Năng lực sáng tạo, +Năng lực hợp tác - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tiếp nhận văn bản + Năng lực tự học ,hợp tác, phân tích cắt nghĩa,giải quyết các vấn đề đặt ra trong văn bản ,năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản + Năng lực tổng hợp kiến thưc III. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, video liờn quan tới bài học => Soạn bài giảng điện tử, hỡnh ảnh sinh động. 2. Học sinh: Đọc ngữ liệu trong SGk ít nhất 3 lần => trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu bài. IV. Tổ chức dạy và học 1. ổn định tổ chức lớp - Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5’)Kiểm tra trước khi vào tìm hiểu bài mới - Đọc thuộc những câu ca dao thuộc chủ đề châm biếm và nêu cảm nhận của em về một bài ca dao mà em thích? - Bài tập trắc nghiệm : Em hãy khoanh tròn vào phương án trước câu trả lời đúng nhất: Bài 1: Đọc bài ca dao sau đây: Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuồng ghềnh bấy nay Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con. Hình ảnh con cò trong bài ca dao trên thể hiện thân phận người nông dân ngày xưa như thế nào? A Người nông dân nhỏ bé bị hắt hủi,thân phận thấp cổ bé miệng. B Người nông dân gặp nhiều oan trái trong cuộc sống. C Người nông dân bị dồn đẩy đến bước đường cùng. D Người nông dân cuộc sống trắc trở,khó nhọc,đắng cay. Bài 2: Đọc câu ca dao sau đây: Thương thay thân phận con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ Hình ảnh con tằm trong câu ca dao trên nói đến cuộc đời ,thân phận của những ai trong xã hội ngày xưa? A Những cuộc đời nô lệ ,suốt đời bị bóc lột sức lao động. B Những thân phận nhỏ nhoi vất vả ,khổ cực suốt đời mà vẫn nghèo khổ. C Những cuộc đời lận đận ,phiêu bạt tha phương để kiếm sống. D Thân phận thấp cổ bé miệng với nổi khổ ,nổi đau oan trái suốt đời. Đáp án : 1- D, 2- A 3. Tổ chức dạy và học bài mới. Hoạt động 1: khỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý. - Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 1’ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn KTKN cần đạt Ghi chú ? Kể tên các truyện Trung đại đã học trong chương trình NV 6? - Gọi HS nhận xét - Đánh giá, cho điểm -> GV: Thời Trung đại nứơc ta không chỉ có truyện mà còn có nền thơ rất phong phú và hấp dẫn trong đó phải kể đến 2 bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh. Trong giai đoạn lịch sử ta thoát khỏi ách đô hộ của hàng ngàn năm của phong kiến phương Bắc, đang trên đường vừa bảo vệ vừa củng cố, xây dựng 1 quốc gia.. - Học sinh lắng nghe và ghi tên bài. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI * Mục tiêu : - Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Nắm được đặc điểm thơ Trung đại Viêt Nam và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, xuất xứ của bài thơ. - Hs nắm được các giá trị của văn bản. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác... * Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm. * Kỹ thuật: Động não, giao việc, . * Thời gian: 27- 30’. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KT-KN Ghi chú I. Đọc, tìm hiểu chung. -Giáo viên cho 1 hoặc 2 học sinh đọc bài thơ ( phần phiên âm , dịch nghĩa và dịch thơ ) -Giọng đọc : dõng dạc , đanh thép , biết ngắt nhịp , nhấn trọng âm nhằm tạo không khí trang nghiêm . -Học sinh đọc chú thích . GV nói thêm: Một truyền thuyết kể rằng : năm 1077 , quân Tống sang xâm lược nước ta . Tướng quân Lý Thường Kiệt nhận lệnh vua đem quân chống giặc dữ . Lần ấy , quân của Lý Thường Kiệt chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt . Giữa khuya đêm đó , từ đền thờ bên sông của hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục ngày trước là Trương Hống và Trương Hát bỗng cất lên