Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

- Ôn lại những kiến thức cần thiết (về tạo lập VB, về VB lập luận CM ) để việc học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn.

 - Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm 1 bài văn lập luận CM. Những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.

b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài văn lập luận CM.

c. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, sáng tạo khi làm bài văn lập luận CM.

2. CHUẨN BỊ:

GV:Bảng dàn ý.

HS: SGK,VBT, chuẩn bị bài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH. Tiết : 91 ND: 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Ôn lại những kiến thức cần thiết (về tạo lập VB, về VB lập luận CM…) để việc học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn. - Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm 1 bài văn lập luận CM. Những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài văn lập luận CM. c. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, sáng tạo khi làm bài văn lập luận CM. 2. CHUẨN BỊ: GV:Bảng dàn ý. HS: SGK,VBT, chuẩn bị bài. 3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp gợi mở,nêu và giải quyết vấn đề,hợp tác ,giao tiếp… 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện. 4.2. Kiểm tra bài cũ: Không 4.3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: Về phép lập luận chứng minh thì ở tiết 87, 88 các em đã tìm hiểu kĩ. Sang tiết Tập làm văn này, các em sẽ tìm hiểu cách làm bài văn lập luận chứng minh. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS PHẦN GHI BẢNG hoạt động 1: Các bước làm bài văn lập luận cm GV treo bảng phụ, ghi đề văn SGK/48 GV hướng dẫn HS cách tìm hiểu đề và tìm ý 1 đề văn lập luận CM đã cho ở trên theoSGK/48. Muốn viết 1 bài văn CM, người viết phải làm gì? - Tìm hiểu kĩ đề bài để nắm chắc nhiệm vũ NL được đặt ra trong đề bài đó. Đề yêu cầu ta làm gì? HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả Câu tục ngữ khẳng định điều gì ? HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả “ Chí” có nghĩa là gì? HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt kết quả Về lí lẽ, em nêu như thế nào cho thuyết phục và được mọi người công nhận? HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt kết quả Em hãy tìm trong thực tế cuộc sống mà chính em đã gặp hoặc nghe kể, đọc trên sách báo những tấm gương nêu cao ý chí, nhờ có “ chí” mà thành công, chọn vài tấm gương tiêu biểu nhất làm dẫn chứng? Hs nêu: Một VBNL thường gồm mấy phần chính? Đó là những phần nào? Hs : Ba phần: Mở bài. Thân bài. Kết bài. Lập dàn bài cho đề bài trên? HS thảoluận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét, sửa chữa. G V treo bảng phụ, ghi dàn bài SGK. Có mấy cách mở bài? Đó là những cách nào? HS trả lời, GV nhận xét. GV hướng dẫn HS viết phần thân bài: Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết được với mở bài? Nên viết đoạn phân tích lí lẽ, viết đoạn nêu các dẫn chứng thế nào? HS trả lời, GV nhận xét, diễn giảng. Đoạn kết bài ta nên viết thế nào? GV hướng dẫn HS đọc lại và sửa chữa sau khi đã viết 1 bài hoàn chỉnh. Muốn làm bài văn lập luận CM phải thực hiện mấy bước? Kể ra? Dàn bài 1 bài văn NL gồm mấy phần? Nêu cụ thể từng phần? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. G ọi HS đọc ghi nhớ SGK/50. Hoạt động 2: Luyện tập GV hướng dẫn HS làm. HS làm bài tập. GV nhận xét,sửa chữa. I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh: Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý a. Xác định yêu cầu chung của đề: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ có chí thì nên” b. Câu tục ngữ khẳng định: Vai trò, ý nghĩa của “ chí” trong đời sống. . “ Chí” có nghĩa là: Hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, kiên trì. d. Cách lập luận - Lí lẽ: Bất cứ việc gì cũng đều cần phải có “chí” mới làm được - Dẫn chứng: + Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay phải tập viết bằng chân mà tốt nghiệp đại học. + Các vận động viên liệt hai chân, điều khiển xe lăn bằng hai tay mà đạt huy chương vàng. 2. Lập dàn ý MB: Vai trò của “ chí” trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Thân bài - Xét về lí lẽ: + “ Chí” là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại. + Không có “ chí” thì không làm gì được - Xét về thực tế ( dẫn chứng) + Những người có “chí” thành công (dẫn chứng) + “ Chí” giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được ( dẫn chứng) KB: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ,để khi ra đời làm những việc lớn. 3. Viết bài: a. Mở bài: - Đi thẳng vào vấn đề. - Suy từ cái chung đến cái riêng. - Suy từ tâm lí con người. b. Thân bài: - Phải có từ ngữ chuyển đoạn. - Viết đoạn phân tích lí lẽ. - Viết đoạn nêu các dẫn chứng. c. Kết bài: - Sử dụng từ ngữ chuyển đoạn hoặc nhắc lại ý trong phần mở bài. - Kết bài nên hô ứng với mở bài. 4. Đọc và sửa chữa * Ghi nhớ SGK, tr. 50 II. Luyện tập Bài tập 1 - Làm theo các bước: Tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn ý; viết bài; đọc và sửa chữa - So sánh sự giống nhau và khác nhau + Giống nhau về ý nghĩa + Khác: . Đề 1: là câu tục ngữ mà ta phải chứng minh trên cơ sở nghĩa bóng của nó. . Đề 2: Là bốn câu thơ của Bác. 4.4. Củng cố và luyện tập: Theo qui trình tạo lập VB làm văn NL thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào? A. Lập dàn ý đại cương. B. Xác địng các lí lẽ cho bài văn. C. Tìm dận chứng cho bài văn. D. Viết thành bài văm hoàn chỉnh. 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học thuộc nội dung bài, nắm kĩ cách làm bài. - Chuẩn bị bài : Luyện tập lập luận chứng minh. + Chuẩn bị theo Sgk. 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet.doc