tiếng thơ sang sảng. Từ đó, bài thơ “ Nam quốc sơn hà” còn được gọi là bài thơ thần với nghĩa : thơ do thần sáng tác . Đây là một cách linh hóa tác phẩm văn học nhằm nêu rõ ý nghĩa thiêng liêng của bài thơ . -Giáo viên có thể giới thiệu tranh tư liệu : Anh chụp bức tranh sơn mài ở viện bảo tàng Lịch sử-SGK trang 63, ghi Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ. (?) Dựa vào phần chú thích, em hãy biết bài thơ “ Nam quốc sơn hà” thuộc thể thơ nào? à Bài thơ thuộc thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật ( luật thơ đặt ra từ đời nhà Đường 618-907 ) 2: Tìm hiểu văn bản . * Gọi 1 học sinh đọc lại văn bản ( phần phiên âm) + Học sinh giải thích ý nghĩa những từ Hán Việt / SGK trang 62 -Giáo viên cho học sinh so sánh bản dịch thơ với bản phiên âm . -Nhìn chung , bản dịch sát nghĩa nhưng đôi chỗ bản dịch chưa lột tả hết cái thần của bản phiên âm . Ví dụ: -Vậy em hiểu thế nào là một bản Tuyên ngôn độc lập ? -Nội dung bản Tuyên ngôn này được bố cục như thế nào , gồm những ý cơ bản gì ? TÝch hîp gi¸o dôc ANQP -Nước Trung Hoa xưa là đại bang ( nước lớn ) , vua mới xưng đế . Các tiểu bang ( nước nhỏ ) vua chỉ xưng Vương . Ở đây bài thơ dùng từ “ Đế “ là để tỏ thái độ ngang hàng, bình đẳng với nước Trung Hoa. Nước ta cũng có quyền xưng đế .Dùng từ “ Đế” để làm nổi lên ý nghĩa của câu thơ thứ nhất rất rõ : Nước Nam là của người Nam, đất nước này là đất nước có chủ. -Từ “ tiệt nhiên “ ở đây biểu ý gì ? GV: ý tứ của câu 2 ( nhờ có từ này ) cũng rất rõ , rất mạnh rất dứt khoát : Điều được nói ở câu 1 : được sách Trời qui định , tất yếu phải như thế, không thể khác được . Cách biểu ý ở cả 2 câu rất rành mạch , rõ ràng , rất tuyệt ! *Gọi học sinh đọc 2 câu cuối : -Em hãy tìm trong 2 câu thơ những từ ngữ nói về hành động làm trái với sách Trời và hậu quả tất yếu mà kẻ thù xâm lược phải nhận lấy ? -Em có nhận xét gì về cách dùng từ “ thủ” ? -GV : cả bài thơ có những từ dùng rất hay như vậy, biểu hiện được cái thần , cái hồn của bài thơ ( từ dùng như thế gọi là nhãn tự – con mắt thơ ) -GV giảng : lời thơ như một lời cảnh cáo đanh thép đối với kẻ thù cướp nước: xâm lược sẽ nắm chắc phần thất bại. -Giáo viên bình : chúng ta hãy tưởng tượng : trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đêm ấy, lời thơ “ Nam quốc sơn hà “ vang vọng với âm điệu hùng hồn , đanh thép làm cho quân ta có ý chí , quyết tâm tiêu diệt kẻ thù càng thêm sôi sục bừng bừng ,sức mạnh của niềm tin tất thắng càng dâng cao . Ngược lại , kẻ thù thì chân run , tay yếu , lòng nao núng lo sợ ( bởi chúng đã làm cái điều trái với lẽ Trời ) , sự thất bại đến với chúng là tất yếu . Chiến thắng của ta chính là chiến thắng của lẽ phải , hợp với ý Trời , hợp với lòng người . Quả thật sức mạnh của văn chương hơn mọi thứ vũ khí sắc bén . Nhà thơ Sóng Hồng đã nói rất hay : “ Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ Mỗi vần thơ là bom đạn phá cường quyền”. 3: Tổng kết -Tóm lại, nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì ? HS đọc ghi nhớ SGK trang 6 -Học sinh đọc văn bản . - Chưa rõ -Sau này nhiều sách ghi : Lý Thường Kiệt . -Học sinh đọc diễn cảm -Từ “Đế” dịch là “Vua “ -Từ “tiệt nhiên“ dịch là “ vằng vặc “ -“Thủ bại hư” dịch là “ nhất định phải tan vỡ “ . à “ Nam quốc sơn hà” được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ . -Đó là lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm . -Bài thơ gồm 2 phần , 2 ý cơ bản ( Học sinh có thể trả lời theo sự suy nghĩ độc lâp ) . Có thể trả lời như sau : Ý 1 : 2 câu đầu : nước Nam là của người Nam ở . Điều đó được sách Trời định sẵn , rõ ràng . Ý 2 :2 câu sau: kẻ thù không được xâm phạm . Xâm phạm thì thế nào cũng chuốc phải thất bại thảm hại - Tất nhiên là như thế , không thể khác được - Giọng khẳng định mạnh mẽ sảng khoái . -Các từ: “xâm phạm” hoặc “ thủ bại hư” -Thủ : có nghĩa là giữ lấy , nhận lấy à chỉ thế chủ động . “Thủ bại hư “ : tự mình chuốc lấy sự thất bại . à cách dùng từ rất đắt , chính xác, chọn lọc . ð Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó. I.Đọc và tìm hiểu chung: 1.Tác giả : chưa rõ . 2.Tác phẩm : Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật . II.Tìm hiểu văn bản : 1.Hai câu đầu : Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư è Khẳng định mạnh mẽ, vững chắc chủ quyền về lãnh thổ đất nước . 2.Hai câu cuối : Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư è Lời cảnh cáo đanh thép ; quân xâm lược sẽ nắm chắc phần thất bại . HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH. * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Thời gian: 7- 10 phút. * Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... * Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.... Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt Ghi chú - Cho HS làm BTTN: Bài 5: Câu 9,10/30 - GV kết luận ? Cả bài thơ đều thể hiện tt, t/c thống nhất của dt ta. Theo em đó là tt, t/c gì? ? Hãy kể tên 2 VB được coi là TNĐL lần 2, 3 của dt? - Hs thảo luận nhúm bàn và bỡnh. ... * Hs hoạt động theo nhóm (5->7’). -> Cả lớp cùng đánh giá cho điểm. * 1-2 HS IV. Luyện tập HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác * Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc * Kỹ thuật: Động não, hợp tác * Thời gian: 2 phút HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT Ghi chú Bài tập Văn bản “ Sông núi nước Nam” bồi đắp tình cảm nào cho em ? hãy viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em khi học xong văn bản trên” Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày.... Bài tập trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng. Bài 1:Bài Sông núi nước Nam thường được gọi là gì ? A. Hồi kèn xung trận. B. Khúc ca khải hoàn. C. Áng thiên cổ hùng văn. D. Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên. Bài 2: Bài Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ nào? A. Thất ngôn bát cú. B. Ngũ ngôn. C. Thất ngôn tứ tuyệt. D. Song thất lục bát. Bài 3.Bài thơ được ra đời trong cuộc kháng chiến nào? A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. B. Lí Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt. C. Trần Quang Khải chống giặc Mông - Nguyên ở bến Chương Dương. D. Quang Trung đại phá quân Thanh. Bài 4. Bài thơ đã nêu bật nội dung gì? A. Nước Nam là nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.B. Nước Nam là một đất nước văn hiến. C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh. D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. Bài 5.Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong bài thơ là gì? A. Tự hào về chủ quyền của dân tộc. B. Khẳng định quyết tâm chiến đấu chống xâm lăng. C.Tin tưởng ở tương lai tươi sáng của đất nước. D. Gồm 2 ý A và B. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Thời gian: 5 phút . * Phương pháp:Dự án. * Kỹ thuật: Giao việc Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt Ghi chú Bài tập : Vẽ sơ đồ tư duy khái quát kiến thức cho bài học. Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu , trao đổi, trình bày. Bài tập Kiến thức trọng tâm của bài V. GIAO BÀI VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI, CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ. Bài cũ: - Sông núi nước Nam: + Học thuộc lòng – đọc diễn cảm văn bản dịch thơ. + Nhớ được 8 yếu tố Hán Việt trong văn bản. Bài mới: -Soạn bài “Phò giá về kinh”: -Trả lời câu hỏi SGK-VBT.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_11_van_ban_song_nui_nuoc_nam_nam.docx